3 tháng quân trường có được tham không

Trả lời

Nội dung câu hỏi của đồng chí, Cục Chính sách xin trả lời như sau:

1. Quy định về việc quy đổi thời gian công tác ở các nghề, công việc có tính chất đặc thù để hưởng trợ cấp một lần khi thôi phục vụ trong Quân đội

  Theo quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì sĩ quan có thời gian công tác ở các ngành nghề có tính chất đặc thù được quy đổi thời gian để hưởng trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ trong Quân đội. Theo đó, sĩ quan trực tiếp làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội thuộc Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo các Quyết định số 1085/LĐTBXH-QĐ ngày 06/9/1996, Quyết định số 03/2006/QĐ-LĐTBXH ngày 07/3/2006 và Thông tư số 20/2016/TT-LĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc làm nghề, công việc có đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như nghề, công việc ngoài Quân đội thì được quy đổi thời gian làm nghề, công việc đó để hưởng trợ cấp một lần khi thôi phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ trong Quân đội

  2. Về nguyên tắc, điều kiện xem xét hưởng chế độ trợ cấp một lần do quy đổi thời gian làm nghề, công việc có tính chất đặc thù

    Cơ quan, đơn vị phải có biên chế chức danh nghề, công việc theo đúng chức danh nghề, công việc trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đồng thời, đối tượng phải có quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền giao trực tiếp làm nghề, công việc đó.

  3. Về trách nhiệm xem xét, giải quyết chế độ, chính sách

 Căn cứ quy định, nguyên tắc, điều kiện trong xem xét giải quyết chế độ, chính sách nêu trên, đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân có trách nhiệm xem xét, kết luận về thời gian và chức danh làm nghề, công việc đặc thù của đối tượng để xem xét, giải quyết bảo đảm đúng đối tượng, đúng quy định. Đề nghị Ông trực tiếp đề nghị với Trung đoàn 292, Sư đoàn 377 để được xem xét trả lời theo thẩm quyền./.

                Phòng Nghiên cứu tổng hợp/CCS                                       


Page 2

Trả lời

Thực hiện Thông tư số 187/2017/TT-BQP ngày 09/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định một số điều về tiêu chuẩn vật chất quân y của Nghị định số 76/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; căn cứ Hướng dẫn số 285/HD-HC ngày 26/02/2020 của Tổng cục Hậu cần về hỗ trợ người hiếm muộn, vô sinh đang công tác trong Quân đội. Theo đó, đối tượng được hỗ trợ, gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, có thời gian làm việc trong môi trường lao động quân sự độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đã kết hôn, chưa sinh con lần nào, bị hiếm muộn, vô sinh. Ưu tiên những đồng chí hiện đang làm nhiệm vụ tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; cả hai vợ chồng đang công tác trong Quân đội; có thời gian kết hôn trên 05 năm; làm việc nhiều năm trong môi trường quân sự độc hại; đã chữa trị nhiều lần; tuổi đời trên 35 tuổi. Điều kiện: Đã được khám sàng lọc hiếm muộn, vô sinh và điều trị hỗ trợ sinh sản sau ngày 01/7/2016 (thời điểm Nghị định số 76/NĐ-CP có hiệu lực) tại các cơ sở y tế trong và ngoài Quân đội được Bộ Y tế công nhận. Có đủ hồ sơ điều trị, hóa đơn chứng từ hợp lệ để thanh quyết toán; trường hợp không giữ được hóa đơn, chứng từ thì phải có xác nhận của cơ sở điều trị về kinh phí chi trả. Trường hợp cả hai vợ chồng đang công tác trong Quân đội, chỉ xét hỗ trợ kinh phí cho một người (vợ hoặc chồng); không thực hiện hỗ trợ đối với cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh ở nước ngoài.

Căn cứ đối tượng, điều kiện được hỗ trợ nêu trên, đề nghị đồng chí liên hệ với cơ quan chích sách hoặc cơ quan quân y đơn vị để được xem xét, giải quyết.

Chúc đồng chí và gia đình luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc./.


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6


Page 7

Trả lời

Điều 3 Chương II Quyết định số 75/2013/QĐ-TTg ngày 06/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau: Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này (Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng thuộc biên chế của các đội chuyên trách) trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ theo quy định, còn được hưởng các chế độ, chính sách sau đây:

1. Khi làm nhiệm vụ ở nước ngoài

a) Phụ cấp 100% mức tiền lương cấp bậc quân hàm hoặc ngạch bậc hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên, vượt khung (nếu có) đối với người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ;

b) Phụ cấp khu vực: Mức 1,0 so với mức lương cơ sở;

c) Phụ cấp trách nhiệm: Mức 0,5 so với mức lương cơ sở;

d) Bồi dưỡng trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ: Mức 220.000 đồng/người/ngày thực tế làm nhiệm vụ. Trong thời gian làm nhiệm vụ nếu hưởng tiền bồi dưỡng thì thôi hưởng chế độ công tác phí;

đ) Bồi dưỡng sức khỏe: Mức 280.000 đồng/người (không quá 2 lần/năm);

e) Được ăn thêm bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;

g) Hỗ trợ học tiếng Lào, tiếng Campuchia: Mức 500.000 đồng/người/năm (thời gian không quá 03 năm);

h) Được cấp trang phục chuyên dùng bằng hiện vật;

i) Nếu bị thương, bị bệnh phải điều trị tại các cơ sở y tế của nước Bạn được thanh toán viện phí, chi phí chuyển thương.

