3 nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở

Khó thở là khi bạn cảm thấy cơ thể không nhận đủ không khí, cảm thấy việc thở không bình thường, không thoải mái khi hít thở. Bệnh nhân khi có triệu chứng khó thở có thể chỉ là do nghẹt mũi hoặc hoạt động gắng sức cường độ cao, tuy nhiên khó thở cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu một số nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng khó thở thông qua bài viết sau đây nhé.

Các nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở

1. Khó thở bắt nguồn từ đâu?

Triệu chứng khó thở khá thường gặp, đôi khi rất khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt đối với những bệnh nhân có cơn khó thở cấp tính, nặng. Nếu bạn thường xuyên bị khó thở, điều quan trọng là bạn phải tìm ra nguyên nhân. Nhiều bệnh lý có thể khiến bạn cảm thấy khó thở như:

Bệnh lý hô hấp

  • Dị vật đường hô hấp.
  • Viêm họng, thanh quản do bạch hầu, u hạ họng – thanh quản.
  • Khí quản: U khí quản, hẹp khí phế quản, nhuyễn sụn khí phế quản.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản lan tỏa, giãn phế quản.
  • Tổn thương phế nang: phù phổi cấp tổn thương, phù phổi cấp huyết động.
  • Viêm phổi, lao phổi.
  • Bệnh phổi kẽ, xơ phổi lan tỏa; Bệnh phổi nghề nghiệp.
Nhiều cơ quan khác nhau có thể liên quan đến tình trạng khó thở

Bệnh lý mạch máu phổi:Tăng áp động mạch phổi nguyên phát. Nhồi máu phổi.

Bệnh lý màng phổi: Tràn khí màng phổi; Tràn dịch màng phổi; Dày dính màng phổi.   

Bệnh lý lồng ngực:

  • Chấn thương, di chứng phẫu thuật, dị dạng cột sống bẩm sinh hoặc mắc phải;
  • Bệnh lý tim mạch suy tim; bệnh lý van tim; viêm, tràn dịch màng ngoài tim.
  • Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

Bệnh lý thần kinh, tâm thần: Liệt cấp tính các cơ hô hấp như bại liệt, ngộ độc; Các bệnh thoái hoá thần kinh cơ. Đây là chẩn đoán được đặt ra cuối cùng, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây khó thở.

Nguyên nhân khác: hội chứng tăng urê máu, toan chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường.

2. Những kiểu khó thở bạn cần lưu ý

  • Khó thở khi nghỉ ngơi: thường gợi ý nguyên nhân cơ năng và có thể là biểu hiện nặng của bệnh lý đang mắc phải.
  • Khó thở khi gắng sức: suy tim trái, hen gắng sức, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tâm phế mạn,…
  • Khó thở khi nằm: phù phổi cấp, suy tim trái, ngoài ra còn có thể gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, liệt cơ hoành, cổ trướng.
  • Khó thở khi đứng hay nằm về một phía: khó thở loại này hiếm gặp hơn, nguyên nhân thường do tắc nghẽn, thay đổi tỷ lệ không khí/ tưới máu liên quan với tư thế, tràn dịch màng phổi.
  • Khó thở khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc tác nhân kích thích.
  • Khó thở kèm theo đau ngực hoặc khó chịu ở ngực: thuyên tắc phổi, suy tim trái và bệnh tim thiếu máu cục bộ, tràn khí màng phổi tự phát, viêm màng phổi.

3. Phương pháp phòng ngừa tình trạng khó thở

  • Từ bỏ hút thuốc: Bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm một số triệu chứng của bạn và giảm nguy cơ ung thư phổi.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, khói bụi và các chất độc hại: Nếu bạn là bệnh nhân hen, hãy tránh tiếp xúc với các chất dị ứng gây khó thở.
  • Tránh để thừa cân và tập thể dục thường xuyên: Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chương trình giảm cân hoặc tập thể dục.
  • Tuân thủ điều trị của bác sĩ: Nếu đã được bác sỹ chẩn đoán bệnh tim mạch, bạn cần uống thuốc theo toa thường xuyên, tái khám đúng hẹn, tránh ăn mặn.
Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc tác nhân kích thích gây nên

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn có thể tự trang bị cho mình những thông tin cần thiết để phòng tránh và nhận biết sớm nguyên nhân của tình trạng khó thở. Nếu tình trạng khó thở kéo dài kèm nhiều biến chứng nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nguồn tham khảo:
1. Theo medlineplus
2. Theo ahajournals

Dị vật đường thở là tai nạn khá thường gặp và nguy hiểm ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi do sự tò mò tìm tòi những điều mới lạ xung quanh nhưng chưa nhận thức những việc nguy hiểm cần tránh. Dị vật đường thở có thể gây giảm hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể để lại những hậu quả nặng nề như tổn thương não dẫn đến tử vong.

18/08/2021 | Biến chứng của dị vật đường thở - sự bất cẩn dẫn đến nguy hiểm
13/03/2021 | Nguyên nhân, chẩn đoán và xử lý dị vật trong trực tràng
06/02/2021 | Làm sao để phát hiện dị vật trong tai và cách xử lý ra sao?

1. Nguyên nhân và triệu chứng trẻ bị dị vật đường thở

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng dị vật đường thở ở trẻ nhỏ và tình trạng này có thể gặp phải ở bất cứ lúc nào, có thể do trẻ hoặc do người chăm sóc.

Dị vật đường thở là tai nạn rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ

Những trường hợp dễ gây dị vật đường thở ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ bị sặc thức ăn như cơm, sữa, cháo,… khi bị ép ăn hoặc giật mình.

  • Trẻ bị sặc do các loại thức uống hoặc đờm dãi, thường gặp khi trẻ bị viêm đường hô hấp tiết nhiều dịch nhưng chưa biết cách điều tiết.

  • Trẻ bị dị vật đường thở do hít vào những vật nhỏ như các loại hạt, thuốc viên, kẹo viên,… hoặc những đồ chơi nhỏ, nắp bút, hòn bi,…

Trẻ thường bị dị vật đường thở do tò mò nuốt đồ chơi hoặc vật dụng

Dị vật đường thở có thể do sự vô ý của cha mẹ hoặc do sự tò mò từ trẻ lại gây nguy hiểm cho bản thân. Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu trẻ bị dị vật đường thở để kịp thời xử lý. Xử lý càng sớm, dị vật được loại bỏ càng nhanh thì nguy cơ biến chứng cho sức khỏe càng thấp.

2. Cần xử trí thế nào khi trẻ bị dị vật đường thở?

Xử trí trẻ bị dị vật đường thở sẽ dựa trên tình trạng của trẻ, nếu nghiêm trọng phải sơ cứu ngay lập tức để làm thông thoáng đường thở. Trẻ cần được đưa tới cơ sở y tế để lấy dị vật ra càng sớm càng tốt.

2.1. Xử trí khi dị vật đường thở nhưng trẻ còn hồng hào

Trẻ còn hồng hào, khóc được, la hét, nói được và không khó thở thì dị vật không cản trở đường thở hoặc cản trở không nhiều. Tuy nhiên vẫn cần xử lý nhanh chóng vì dị vật có thể thay đổi vị trí và làm tổn thương đến nhiều bộ phận.

Cha mẹ nên đặt trẻ ở tư thế ngồi thở, cố gắng giữ yên tư thế để đưa trẻ đến bệnh viện khám, gắp dị vật ra khỏi đường thở.

2.2. Xử trí khi trẻ xuất hiện dấu hiệu tím tái nhưng còn tỉnh

Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu khó thở, tím tái, khóc yếu hoặc không khóc được, dị vật đã cản trở đường thở nhưng không cản trở hoàn toàn. Điều đầu tiên cha mẹ cần làm vẫn là nhanh chóng gọi cấp cứu, người có chuyên môn y tế hỗ trợ. 

Trong thời gian chờ cấp cứu, cần thực hiện thủ thuật ấn ngực, vỗ lưng để đẩy dị vật đường thở của trẻ ra ngoài, hoặc ít nhất giúp đường thở thông thoáng hơn. Cách thực hiện như sau:

Vỗ lưng, ấn ngực với trẻ dưới 2 tuổi bị dị vật đường thở

  • Đặt trẻ nằm sấp sao cho đầu thấp trên cánh tay trái, tay cha mẹ giữ chặt cổ và đầu trẻ bằng bàn tay trái. Lưu ý ngón giữa và ngón trỏ của bố mẹ đẩy cằm trẻ lên, tránh gập đường thở. 

