Tư cách chủ thể của luật quốc tế là gì năm 2024

Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, tiến hành các hoạt động tiến tới hội nhập khu vực và toàn cầu tất yếu đặt ra hàng loạt vấn đề phức tạp trong đó có vấn đề lý luận về công nhận. Một trong những cách bày tỏ thái độ chính thức của quốc gia, chính phủ đối với sự xuất hiện và tồn tại của quốc gia là công nhận hay không công nhận về mặt quốc tế đối với quốc gia mới được thành lập.

Có quan điểm cho rằng: “Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng nó tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất”.

Trong bài tập học kỳ lần này, em xin được bình luận quan điểm trên để hiểu rõ hơn hơn về vấn đề này. Bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn!


Danh mục tài liệu tham khảo:

  • Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, CAND, Hà Nội, 2015.
  • Nguyễn Thị Kim Ngân, TS. Chu Mạnh Hùng (đồng chủ biên), Giáo trình luật quốc tế (dùng trong các trường đại học chuyên ngành luật và ngoại giao), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012.

Một số khái niệm cơ bản về quan hệ quốc tế

Chủ thể Luật quốc tế

Chủ thể luật quốc tế là những thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.

Chủ thể của luật quốc tế bao gồm: Quốc gia, tổ chức liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các thực thể đặc biệt khác

Công nhận quốc tế

Khái niệm

Công nhận quốc tế là hành vi chính trị – pháp lý của quốc gia công nhận dựa trên nền tảng các động cơ nhất định nhằm xác nhận sự tồn tại của thành viên mới trong cộng đồng quốc tế, khẳng định quan hệ của quốc gia công nhận đối với chính sách, chế độ chính trị, kinh tế của thành viên mới và thể hiện ý định muốn được thiết lập các quan hệ bình thường, ổn định với thành viên mới của cộng đồng quốc tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống quốc tế.

Phân loại

Công nhận quốc tế bao gồm: công nhận quốc gia là sự thỏa thuận sự xuất hiện của một quốc gia mới trong quan hệ quốc tế và công nhận chính phủ là sự thừa nhận chủ thể đại diện hợp pháp cho quốc gia trong quan hệ quốc tế

Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng nó tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình

Các hình thức công nhận

Công nhận de jure là hình thức công nhận chính thức ở mức độ đầy đủ nhất, toàn diện nhất

Công nhận de facto là hình thức công nhận chưa đầy đủ, hạn chế và trong một phạm vi không toàn diện

Công nhận ad hoc là hình thức công nhận đặc biệt mà quan hệ giữa các bên chỉ được thiết lập nhằm giải quyết một số vụ việc cụ thể và quan hệ đó sẽ chấm dứt ngay sau khi hoàn thành công việc

Các phương pháp công nhận

Công nhận minh thị là công nhận quốc tế được thể hiện một cách rõ ràng, minh bạch, được thực hiện bằng một hành vi rõ rệt, cụ thể của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức

Công nhận mặc thị là công nhận quốc tế được thể hiện một cách kín đáo, ngấm ngầm mà bên được công nhận hoặc các quốc gia, chính phủ khác phải dựa vào các quy phạm tập quán nhất định hay các nguyên tắc suy diễn trong sinh hoạt quốc tế mới làm sáng tỏ được ý định công nhận của bên công nhận.

Tư cách chủ thể của luật quốc tế là gì năm 2024
Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng nó tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất

Bình luận quan điểm

Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia

Quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế

Quốc gia được xác định là chủ thể cơ bản và phổ biến nhất của luật quốc tế. Quốc gia là một phần tạo nên cộng đồng quốc tế, hiện nay trong khoa học pháp lý quốc tế chưa có một định nghĩa thống nhất được chấp nhận chung về thuật ngữ “quốc gia”. Tuy nhiên, tại Điều 1 Tuyên bố Montevideo về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tế các nước châu Mỹ ngày 27/12/1933 có đưa ra một vài yếu tố chính dẫn đến sự hình thành quốc gia, đó là:

Thứ nhất, có lãnh thổ xác định: đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia. Không tồn tại lãnh thổ thì không thể có quốc gia. Lãnh thổ quốc gia được xác định là một phần của trái đất và được coi là cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là ranh giới để xác định chủ quyền quốc gia đối với dân cư của mình.Vấn đề kích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa hình thuận lợi hay bất lợi đều không có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất đi của danh nghĩa quốc gia.