2. Khi làm nhiệm vụ ở trong nước

a) Phụ cấp trách nhiệm: Mức 0,5 so với mức lương cơ sở.

b) Bồi dưỡng trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát, cất bốc, quy tập hài cốt liệt sĩ: Mức 100.000 đồng/người/ngày thực tế làm nhiệm vụ. Trong thời gian làm nhiệm vụ nếu hưởng tiền bồi dưỡng thì thôi hưởng chế độ công tác phí;

c) Bồi dưỡng sức khỏe: Mức 280.000 đồng/người (không quá 2 lần/năm);

d) Được ăn thêm bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;

đ) Được cấp trang phục chuyên dùng bằng hiện vật.

                             PHÒNG TBLS-NCC/CỤC CHÍNH SÁCH


Page 8

Trả lời

Theo quy định tại Điều 38, 39, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định đối tượng, điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học như sau: Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01/8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học ở chiến trường B, C, K, do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến mắc bệnh theo danh mục bệnh, tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định.

Căn cứ những quy định trên, ông A nhập ngũ tháng 02/1975, đóng quân tại khu vực bị nhiễm chất độc hoá học, hiện nay đang mắc một trong những căn bệnh do ảnh hưởng của chất độc hoá học đủ điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thủ tục hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm:

- Bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (mẫu HH1).

- Một trong các giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy XYZ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hoá học được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước. Bản sao Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng…

-  Bản sao bệnh án điều trị tại cơ sở y tế có thẩm quyền do Bộ Y tế quy định.

Ông A lập bản khai kèm theo các giấy tờ nêu trên gửi UBND cấp xã xác nhận, lập danh sách đề nghị cấp có thẩm quyền xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

PHÒNG TBLS-NCC/CỤC CHÍNH SÁCH


Page 9

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 65/2014/TT-BQP ngày 13/6/2014 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên chức quốc phòng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng thì QNCN, CNVCQP được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

Một là: Trong suốt thời gian giữ bậc lương, được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên và không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm QNCN, tước danh hiệu quân nhân; đồng thời, lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ (được tặng thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở trở lên); chưa xếp bậc lương cuối cùng trong nhóm, ngạch; tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.

Hai là: Được đơn vị xem xét, quyết định trong tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn (không quá 10% tổng số QNCN, CNVCQP và lao động hợp đồng thuộc biên chế trả lương của đơn vị tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn; trừ trường hợp đã có quyết định nghỉ chuẩn bị hưu).

Ba là: Không thuộc diện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong cùng nhóm, ngạch.

Căn cứ nội dung thư phản ánh, nếu đồng chí có đủ các tiêu chí, điều kiện theo quy định nêu trên thì thuộc diện được xem xét nâng bậc lương trước thời hạn. Tuy nhiên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao, việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn thuộc thẩm quyền của Cục Quân lực/BTTM và lãnh đạo, chỉ huy đơn vị trực tiếp quản lý QNCN, CNVCQP xem xét, đề nghị. Vì vậy, đề nghị đồng chí liên hệ với cơ quan Quân lực đơn vị nơi công tác hoặc Cục Quân lực/BTTM để được xem xét, trả lời cụ thể.

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 10

Trả lời

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2012 của Liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định cụ thể về trách nhiệm và trình tự xét duyệt hồ sơ ở các cấp theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, thuận lợi cho đối tượng chính sách. Tuy nhiên, có thể khái quát quy trình, trách nhiệm, thời gian xét duyệt ở các cấp như sau:

1. Đối với đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần):

Làm bản khai đề nghị hưởng chế độ theo mẫu quy định, kèm theo một hoặc một số giấy tờ làm căn cứ xét duyệt, nộp cho Trưởng thôn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Trưởng thôn có trách nhiệm tổng hợp, nộp hồ sơ lên Hội đồng chính sách xã theo quy định.

2. Đối với UBND cấp xã:

Chỉ đạo Hội đồng chính sách xã trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ do các Trưởng thôn báo cáo (theo từng đợt), hoàn thành việc xét duyệt, lập và xác nhận hồ sơ cho từng đối tượng; báo cáo UBND cấp huyện qua Ban CHQS huyện (đối với đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng), qua Phòng Lao động – TB&XH huyện (đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố). 

3. Đối với UBND cấp huyện; cấp tỉnh, thành phố

Chỉ đạo cơ quan quân sự, lao động – TB&XH huyện, tỉnh, ở mỗi cấp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (theo từng đợt), hoàn thành việc rà soát, đối chiếu, xét duyệt, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh hoặc BTL Quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội thẩm định, ra Quyết định hưởng chế độ theo thẩm quyền.

* Đối với các trường hợp quân nhân sau khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc nếu chuyển nơi ở, nơi công tác thì việc tiếp nhận hồ sơ, xem xét giải quyết chế độ, chính sách theo Quyết định nêu trên được thực hiện ở địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Trường hợp đối tượng sinh quán ở địa phương, hiện đang cư trú ở địa phương khác, nếu có yêu cầu xác nhận hồ sơ thì Hội đồng chính sách xã nơi sinh quán có trách nhiệm xét duyệt, nếu đủ điều kiện, Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận và đề nghị chính quyền địa phương nơi đối tượng cư trú xem xét, đề nghị hưởng chế độ theo quy định.

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 11

Trả lời

Căn cứ Điều 27, Chương III, Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, quy định như sau:

1. Về thẩm quyền sửa đổi: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy tờ thì cơ quan đó có thẩm quyền sửa đổi các thông tin cá nhân có liên quan đến giấy tờ đó. Trường hợp không xác định được cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc cơ quan có thẩm quyền đã giải thể thì cơ quan đang quản lý hồ sơ đối tượng chịu trách nhiệm sửa đổi.

2. Về thủ tục đề nghị sửa đổi đối với đối tượng đã chuyển ra ngoài quân đội:

- Cá nhân làm đơn đề nghị (mẫu HS5), gửi UBND cấp xã xác nhận và đề nghị cấp có thẩm quyền;

- Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân, sổ đăng ký hộ khẩu;

- Quyết định thay đổi họ, đệm, tên; thay đổi cải chính hộ tịch (quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ); hồ sơ người có công do cơ quan đang quản lý cung cấp (bản chính);

- Công văn đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang quản lý chế độ của đối tượng gửi cơ quan có thẩm quyền sửa đổi.

Căn cứ các quy định trên, đề nghị ông hoàn thiện các giấy tờ liên quan đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Về đề nghị điều chỉnh lại nội dung cá nhân trong bằng khen, giấy khen, đề nghị ông liên hệ với Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị để được xem xét, hướng dẫn, trả lời./.

Phòng TBLS-NCC/Cục Chính sách


Page 12

Trả lời

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay ở các đơn vị, địa phương trong xét duyệt, giải quyết chế độ đối với các đối tượng theo quy định còn có khó khăn vướng mắc nổi lên đó là: Việc xác định đối tượng đối với nhóm đối tượng không còn giấy tờ; Danh mục địa bàn, thời gian, đơn vị tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế còn chưa đầy đủ; một số đối tượng kê khai các tiêu chí chưa đúng theo quy định; một số đối tượng đi làm ăn xa chưa nắm được các thông tin về chế độ, chính sách…

Để khắc phục khó khăn nêu trên, Ban Chỉ đạo 24/BQP đã kịp thời chỉ đạo Ban Chỉ đạo 24 các cấp và các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức rà soát, bổ sung kế hoạch, biện pháp thực hiện; tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, chấp hành nghiêm quy trình, quy định trong quá trình xét duyệt, thẩm định hồ sơ; đối với nhóm đối tượng không có giấy tờ thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, mở rộng thành phần xét duyệt của Hội đồng Chính sách cấp xã. Đồng thời, trong quá trình xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ đối với các đối tượng, ngoài việc tra cứu địa bàn, thời gian, đơn vị tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế tại “Danh mục” do Bộ Tổng Tham mưu ban hành, các đơn vị, địa phương được sử dụng kết quả giải mã phiên hiệu, ký hiệu các đơn vị tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế do Bộ Quốc phòng ban hành để xét duyệt, giải quyết chế độ, chính sách theo quy định đối với các đối tượng.

Với việc chỉ đạo quyết liệt của các cấp, đến nay các địa phương đã cơ bản thuận lợi trong tổ chức thực hiện./.

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 13

Trả lời

          Căn cứ Điều 17, Mục 4, Chương II, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định người đi thăm viếng mộ liệt sĩ gửi đơn (có xác nhận của UBND cấp xã), bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ; kèm theo một trong các giấy tờ sau:

       - Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở LĐTBXH hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin;

     - Giấy xác nhận của Sở LĐTBXH đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;

      - Giấy báo tử ghi thông tin địa phương nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ.

      Phòng LĐTBXH nơi cấp giấy giới thiệu đi thăm viếng mộ liệt sĩ, căn cứ vào xác nhận về việc thăm viếng mộ để thực hiện chi hỗ trợ tiền đi lại, tiền ăn cho thân nhân liệt sĩ (không quá ba người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ, mỗi năm một lần; mức hỗ trợ theo khoảng cách từ nơi cấp giấy giới thiệu đến nghĩa trang có mộ liệt sĩ hoặc địa phương nơi liệt sĩ hy sinh./.

Phòng TBLS-NCC/Cục Chính sách


Page 14

Trả lời

1. Về chế độ khen thưởng thành tích

          Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao, đề nghị Ông liên hệ với Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền.

          2. Về chế độ theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg

        Theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viện, xuất ngũ, thôi việc thì quân nhân, công an nhân dân thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ khi có các điều kiện sau: Nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu) ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, truy quét Ful rô ở địa bàn Tây Nguyên hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Cămpuchia, đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01/01/1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trừ trường hợp là cán bộ xã, phường). 

         

Căn cứ vào quy định nêu trên, theo đơn trình bày, Ông nhập ngũ 8/1978, chuyển ngành tháng 5/1983, sau đó thôi việc, nếu Ông thôi việc trước ngày 01/01/1995 thì thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết hưởng chế độ trợ cấp một lần theo theo quy định tại Quyết định nêu trên. 

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 15

Trả lời

Theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì quân nhân được xem xét, giải quyết chế độ theo Quyết định nêu trên khi có đủ các điều kiện sau đây: Nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, có dưới 20 năm phục vụ trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01/01/1995; có thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở địa bàn biên giới Tây Nam hoặc biên giới phía Bắc (thuộc các huyện biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1) hoặc làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở địa bàn Tây Nguyên, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào hoặc Campuchia, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng.

Căn cứ quy định nêu trên, đối chiếu với nội dung trình bày trong đơn, bố Ông có thời gian trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, nếu phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01/01/1995, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị Ông liên hệ trực tiếp với Hội đồng chính sách xã Văn Nhân hoặc Ban chỉ huy quân sự huyện Phú Xuyên để được hướng dẫn, trả lời cụ thể./.

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 16

Trả lời

Trong thư của đồng chí không đề cập đến ngày, tháng, năm sinh nên cơ quan không có cơ sở để trả lời đồng chí có đủ hay không đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ.

          Tuy nhiên, để đồng chí tham khảo về chế độ nêu trên, Cục Chính sách cung cấp một số nội dung quy định về đối tượng và điều kiện được hưởng trợ cấp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP ngày 23/02/2009 của Chính phủ; Chỉ thị số 328-CT/QUTW ngày 26/6/2012 của Thường vụ Quân uỷ Trung ương và các văn bản hướng dẫn thực hiện, như sau:

          SQ, QNCN được hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại các văn bản nêu trên, khi có đủ các điều kiện sau:

          1. Nghỉ hưu thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc hết hạn tuổi cao nhất giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng hoặc thuộc diện dôi dư theo biểu tổ chức, biên chế của Bộ Tổng Tham mưu hoặc không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

          2. Cấp bậc quân hàm để xác định hạn tuổi cao nhất của sĩ quan khi nghỉ hưu trước tuổi là cấp bậc quân hàm tại thời điểm sĩ quan có quyết định nghỉ chuẩn bị hưu, tương ứng với trần quân hàm theo quyết định tổ chức biên chế trần quân hàm Bộ Quốc phòng đã ban hành mà sĩ quan đang đảm nhiệm (không tính theo cấp bậc quân hàm đã được vận dụng thăng cao hơn một bậc).

          3. Tuổi để xác định SQ, QNCN nghỉ hư­­u tr­­ước hạn tuổi đ­­ược tính từ tháng sinh đến tháng liền kề tr­­ước khi SQ, QNCN nghỉ hư­­ởng lương hư­­u hàng tháng và phải thấp hơn hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm tại điểm 2 nêu trên ít nhất là một năm (đủ 12 tháng).

          4. Có quyết định nghỉ chuẩn bị hưu kể từ ngày 01/7/2008 trở đi.

          Để biết thêm thông tin, đề nghị đồng chí trực tiếp liên hệ với Phòng Chính trị, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 17

1. Về chế độ trợ cấp khi phục viên chuyển ngành chưa được hưởng

Chế độ phục viên chuyển ngành giai đoạn trước tháng 9/1985 được thực hiện thống nhất theo Quyết định số 178/CP ngày 20/7/1974 của Hội đồng Chính phủ;  theo quy định tại Quyết định nêu trên và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì việc tiếp nhận, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chế độ đối với quân nhân chuyển ngành thuộc trách nhiệm của ngành Lao động-Thương binh và Xã hội và cơ quan, đơn vị tiếp nhận cán bộ chuyển ngành về công tác thực hiện chi trả. Hiện nay, Đảng và Nhà nước không có quy định truy lĩnh trợ cấp đối với các trường hợp chưa được nhận trợ cấp phục viên chuyển ngành như Ông phản ánh.

2. Về chế độ, chính sách liên quan đến quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ; tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và chuyên gia giúp bạn  Campuchia sau 30/4/1975.

a) Về chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ nhập ngũ trước 30/4/1975.

Theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện về chế độ, chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương thì trường hợp của Ông theo thư phản ánh hiện đang hưởng chế độ mất sức lao động; do đó, không thuộc đối tượng xem xét, giải quyết chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định nêu trên. 

Mặt khác, Ông nhập ngũ trước ngày 30/4/1975, do đó không thuộc đối tượng thực hiện chính sách theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

b) Về chế độ, chính sách đối với chuyên gia giúp Căm-pu-chi-a sau 30/4/1975

Tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định 62/2015/QĐ-TTg ngày 04/12/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 57/2013/QĐ-TTg ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp một lần đối với người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a thì đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại Quyết định nêu trên là những người làm việc trong cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Căm-pu-chi-a theo yêu cầu của bạn và công nhân viên đi làm nhiệm vụ phục vụ chuyên gia trên đất bạn, gồm: Người đã nghỉ hưu hoặc nghỉ việc vì mất sức lao động; người đang công tác hoặc người nghỉ việc chờ hưởng hưu trí hoặc người đã thôi việc. 

Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định nêu trên thuộc trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đối tượng, điều kiện hưởng chế độ đối với chuyên gia giúp Căm-pu-chi-a, đề nghị Ông liên hệ với Ủy ban nhân dân xã hoặc Cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú để được trả lời cụ thể./. 

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 18

Trả lời

1. Theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì quân nhân nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, có dưới 20 năm phục vụ trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01/01/1995; có thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở địa bàn biên giới Tây Nam hoặc biên giới phía Bắc (gồm các huyện thuộc biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, trường Sa, DK1) hoặc làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở địa bàn Tây nguyên; làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào hoặc Campuchia trong khoảng thời gian quy định, hiện không thuộc diện đang hưởng một trong các chế độ hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia đóng BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng được xét hưởng chế độ, chính sách tại Quyết định nêu trên.

