Dạy trẻ cách so sánh giá cả năm 2024

Dạy trẻ khả năng ước lượng. ThS. Lê Thị Thanh Nga.

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp phải những trường hợp không cần thiết phải biết cách chính xác tổng số đối tượng, mà chỉ cần biết nó chừng khoảng bao nhiêu. Chẳng hạn để chuẩn bị cho một bữa tiệc lớn, chúng ta không thể xác định tổng số khách mời một cách chuẩn xác mà chỉ xách định một số lượng gần đúng; hoặc chúng ta chỉ có thể ước chừng số lượng người tham dự buổi triễn lãm tranh. Lúc này đòi hỏi chúng ta phải có khả năng ước lượng. Trên thực tế chúng ta còn gặp rất nhiều tình huống cần đến sự ước lượng: so sánh giá cả các mặt hàng; thay đổi số lượng thực phẩm trong các công thức chế biến thức ăn; xác định lộ trình tốt nhất khi lái xe; thẩm định lại kết quả tính toán của máy tính.... Cũng cần phân biệt giữa khả năng ước lượng và phán đoán. Khi đoán mình không cần phải tư duy xem thật sự sẽ phải có bao nhiêu, vì bất cứ một con số nào đó cũng có thể là kết quả của một sự phán đoán. Khi thực hiện việc ước lượng chúng ta cần phải tư duy một cách mạch lạc. Khả năng ước lượng chính xác là khả năng xác định số lượng hay kích thước của một vật nào đó một cách chính xác, nhanh chóng và hợp lý mà không cần phải đếm hoặc đo. Khả năng ước lượng thường bao gồm cả khả năng đếm và đo thông qua năng lực tri giác bằng mắt. Chẳng hạn nếu đưa cho trẻ một gói kẹo sô-cô-la N&M và đề nghị trẻ ước lượng xem gói kẹo có tất cả bao nhiêu cái, trẻ cói thể ước lượng tổng số dựa vào kích thước của một cái kẹo. Khả năng ước lượng cần được phát triển ở trẻ mầm non tuổi mầm non và củng cố khi vào phổ thông. Trẻ được trải nghiệm khả năng ước lượng và cần phải thực hiện việc ước lượng như thế nào sẽ giúp trẻ có thêm công cụ để giải quyết mọi vấn đề một cáh hợp lý hơn, trẻ trở nên tự tin hơn trong các tình huống, tiếp cận với các vấn đề bằng một cách thức tư duy độc đáo thay vì chỉ áp dụng các quy tắc và công thức một cách rời rạc.

Một nghiên cứu của đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thói quen sử dụng tiền bạc của trẻ nhỏ được hình thành từ trước năm 7 tuổi, nhờ quan sát cha mẹ và học theo. Do vậy, nếu cha mẹ sớm hướng dẫn con cách dùng tiền, tiết kiệm tiền càng sớm sẽ giúp trẻ rèn luyện những thói quen tài chính tốt ngay từ nhỏ đấy!

Đối với trẻ học mẫu giáo

1. Cùng con sở hữu “chiếc lọ kho báu” Cha mẹ có thể tập cho con tiết kiệm tiền lì xì, tiền quà bánh hoặc tiền thưởng trong dịp đặc biệt của mình vào một chú heo đất xinh yêu. Tuy nhiên, mặt hạn chế là con không thể thường xuyên kiểm tra heo đất đang “no” hay “đói”.

Các bậc phụ huynh có thể dùng hũ thủy tinh để thay thế cho heo đất và đặt tên là “lọ kho báu” và đặt mục tiêu tiết kiệm để làm đầy lọ kho báu ấy. Hằng ngày, hằng tuần, con có thể theo dõi kho báu ấy cho đến khi chiếc lọ đầy.

Dẫn con đi mua sách vở, đồ dùng học tập... và chỉ dẫn cho con về giá cả cũng là một cách dạy con xài tiền - Ảnh: L.ĐIỀN

Kỹ năng này không tự nhiên mà có được, nó cần được hướng dẫn và rèn luyện cho trẻ. Người Do Thái có một lộ trình dạy con quản lý tài sản bắt đầu từ 3 tuổi là một tham khảo thú vị dành cho cha mẹ.

Những lưu ý khi dạy con xài tiền

Theo sách Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương (Sara Ima), từ 3 tuổi trẻ em người Do Thái đã được dạy phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá. 4 tuổi, bé biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế phải lựa chọn. 8 tuổi, bé biết nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt...

Từ kinh nghiệm thực tế, tôi xin chia sẻ một vài điều cần lưu ý khi dạy kỹ năng này cho con:

Thời điểm tốt để bắt đầu dạy kỹ năng này là khi trẻ có nhu cầu. Khi con muốn xin tiền cha mẹ là lúc chúng ta bắt đầu dạy trẻ những hiểu biết đầu tiên về tiền.

