1 xã có bao nhiêu người?

Tại dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, Bộ Nội vụ đề xuất  quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xãSố lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định nêu trên bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân [sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 69/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 và Nghị định số 115/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021].

Xã/Phường/Thị trấn là đơn vị hành chính cấp thấp nhất trong 3 phân cấp hành chính của Việt Nam, gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã. Vậy, tại đơn vị hành chính cấp xã số lượng cán bộ, công chức được quy định là bao nhiêu?

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã là bao nhiêu? [Ảnh minh họa]

Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:

  • Loại 1: tối đa 23 người;

  • Loại 2: tối đa 21 người;

  • Loại 3: tối đa 19 người.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã không được quá số lượng nêu trên, bảo đảm đúng với chức danh và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cụ thể:

- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:

  • Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

  • Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

  • Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

  • Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

  • Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam [áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam];

  • Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:

  • Trưởng Công an;

  • Chỉ huy trưởng Quân sự;

  • Văn phòng – thống kê;

  • Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường [đối với phường, thị trấn] hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường [đối với xã];

  • Tài chính – kế toán;

  • Tư pháp – hộ tịch;

  • Văn hóa – xã hội.

Lưu ý: Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức sẽ giảm đi 01 người.

Số lượng cán bộ, công chức cấp xã nêu trên bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định 08/2016/NĐ-CP về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.

Trước đây, số lượng cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP là:

  • Cấp xã loại 1: không quá 25 người;

  • Cấp xã loại 2: không quá 23 người;

  • Cấp xã loại 3: không quá 21 người;

Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP đã giảm số lượng cán bộ, công chức cấp xã. Đối với số lượng cán bộ, công chức dôi dư do tinh giản biên chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện:

1. Tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP .

2. Giải quyết chế độ thôi việc theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; nghỉ hưu trước tuổi; nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 26/2015/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.

3. Điều chuyển, bổ sung cho các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn cấp huyện hoặc ở địa bàn cấp huyện khác thuộc tỉnh; hoặc chuyển thành công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định tại Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Trường hợp cán bộ, công chức dôi dư được giải quyết chế độ thôi việc, căn cứ quy định pháp luật có liên quan và khả năng ngân sách của địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định hỗ trợ thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư.

Thùy Trâm

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn

Một huyện có bao nhiêu xã?

Số xã tại các đơn vị hành chính cấp huyện thường biến động từ 10 đến 20 xã. Tuy nhiên, một số huyện có đến hơn 30 xã, chủ yếu là do các đợt chia tách xã sau năm 1945. Hiện nay, tại Việt Nam có 19 huyện có từ 30 xã trở lên, bao gồm: Yên Thành [38 xã]

1 huyện có bao nhiêu người?

1. Quy mô dân số: a] Huyện miền núi, vùng cao từ 80.000 người trở lên; b] Huyện không thuộc điểm a khoản này từ 120.000 người trở lên.

Mỗi xã có bao nhiêu công chức?

Theo Quyết định, số lượng, chức danh cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Loại 1 tối đa 23 người; loại 2 tối đa 21 người và loại 3 tối đa là 19 người.

Có bao nhiêu thị xã?

Thị xã là một đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam, dưới tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Theo cách phân loại đô thị hiện nay, thị xã là đô thị loại IV hoặc loại III. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008, Việt Nam có 47 thị xã. Đến ngày 10 tháng 4 năm 2023, Việt Nam có 52 thị xã.

Chủ Đề