Căn cứ quy định nêu trên, theo đơn trình bày Ông có thời gian công tác trên tàu HQ11 lữ đoàn 171 trực tiếp làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa và DK1, nếu hiện nay không thuộc đối tượng đang hưởng một trong các chế độ: Hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia đóng BHXH bắt buộc thì thuộc đối tượng được xét hưởng chế độ, chính sách tại Quyết định nêu trên.

Để biết thêm thông tin chi tiết, đề nghị Ông liên hệ với Hội đồng chính sách phường Vân Giang hoặc Ban CHQS thành phố Ninh Bình để được hướng dẫn, trả lời cụ thể.

2. Về khen thưởng thành tích có thời gian tham gia chiến đấu ở biên giới, Hải đảo

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Bộ Quốc phòng giao, việc chủ trì xem xét, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện công tác khen thưởng thuộc Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị. Do vậy, đề nghị Ông liên hệ với Cơ quan nêu trên để được xem xét, trả lời theo thẩm quyền./.

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 19

Do nội dung thư phản ánh chưa đầy đủ, do đó, Cục Chính sách chỉ tư vấn một số nội dung liên quan đến đối tượng, điều kiện hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để Bà biết và đối chiếu, như sau:

Theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì quân nhân (bao gồm cả đối tượng đã từ trần) được xem xét, giải quyết hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định nêu trên phải có đủ các điều kiện sau:

Nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, có dưới 20 năm phục vụ trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01/01/1995; có thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở địa bàn biên giới Tây Nam hoặc biên giới phía Bắc (thuộc các huyện biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bao gồm cả các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự), hoặc làm nhiệm vụ truy quét Ful rô ở địa bàn Tây Nguyên, hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Cămpuchia, hoặc ở Lào; hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Bà liên hệ trực tiếp với Hội đồng chính sách xã Lâu Thượng hoặc Ban Chỉ huy quân sự huyện Võ Nhai để được hướng dẫn, trả lời cụ thể./.

Phòng NCTH/Cục Chính sách


Page 20

Trả lời

Theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì đối tượng là quân nhân nhập ngũ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ truy quét Ful rô thuộc địa bàn các huyện biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự hoặc có thời gian làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào, Cămpuchia trong khoảng thời gian quy định; đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 01/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01/01/1995, hiện không thuộc diện đang hưởng một trong các chế độ: Hưu trí, mất sức lao động, bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ, chính sách theo Quyết định nêu trên.

Căn cứ quy định nêu trên và nội dung thư hỏi, qua kiểm tra, đối chiếu Danh mục địa bàn, thời gian, đơn vị tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 và kết quả giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị trong chiến tranh do Bộ Tổng Tham mưu ban hành thì Lữ đoàn 575, trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1988, chưa thể hiện đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu thuộc địa bàn biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, nếu Ông có giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan thể hiện rõ có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở biên giới phía Bắc và hiện nay không thuộc diện đang hưởng một trong các chế độ: Hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ theo quy định tại Quyết định số 62 của Thủ tướng Chính phủ./.

Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách


Page 21

Trả lời

Theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì đối tượng không áp dụng thực hiện chế độ, chính sách theo Quyết định nêu trên, gồm:

a) Những người không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính nhưng hiện đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng; hoặc hiện đang công tác hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Những người phản bội, đầu hàng địch; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; người tính đến ngày Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành mà đang chấp hành án tù chung thân hoặc bị kết án một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích;

c) Người xuất cảnh ra nước ngoài bất hợp pháp; người xuất cảnh và ở lại nước ngoài bất hợp pháp (bao gồm cả người đi lao động hợp tác quốc tế);

d) Người đã hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005; Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ thì không được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo hướng dẫn tại Khoản 3, 4 Mục II Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Ông trực tiếp liên hệ với Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách


Page 22

Trả lời

1. Thông tin liệt sĩ: Tra cứu cơ sở dữ liệu quân nhân hy sinh, từ trần, mất tin hiện đang lưu giữ tại Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị có hồ sơ liệt sĩ Từ Công Sổ; sinh năm 1946; quê quán: Tân Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình; nhập ngũ: 5/1965; đơn vị: K14, Đ7, QK Trị Thiên; cấp bậc: Trung đội bậc trưởng; chức vụ: Chính trị viên Trung đội; hy sinh ngày: 05/5/1968; trường hợp hy sinh: Đánh càn; Nơi hy sinh: Nại Cửu, xã Triệu Thành - Triệu Phong - Quảng Trị; họ tên bố: Từ Công Xưởng; họ tên mẹ: Nguyễn Thị Liệu (hoặc Lựu).

Đề nghị Bạn đọc liên hệ với Phòng Chính sách/Cục Chính trị Quân khu 4 hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị để được rà soát, cung cấp thêm thông tin về đơn vị của liệt sĩ trước khi hy sinh; nơi hy sinh; nơi an táng ban đầu và kiểm tra, xác minh việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Từ Công Sổ.