  • Dùng gót bàn tay phải vỗ thật mạnh vào lưng trẻ lần lượt 5 cái, lưu ý vỗ ở khoảng giữa 2 bả vai.

  • Lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu vẫn thấy trẻ tím tái, khó thở không có dấu hiệu chuyển biến tốt, tiếp tục dùng ngón tay trái ấn mạnh vào vùng ½ dưới xương ức 5 cái.

  • Luân phiên chuyển 2 tư thế vỗ lưng và ấn ngực này cho tới khi dị vật đường thở rơi ra ngoài, trẻ có thể thở và khóc được.

Thủ thuật Heimlich

Đây là thủ thuật để loại bỏ dị vật đường thở cho trẻ lớn trên 2 tuổi, thực hiện như sau:

  • Đứng hoặc quỳ ở phía sau trẻ, 2 tay vòng qua ôm trẻ.

  • Đặt 1 bàn tay dưới mũi ức, tạo thành hình nắm đấm, tay còn lại ôm lấy tay nắm đấm.

  • Ấn mạnh bụng trẻ hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên 5 lần liên tiếp.

  • Kiểm tra dị vật có bị đẩy lên miệng trẻ không, nếu có thì lấy ra.

  • Tiếp tục lặp lại động tác ấn bụng này cho đến khi dị vật ra khỏi đường thở, trẻ có thể thở dễ dàng và khóc được.

Dị vật đường thở khiến trẻ hôn mê là tình trạng nguy hiểm

2.3. Xử trí khi dị vật đường thở khiến trẻ hôn mê, bất tỉnh

Với trẻ dưới 2 tuổi thì thực hiện thao tác vỗ ngực, ấn lưng tương tự nhưng cần lưu ý phản ứng ở trẻ. Chỉ khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường thở hoặc đẩy chệch vị trí gây cản trở thở, triệu chứng tím tái khó thở mới được cải thiện. Trẻ có thể cần thời gian lâu hơn mới tỉnh lại do dị vật đường thở gây giảm oxy đã ảnh hưởng đến não.

Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, xử trí như sau:

  • Đặt trẻ nằm ngửa.

  • Quỳ gối, tựa 2 chân ở cạnh hai đùi của trẻ, 2 bàn tay nắm lại thành nắm đấm rồi đột ngột ấn vào xương ức của trẻ.

  • Dùng lực ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

  • Kiểm tra đường thở thấy có dị vật bị đẩy ra hay không, nếu có thì loại bỏ và quan sát biểu hiện của trẻ, nếu chưa thì tiếp tục lặp lại các bước trên cho tới khi dị vật bị đẩy ra hoặc cấp cứu tới.

Đưa trẻ đi cấp cứu sớm khi bị dị vật đường thở

Việc xử trí trẻ bị dị vật đường thở cần thực hiện đúng cách và nhanh chóng, nếu không có kinh nghiệm và được đào tạo, tốt nhất bạn nên tìm đến người có chuyên môn hoặc chờ đội cấp cứu. nếu xử trí sai cách, dị vật đường thở có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

3. Cha mẹ cần chú ý cách phòng ngừa trẻ bị dị vật đường thở

Có thể thấy, dị vật đường thở rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Để ngăn trẻ tò mò hoặc vô tình nuốt phải vật lạ nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý:

  • Để các vật dụng nhỏ có thể khiến trẻ nuốt tránh xa tầm với của trẻ, cha mẹ cần rà soát một loạt các vật dụng kể cả đồ chơi của trẻ.

  • Luyện cho trẻ thói quen không đưa tay và các vật dụng vào miệng ngậm mút.

  • Không ép trẻ ăn uống khi đang khóc, khi đang ăn không nên nô đùa.

  • Hạn chế cho trẻ quá nhỏ ăn các thức ăn dễ hóc như thạch, lạc, nhãn,…

Trẻ có thể bị hóc khi ăn nên cha mẹ cần chú ý

Cần nhận thức dị vật đường thở là tai nạn nguy hiểm, cần loại bỏ dị vật, làm thông thoáng đường thở giúp trẻ càng sớm càng tốt. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 19000 56 56 56 để được hỗ trợ.

Chủ Đề