Hãy dạy con phân biệt các loại tiền, làm sao để có tiền, tiền có thể giúp được những gì, giá cả của hàng hóa trong sự so sánh với thù lao (ví dụ: 1 giờ đi làm ở quán ăn, nhà hàng được trả công 20.000 đồng, 20.000 đồng có thể mua được 1 ổ bánh mì và một phần nước).

Muốn có được kỹ năng, trẻ cần phải được thực hành. Hãy cho con những số tiền nhỏ để tập mua những món đồ ở trường, ở siêu thị, những khi đi chơi...

Hướng dẫn trẻ ghi lại những số tiền mình đã mua trước khi đưa một số tiền mới. Nên cho con tiền và đề nghị tiết kiệm lại khoản 10% để dành, cha mẹ cũng nên cho con tiền để giúp đỡ, chia sẻ với người khác.

Muốn có kỹ năng thành thạo, phải cho con thực hành nhiều lần và quan trọng là đừng sợ con mắc lỗi. Sẽ có một số lần con "xài sang", mua những món đồ không hợp lý hoặc không đúng ý cha mẹ, sẽ có một số lần con quên ghi sổ… Đây là lúc cha mẹ ngồi trao đổi và rút kinh nghiệm với con.

Không nên trách mắng và phạt trẻ trong những lần vi phạm đầu tiên khiến trẻ hình thành tâm lý sợ hãi, đối phó và sẽ nói dối cha mẹ sau này. Cha mẹ cũng không áp đặt ngay từ đâu con phải mua cái này, mua cái kia thì mới cho con tiền.

Dạy trẻ cách so sánh giá cả năm 2024

Cha mẹ cũng có thể dạy con kiếm tiền bằng cách làm việc vừa sức bé - Ảnh: WikiHow

Cha mẹ có thể hướng dẫn con những cách kiếm tiền bằng việc sử dụng sức lao động, trí thông minh và tài năng của con. Nếu con có khả năng vẽ, con có thể vẽ những tấm thiệp để bán, cha mẹ có thể "bồi dưỡng" khi con giúp mình đánh giầy, rửa xe…

Cha mẹ cũng nên thưởng (tiền hoặc quà) cho con khi con tự nguyện làm được những việc tốt như giúp đỡ người khác, thể hiện được sự kiên trì, tập trung khi làm một việc khó…

Thời điểm dạy con cách kiếm tiền có thể bắt đầu khi con có nhu cầu chi tiêu lớn ngoài tiền ăn vặt, đồ dùng học tập hàng ngày. Ví dụ: con muốn mua những món đồ theo sở thích cá nhân với số tiền từ vài trăm trở lên.

Nên giúp con có thái độ lành mạnh với tiền

Theo khoa học tâm lý, cách cha mẹ cư xử với con thời thơ ấu trong những việc liên quan đến tiền bạc như trường hợp con xin tiền đi học sẽ tạo ra 1 dấu ấn, ký ức hình thành thái độ của trẻ với tiền bạc. Thái độ này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, tính cách của con khi trưởng thành.

Thái độ với tiền bạc sẽ ảnh hưởng quan trọng đến khả năng kiếm tiền và sử dụng tiền bạc hợp lý, lành mạnh, có liên quan trực tiếp đến sự thành công thành công và hạnh phúc của một người trong cuộc sống.

Những thái độ tiêu cực với đồng tiền là:

- Tiền là nguyên nhân gây ra những tội lỗi như ăn cắp, nói dối, nên khinh ghét, tránh xa.

- Cho rằng tiền là không quan trọng, thờ ơ không quan tâm.

- Lệ thuộc vào đồng tiền, dùng tiền để giải quyết mọi việc trong cuộc sống.

Những thái độ lành mạnh với đồng tiền là:

- Tiền là người bạn tốt nếu ta biết cách quản lý sử dụng hợp lý, lành mạnh. Cụ thể là biết cân đối hài hòa giữa các khoản chi chi dùng cá nhân với tiết kiệm, đầu tư, dùng tiền để học tập, phát triển bản thân, nên dành một phần để chia sẻ, giúp đỡ người khác.

- Chúng ta có thể kiếm tiền bằng sự chăm chỉ, thông minh thông qua việc tạo ra những giá trị mang lại lợi ích và niềm vui cho người khác.

- Chúng ta có thể rèn được kỹ năng quản lý tiền bạc và tài sản.

Như vậy, tình huống "con xin tiền đi học" chính là điểm khởi đầu để cha mẹ giải quyết bài toán tổng thể, quan trọng hơn cho cuộc đời của con: rèn luyện kỹ năng sử dụng tiền hợp lý và có thái độ lành mạnh với tiền bạc.

Phương pháp dạy con kỹ năng quản lý tài sản của Người Do Thái:

3 tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.

4 tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế phải lựa chọn.

5 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động nên phải chi tiêu hợp lý.

6 tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền bạc, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.

7 tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có mua hàng hay không.

8 tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.

9 tuổi: Lập kế hoạch chi tiếu, biết mặc cả với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.

10 tuổi: Biết tiết kiệm trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn như mua giày, ván trượt.