2. Về việc lấy mẫu sinh phẩm của thân nhân giám định ADN, để đối chiếu, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ Từ Công Sổ, thuộc trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

 Đề nghị Bạn đọc liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi cư trú để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

Phòng Công tác mộ liệt sĩ/Cục Chính sách


Page 23

Trả lời

          1. Về chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị khi được huy động tham gia huấn luyện, diễn tập

         * Tại Điều 23 Nghị định số 39/CP ngày 28/4/1997 của Chính phủ qui định đối tượng được hưởng chế độ chính sách, như sau:

“1. Về chế độ tiền lương và phụ cấp:

a) Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm.

b) Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác được đơn vị Quân đội cấp một khoản phụ cấp bằng mức lương theo cấp bậc quân hàm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ; được cấp tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.

2. Được mượn quân trang, được mượn hoặc cấp một số đồ dùng sinh hoạt và đài thọ về ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

3. Gia đình của sĩ quan dự bị đã qua phục vụ tại ngũ, gia đình của quân nhân chuyên nghiệp dự bị và gia đình của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một đã qua phục vụ tại ngũ được hưởng một khoản trợ cấp như sau:

          a) Quân nhân dự bị không hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,1 so với tiền lương tối thiểu;

          b) Quân nhân dự bị đang hưởng tiền lương, tiền công thì gia đình được trợ cấp mỗi ngày bằng hệ số 0,05 so với lương tối thiểu.

          4. Quân nhân dự bị trong diện phải thực hiện nghĩa vụ  lao động công ích, thì thời gian tập trung được trừ vào thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân. Nếu thời gian tập trung nói trên nhiều hơn thời gian nghĩa vụ lao động công ích của bản thân thì được trừ tiếp vào năm sau.

          5. Quân nhân dự bị đang công tác ở các cơ quan, đơn vị nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi tập trung thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau đó hoặc được nghỉ tiếp vào thời gian thích hợp.

          Nếu thời gian tập trung nói trên trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc học kỳ hoặc thi kết thúc khóa học nghiệp vụ tại chức và có chứng nhận của nơi làm việc, nơi học tập thì quân nhân dự bị được hoãn tập trung đợt đó.

          6. Quân nhân dự bị nếu bị thương, ốm đau hoặc chết mà đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành. Quân nhân dự bị chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được Nhà nước trợ cấp. Quân nhân dự bị nếu bị thương hoặc hy sinh mà được xác nhận là thương binh, liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công theo quy định hiện hành. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách trên.

          7. Quân nhân dự bị có thành tích thì được xét khen thưởng theo quy định hiện hành và được tính thành tích đó vào thành tích thi đua ở đơn vị cơ sở.”

          * Tại Mục B Thông tư liên tịch số 1232/1998/TTLT-BQP-BLĐTB&XH-BTC ngày 24/4/1998 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính quy định chế độ chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, như sau:

“1. Đối tượng được hưởng chế độ chính sách quy định tại Điều 23 Nghị định 39/CP (như đã nêu ở trên).

2. Chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi khác

a) Quân nhân dự bị đang hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trong thời gian tập trung được cơ quan, đơn vị nơi làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe theo chế độ hiện hành đối với công nhân, viên chức đi công tác. Cơ quan, đơn vị đang hưởng lương từ nguồn ngân sách nào thì do nguồn ngân sách đó bảo đảm.

b) Quân nhân dự bị thuộc các đối tượng khác:

- Nếu thời gian tập trung từ 5 ngày trở lên trong một đợt thì được cấp một khoản phụ cấp như sau:

+ Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ, khoản phụ cấp được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hai năm đầu của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm. Nếu thời gian tập trung từ 5 ngày đến 15 ngày thì được hưởng ½ tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như qui định từ đầu.

+ Được thanh toán tiền tàu xe, phụ cấp đi đường theo chế độ hiện hành như quân nhân tại ngũ đi công tác.

Các khoản phụ cấp và tiền tàu xe, phụ cấp đi đường nói ở trên do các đơn vị quân đội tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra trực tiếp chi trả cho quân nhân dự bị khi kết thúc đợt tập trung và quyết toán vào ngân sách quốc phòng nếu là đơn vị bội đội chủ lực, quyết toán vào ngân sách tỉnh nếu là đơn vị bộ đội địa phương.

          3. Chế độ trợ cấp cho gia đình:

          a) Sĩ quan dự bị đã qua phục vụ tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một đã qua phục vụ tại ngũ trong thời gian tập trung được hưởng khoản trợ cấp cho gia đình như sau:

          - Người không hưởng tiền lương, tiền công (không phân biệt thành phần kinh tế) được trợ cấp một ngày bằng 0,1 mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

          - Người đang hưởng tiền lương, tiền công của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp một ngày bằng 0,05 mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

          Ban chỉ huy quân sự huyện chi trả trợ cấp cho quân nhân dự bị mỗi khi kết thúc đợt tập trung.”

          Căn cứ quy định nêu trên, đồng chí có thể biết được chế độ chính sách mình được hưởng thuộc đối tượng nào trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

          2. Về nguyện vọng đi học sĩ quan dự bị và thủ tục đề nghị

          Việc tuyển chọn, xét duyệt và gọi người đi đào tạo sĩ quan dự bị, tại Điểm 3.1 Khoản 3 Mục I Thông tư số 14/2003/TT/BQP ngày 22/02/2003 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2002/NĐ-CP ngày 21/3/2002 của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam, qui định: Cán bộ công chức, những người tốt nghiệp đại học trở lên, hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đang công tác hoặc thường trú tại địa phương do cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) tổ chức tuyển chọn theo kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên; sau khi quân khu thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị.

           

Căn cứ quy định trên, nếu đồng chí có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, có nguyện vọng đi học sĩ quan dự bị thì làm đơn và gửi cơ quan quân sự xã nơi đồng chí công tác hoặc thường trú để được tư vấn tuyển chọn; về thủ tục, hồ sơ xét tuyển đi học sĩ quan dự bị do cơ quan quân sự xã, huyện thực hiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định./.

Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách


Page 24

Trả lời

Theo quy định tại Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì các trường hợp làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, nông, lâm trường được cấp có thẩm quyền huy động trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời gian và địa bàn theo quy định, sau đó lại về cơ quan, xí nghiệp, nông, lâm trường công tác không thuộc đối tượng xem xét, giải quyết chế độ theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg mà thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (nhóm đối tượng là cán bộ, công nhân viên chức).

Căn cứ quy định nêu trên, qua thư trình bày, trường hợp bác của Ông nếu hiện nay không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hằng tháng thì thuộc đối tượng được xem xét, giải quyết hưởng chế độ theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề nghị bác của Ông liên hệ trực tiếp với Ủy ban nhân dân xã hoặc Phòng  Lao động - Thương binh và Xã hội huyện nơi cư trú để được xem xét, hướng dẫn, giải quyết theo quy định./.

Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách


Page 25

Trả lời

Theo quy định tại Điều 31 Luật Lực lượng dự bị động viên và Điều 51 Luật Nghĩa vụ quân sự thì chỉ có gia đình của quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ mới được hưởng trợ cấp. Do đó, tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ quy định trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị thì chỉ có gia đình hạ sĩ quan dự bị mới được áp dụng hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị. Sở dĩ có quy định như vậy, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 78/2020/NĐ-CP ngày 06/7/2020 của Chính phủ thì đối tượng tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị gồm nhiều nhóm đối tượng khác nhau, như: Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ (1); sinh viên khi tốt nghiệp đại học, cán bộ, công chức, viên chức và công dân tốt nghiệp đại học trở lên (2) và hạ sĩ quan dự bị (3). Trong các nhóm đối tượng nêu trên thì chỉ có nhóm hạ sĩ quan dự bị là đã thuộc quân nhân dự bị, còn các nhóm đối tượng còn lại trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị chưa phải là quân nhân dự bị (chỉ khi nào hết thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, được cấp thẻ sĩ quan dự bị và đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị thì khi đó mới là quân nhân dự bị). Như vậy, trường hợp của Ông trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị chưa phải là quân nhân dự bị; do đó, không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp gia đình quân nhân dự bị. Trường hợp khi Ông đã là sĩ quan dự bị, nếu được huy động làm nhiệm vụ thì trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, gia đình Ông sẽ được hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị quy định tại Điều 5 Nghị định số 79/2020/NĐ-CP./.

Phòng Nghiên cứu tổng hợp/CCS

3 tháng quân trường có được tham không
3 tháng quân trường có được tham không

Tôi Hoàng Gia Khánh, sinh ngày 02/9/1960, trú quán Số 18, Ngõ 229 Phố Vọng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng; nhập ngũ 17/8/1978 tại đơn vị C18, E866, F31, Quân đoàn 3; tham gia chiến đấu tại Campuchia từ tháng 12/1978 đến tháng 9/1979 về Việt Nam, sau khi về nước đơn vị đóng quân tại Võ Nhai, tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) đến tháng 12/1980 xuất ngũ. Theo chính sách mới về BHXH tôi thuộc đối tượng cựu chiến binh, được hưởng mức quyền lợi BHXH số 2, nay cần xác nhận thời gian tham gia chiến đấu, làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia để hoàn chỉnh hồ sơ chuyển đổi mã BHXH theo quy định. Xin hỏi, có cơ quan Quân đội nào ở Hà Nội cấp giấy xác nhận thời gian tham gia nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia cho tôi hay phải trở lại đơn vị cũ để lấy xác nhận?

Trả lời Việc xem xét, xác nhận thời gian công tác hoặc thời gian tham gia làm nhiệm vụ quốc tế đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên; trường hợp cơ quan, đơn vị cũ đã sáp nhập hoặc giải thể thì cơ quan, đơn vị mới thành lập sau sáp nhập hoặc cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị đã giải thể xác nhận. Do vậy, đề nghị Ông liên hệ với Trung đoàn 866, Sư đoàn 31, Quân đoàn 3 để xem xét giải quyết theo thẩm quyền./.

Trả lời Theo thông tin Bạn đọc, Cục Chính sách/TCCT đã có công văn đề nghị Cục Chính trị/Quân khu 4 chỉ đạo cơ quan, đơn vị rà soát, kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin về liệt sĩ Nguyễn Đình Xước. Khi có kết quả, Cục Chính trị/Quân khu 4 sẽ thông báo đến Bạn đọc vÀ gia đình./. Phòng Công tác mộ liệt sĩ/Cục Chính sách.

