1 tuần ăn bao nhiêu thịt heo?

Nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Đông Phần Lan [Phần Lan] và dẫn đầu bởi chuyên gia dinh dưỡng Heli Virtanen, được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ.

Nên ăn bao nhiêu thịt đỏ mỗi ngày?

Để khám phá những ảnh hưởng thực sự trong lâu dài của thịt đối với sức khỏe, các nhà nghiên cứu đã phân tích 2.641 người đàn ông Phần Lan.

tin liên quan

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi bạn giảm ăn thịt đỏ?

Những người đàn ông tham gia nghiên cứu, ở độ tuổi từ 42 đến 60, đã ghi chép chính xác lượng protein họ ăn trong khoảng thời gian 4 ngày thông thường, đây cũng là số lượng họ thường ăn hằng ngày.

Sau đó, họ được theo dõi trong khoảng 22 năm, trong thời gian đó có 1.225 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh tật.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những người có mức tiêu thụ protein động vật nhiều hơn protein thực vật có nhiều khả năng tử vong rất sớm.

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những người ăn quá nhiều thịt. Các protein động vật khác, như cá, sữa hoặc trứng không gây nguy cơ chết sớm, theo Mail Online.

Nghiên cứu cho thấy ăn hơn 200 gr thịt mỗi ngày làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Điều này tương đương với 6 miếng thịt xông khói, 3 cây xúc xích, 1 miếng bít tết hoặc 10 lát giăm bông mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ tử vong sớm.

Các nhà nghiên cứu lưu ý nguồn protein chính của người tham gia là thịt đỏ, có ảnh hưởng đến bệnh tim và ung thư ruột.

tin liên quan

Sống thọ nhờ chế độ ăn kháng viêm

Ăn quá nhiều thịt là đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch hoặc ung thư.

Các phát hiện trên đã bổ sung thông tin liệu thịt đỏ có tốt cho sức khỏe hay không.

Bộ Y tế Vương quốc Anh khuyến nghị mọi người nên ăn không quá 70 gr thịt đỏ hoặc thịt chế biến mỗi ngày.

Và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ cũng khuyên nên ăn tối đa 510 gr thịt đỏ mỗi tuần, tương đương khoảng 72 gr mỗi ngày, theo Mail Online.

Thịt đỏ có chất béo bão hòa cao hơn thịt gà, có thể làm tăng mức cholesterol, dẫn đến bệnh tim.

Thịt đỏ có làm tăng nguy cơ ung thư ruột hay không?

Cơ quan dịch vụ sức khỏe quốc gia Mỹ khẳng định: Thịt đỏ, như thịt bò và thịt cừu, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

Và thịt chế biến, như xúc xích và thịt xông khói cũng có nguy cơ tương tự.

tin liên quan

Phụ gia axit benzoic: Sao Nhật không cho mà Việt Nam vẫn dùng?

Cả cơ quan dịch vụ sức khỏe quốc gia Mỹ và Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ đều khuyến nghị nên giới hạn mức tiêu thụ khoảng 70 gr thịt đỏ mỗi ngày.

Những khuyến nghị này được đưa ra sau báo cáo Sắt và Sức khỏe năm 2011 từ Ủy ban Tư vấn Khoa học về Dinh dưỡng kết luận thịt đỏ và thịt chế biến có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

Tuy nhiên, báo cáo không thể xác định chính xác số lượng an toàn có thể ăn.

Cuộc khảo sát tương tự cho thấy trung bình người Anh ăn 70 gr thịt đỏ mỗi ngày.

Báo cáo về Thực phẩm, dinh dưỡng, hoạt động thể chất và phòng chống ung thư của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới, cũng cho biết mối liên hệ giữa thịt đỏ và căn bệnh này là “thuyết phục”.

Do đó, cơ quan Dịch vụ sức khỏe quốc gia Mỹ khuyến nghị những người ăn 90 gr thịt đỏ trở lên mỗi ngày nên giảm lượng tiêu thụ xuống còn 70 gr.

Và cơ quan DỊch vụ sức khỏe quốc gia Mỹ tuyên bố thịt đỏ và thịt chế biến, bao gồm xúc xích, thịt xông khói và giăm bông, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột, theo Mail Online.

Tuy nhiên, những phát hiện này không nên áp dụng cho những người lớn tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao và lượng protein thường ăn vẫn dưới mức khuyến nghị, tác giả nghiên cứu khuyến cáo.

Chúng ta đã được chuyên gia cảnh báo rằng, một chế độ ăn mất cân bằng dinh dưỡng - "nhiều thịt ít rau" sẽ đem đến cho bạn vô vàn tác hại đến sức khỏe.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là - một chế độ ăn của 1 người trưởng thành trong 1 ngày như thế nào mới là hợp lý, là cân đối về mặt dinh dưỡng, để giúp chúng ta luôn khỏe mạnh.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải ở Viện Dinh Dưỡng Quốc gia sẽ chia sẻ với bạn những thông tin bổ ích về chế độ dinh dưỡng cần có hàng ngày ở 1 người trưởng thành.  

Ăn cân bằng dinh dưỡng - điều kiện tiên quyết để có sức khỏe "phi phàm"

Theo bác sĩ Hải, thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cũng như mọi hoạt động thường nhật, giúp con người phát triển, trưởng thành.

"Mỗi bữa ăn cần phải đảm bảo đủ 4 loại thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất".

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

Vì vậy, mỗi bữa ăn bạn cần phải luôn đảm bảo đầy đủ 4 loại thực phẩm: 

- Chất bột đường: có trong các loại ngũ cốc, khoai củ: gạo, mì, bánh mì, bún, miến, khoai lang... chiếm 60-65% tổng năng lượng.

- Chất đạm: có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu nành... đóng vai trò là nguyên liệu xây dựng tế bào cơ thể, các cơ, xương, răng; điều hòa hoạt động cơ thể, tạo kháng thể giúp chống đỡ bệnh tật, vận chuyển dưỡng chất. Chất đạm chiếm 14 - 16% tổng năng lượng khẩu phần ăn.

- Chất béo: chiếm 20 - 25% tổng năng lượng khẩu phần ăn, và có nhiều trong dầu, mỡ, bơ... với vai trò cung cấp, dự trữ năng lượng trong mô mỡ.

- Vitamin và khoáng chất có trong rau, trái cây… Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp cho cơ thể vitamin và chất xơ, giúp cơ thể hấp thụ được lượng dinh dưỡng tối ưu nhất.

Cần khẳng định 1 điều rằng, mỗi loại thực phẩm cung cấp cho ta 1 số chất dinh dưỡng nhất định, ở tỷ lệ khác nhau. Chỉ cần thiếu 1 trong 4 loại là bạn đã khiến cơ thể vận hành "bớt trơn tru" hơn, sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhưng ăn thế nào mới đúng?

Nhằm đảm bảo chế độ ăn hợp lý, cân đối về mặt dinh dưỡng, các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Viện Dinh Dưỡng Quốc gia đã hình tượng hóa lượng thực phẩm mà bạn nên tiêu thụ mỗi ngày [ở 1 người trưởng thành] và xếp theo nhóm hình tháp.

Cụ thể như sau: 

- Muối [

Chủ Đề