Thứ hai, có cộng đồng dân cư ổn định: Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nước đó. Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả những người có quốc tịch của quốc gia đó. Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch.

Thứ ba, có chính phủ với tư cách là người thay mặt cho quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính phủ này phải thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà nước trên phần lớn hay toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác.

Thứ tư, có khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế: “khả năng” này có được xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực.

Vì vậy, khi có đủ các yếu tố trên thì một quốc gia mới ra đời. Điều đó cũng đồng nhất với việc quốc gia đó đã có tư cách để tham gia các quan quan hệ quốc tế với tư cách là chủ thể của Luật quốc tế.

Sự công nhận quốc gia mới thành lập

Thứ nhất, thông thường sự xuất hiện của một chủ thể của pháp luật trong nước đòi hỏi phải có đủ hai yếu tố cấu thành cơ bản đó là yếu tố vật chất và yếu tố pháp lý. Về yếu tố vật chất, khi một hiệp hội mới được tổ chức, một nghiệp đoàn mới được sáng lập, một độc thể mới độc lập hoặc một thực trạng không thể phủ nhận được và chịu sự chi phối của luật quốc gia.

Về yếu tố pháp lý thì các quy phạm pháp luật quốc gia là yếu tố cơ bản để xác thực và chứng minh sự xuất hiện của một chủ thể mới của pháp luật quốc gia, nếu thiếu yếu tố pháp lý thì sự tồn tại của yếu tố vật chất có thể bị đánh giá là bất hợp pháp.

Thứ hai, sự xuất hiện của một chủ thể của pháp luật quốc tế nói chung và sự thành lập các quốc gia nói riêng được xem như một sự kiện tự nhiên, không phụ thuộc vào pháp luật quốc tế và không bị pháp luật quốc tế chi phối. Điều này đã được nhiều luật gia quốc tế thừa nhận khi họ tuyên bố rằng hành vi công nhận quốc gia là khẳng định sự tồn tại của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế chứ không tạo lập ra quốc gia đó.

Điều quan trọng pháp luật quốc tế đặt vấn đề quyền năng chủ thể pháp luật quốc tế của bất kỳ quốc gia nào trong quan hệ gắn bó với sự kiện tồn tại của quốc gia đó chứ không phaỉ gắn bó với sự kiện công nhận quốc gia.

Điều này đã được khẳng định trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Chẳng hạn, trong tuyên bố Montevideo năm 1993 về quyền và nhiệm vụ của quốc gia có ghi rõ “sự tồn tại chính trị của quốc gia không phụ thuộc vào việc các quốc gia khác có công nhân quốc gia này hay không. Ngay cả khi chưa có quốc gia nào công nhận quốc gia mới ra đời này thì quốc gia này vẫn có quyền bảo vệ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, được bảo đảm quyền tự quyết của mình, thực hiện quyền lực tối cao trên lãnh thổ nước mình”.

Công nhận tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất

Hành vi công nhận không tạo ra chủ thể mới của Luật Quốc tế, không tạo ra quyền năng chủ thể của bên được công nhận nhưng công nhận tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất, được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất -Thiết lập quan hệ ngoại giao và quan hệ lãnh sự giữa bên công nhận và bên được công nhận: Thiết lập quan hệ ngoại giao là hệ quả pháp lý quan trọng nhất của công nhận quốc tế ở mức độ công nhận de jure. Hệ quả này có thể phát sinh ngay sau khi công nhận nhưng cũng có thể sau một thời gian nhất định.