Trả lời 1. Về chế độ, chính sách đối với sĩ quan phục viên Theo quy định tại Nghị định số 21/2009/NĐ-CP, ngÀy 23/02/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam về chế độ, chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần; sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng thì sĩ quan phục viên được hưởng các quyền lợi như sau: - Được hưởng trợ cấp tạo việc lÀm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở theo quy định của Chính phủ. - Được hưởng trợ cấp phục viên một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương. - Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội vÀ các chế độ khác theo quy định hiện hÀnh của pháp luật. 2. Về bồi thường chi phí đÀo tạo Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngÀy 21/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn vÀ thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng thì quân nhân được cử đi đÀo tạo bằng nguồn ngân sách nhÀ nước phải đền bù chi phí đÀo tạo trong trường hợp đã tốt nghiệp nhưng không nhận nhiệm vụ hoặc bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác đến 5 năm đối với những đối tượng được đÀo tạo dưới 05 năm vÀ đến 07 năm đối với những đối tượng được đÀo tạo từ 05 năm trở lên tính từ khi tốt nghiệp. Phòng NCTH/Cục Chính sách

Trả lời 1. Về việc đề nghị giải quyết chế độ thương binh: Hiện nay việc giải quyết chế độ thương binh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ. Đối với các trường hợp không còn giấy tờ được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ LĐTBXH, Bộ Quốc phòng. Đề nghị ông mang những giấy tờ hiện có, liên hệ với Ban CHQS huyện Hải Hậu hoặc Ban Chính sách, Phòng Chính trị, Bộ CHQS tỉnh Nam Định để được xem xét; nếu đủ điều kiện, cơ quan sẽ hướng dẫn ông lập hồ sơ theo thủ tục quy định. 2. Việc giải quyết chế độ bảo hiểm y tế đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 142/2008/QĐ- TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thuộc thẩm quyền của Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định. Đề nghị ông liên hệ với Bộ CHQS tỉnh Nam Định, để cơ quan kiểm tra và phối hợp với Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định xem xét, trả lời theo thẩm quyền./. Phòng NCTH/Cục Chính sách

Trả lời Điều kiện xác nhận liệt sĩ đã được quy định tại Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngÀy 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hÀnh một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng vÀ Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngÀy 22 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh vÀ Xã hội, Bộ Quốc phòng hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ. Về căn cứ xác nhận liệt sĩ, tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP nêu trên quy định: "Người hy sinh đã được chính quyền vÀ nhân dân suy tôn đưa vÀo an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngÀy 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước". Theo nội dung thư cho biết, ông Nguyễn Hữu Sau hy sinh ngÀy 25/02/1931. Vì vậy, đề nghị ông liên hệ với Ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn, Sở Lao động - Thương binh vÀ Xã hội tỉnh Nghệ An hoặc nơi ông (bÀ) đang cư trú để được hướng dẫn, trả lời theo thẩm quyền./. Phòng TBLS-NCC/Cục Chính sách

Trả lời

Theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì quân nhân đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 15/12/1993 sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước mà không hưởng chế độ trợ cấp đối với người tham gia kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định nêu trên, theo trình bày, Ông nhập ngũ tháng 02/1983, phục viên tháng 6/1992; sau đó được tuyển dụng vào làm viên chức thuộc cơ quan nhà nước. Như vậy, Ông chưa hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì Ông được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội; tiền lương ghi trong sổ BHXH được thực hiện theo mức lương cơ sở (vì Ông là hạ sĩ quan - binh sĩ hưởng phụ cấp, chưa phải đối tượng hưởng lương)./.

Phòng Nghiên cứu tổng hợp/Cục Chính sách

3 tháng quân trường có được tham không
3 tháng quân trường có được tham không

Bố tôi tên là Đỗ Đức Ngọc, sinh năm 1959, quê quán tại thôn Bùi, Trịnh Xá, Phủ Lý, Hà Nam. Nhập ngũ năm 1978, tháng 9/1978 chiến đấu tại mặt trận phía Tây Nam thuộc biên giới Việt Nam - Campuchia, tại đơn vị C13, D6E2F9, Quân đoàn 4. Năm 1982, bố tôi được phục viên về địa phương nhưng bị thất lạc giấy tờ, chỉ còn 1 giấy chứng nhận bị thương ở Viện Quân đoàn 4 thuộc Sư đoàn 9 (bản gốc); 1 Bằng khen của Bộ Quốc phòng (bản gốc), đã được hưởng chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Vừa qua, bố tôi làm hồ sơ xin xét duyệt chế độ thương binh, Ban chỉ huy quân sự TP. Phủ Lý yêu cầu phải có giấy quyết định phục viên (bản gốc) mới chấp nhận hồ sơ của bố tôi. Vậy, trường hợp của bố tôi phải làm như thế nào?

Trả lời

Hiện nay việc xác lập hồ sơ đề nghị giám định thương tật, giải quyết chế độ thương binh đối với người bị thương còn lưu giữ được các giấy tờ có ghi vết thương thực thể (giấy chứng nhận bị thương, giấy ra viện, phiếu chuyển thương…) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

Tại điểm d khoản 5 Điều 11 Thông tư số 202/2013/TT-BQP quy định đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật, trong hồ sơ đề nghị phải có: "Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội".

Trường hợp ông Đỗ Đức Ngọc còn giấy chứng nhận bị thương gốc, không còn quyết định phục viên, đề nghị Ông liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi về phục viên để được xem xét, cấp giấy xác nhận về thời gian công tác trong Quân đội theo quy định./.

Phòng Thương binh Liệt sĩ - NCC/Cục Chính sách