Ngoài ra , trong một số trường hợp, quốc gia mới hình thành được quốc gia khác công nhận de jure nhưng quan hệ ngoại giao giữa các bên lại không được thiết lập mà chỉ thiết lập lãnh sự bởi lẽ công nhận là hành vi pháp lý đơn phương trong khi đó thiết lập quan hệ ngoại giao hay lãnh sự lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Thứ hai – Tạo cho quốc gia mới có điều kiện để tham gia vào các quan hệ quốc tế: tham gia xây dựng LQT, tham gia các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế có liên quan đến mình.

Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều có quyền được tham gia vào các hội nghị và tổ chức quốc tế phổ cập không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác. Song sự công nhận chính thức có vai trò thúc đẩy việc thực hiện các quyền đó của quốc gia và ngược lại, việc tiến hành chính sách không công nhận quốc tế đôi khi lại gây khó khăn cho quốc gia không được công nhận muốn thực hiện quyền tham gia tổ chức quốc tế của mình.

Có thể thấy sau năm 1945, Việt Nam dân chủ cộng hòa trở thành một quốc gia độc lập và có đầy đủ quyền năng tham gia quan hệ quốc tế. Tuy nhiên do chưa được hầu hết các quốc gia công nhận nên khả năng thực hiện quyền năng chủ thể luật quốc tế của Việt Nam dân chủ cộng hòa bị hạn chế rất nhiều. Ví dụ việc tham gia liên hợp quốc. Việt Nam có nộp đơn yêu cầu.

Tuy nhiên theo thủ tục thông qua các nghị quyết của liên hợp quốc là phải có 9/15 phiếu, nhưng Việt Nam bị ba quốc gia là Mỹ, Pháp và Trung Quốc bỏ phiếu phủ quyết với lý do các quốc gia này không công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên đến năm 1977 do có sự công nhận của hầu hết các quốc gia này nên Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hợp quốc.

Thứ ba- Ký kết điều ước quốc song phương giữa bên công nhận và bên được công nhận: Việc ký kết điều ước quốc tế song phương trong đó thể hiện rõ sự thống nhất nguyện vọng, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng được coi là một trong những hệ quả pháp lý quan trọng của công nhận quốc tế. Đối với các điều ước quốc tế đa phương, sự tham gia của nhiều quốc gia vào quan hệ điều ước không có nghĩa là quốc gia đó mặc nhiên chính thức công nhận lẫn nhau.

Trong trường hợp này, giữa các quốc gia tham gia điều ước có thể chỉ xuất hiện và tồn tại những quan hệ thực tế ad hoc trong phạm vi điều ước cụ thể đó mà thôi. Ví dụ như Năm 1977 Việt nam gia nhập Liên Hợp quốc, trở thành thành viên 149, tại thời điểm đó cả Việt nam và Hoa kỳ đều là thành viên của Hiến chương thành lập tổ chức quốc tế này. Tuy nhiên , không có nghĩa là Việt Nam và Hoa kỳ chính thức công nhận nhau. Mãi đến năm 1995, Hoa kỳ với Việt Nam mới bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ ngoại giao.

Thứ tư – Là cơ sở tạo điều kiện quốc gia được hưởng quyền miễn trừ quốc gia đặc biệt là quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia có tại lãnh thổ quốc gia công nhận.

Thứ năm – Tạo cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực của các văn bản pháp luật do bên được công nhận ban hành trên lãnh thổ bên công nhận

Thứ sáu – Tạo điều kiên quốc gia tham gia xây dựng Luật Quốc tế

Thứ bảy – Tạo điều kiện để một bản án, quyết định của Tòa án, trọng tài hoặc bất kỳ một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của bên được công nhận (kết hôn, khai sinh, khái tử,…) có giá trị trên lãnh thổ của bên công nhận.

Công nhận có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ quốc tế và là một trong những vấn đề phức tạp nhất của Luật Quốc tế. Nó là sự pha trộn giữa các yếu tố chính trị và pháp lý.


Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề: Công nhận không tạo ra tư cách chủ thể luật quốc tế của quốc gia nhưng nó tạo ra điều kiện cho quốc gia được công nhận thực hiên đầy đủ những quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách tốt nhất. Để được tư vấn cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy.