Ăn đậu hũ nhiều có tốt không

Đậu phụ có hương vị non mềm và rất lành tính, tuy nhiên có một số người chỉ nên ăn ít hoặc thậm chí không nên ăn để đảm bảo sức khoẻ.

Đậu phụ là một món ăn truyền thống của châu Á, được làm từ đậu nành. Dù ăn trực tiếp hay sử dụng bất kỳ phương pháp nấu nướng nào thì cũng khó có thể che giấu được hương vị tươi ngon, mềm thơm của nó. Đây là món ngon thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn và được nhiều người yêu thích.

Ăn đậu hũ nhiều có tốt không

Đậu phụ rất giàu chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, photpho, magie,… Không chỉ vậy, tỷ lệ tiêu hoá và hấp thụ của đậu phụ cao tới 95%. Chỉ cần hai miếng đậu phụ nhỏ là có thể đáp ứng nhu cầu canxi hằng ngày của một người trưởng thành. Mặc dù đậu phụ rất có lợi cho sức khoẻ, tuy nhiên không phải ai ăn cũng thích hợp. 6 nhóm người sau đây nếu ăn quá nhiều đậu phụ sẽ gây hại cho sức khoẻ.

Bệnh nhân gout

Đậu phụ là thực phẩm có lượng purin khá cao, cứ 100g đậu phụ thì chứa khoảng 55,5 mg purin. Bởi vậy, bệnh nhân gout tốt nhất không nên ăn quá nhiều đậu phụ bởi nó sẽ làm tăng axit uric trong máu, dễ gây ra cơn gout cấp tính hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh, gây nguy hiểm đến sức khoẻ của cơ thể.

Bệnh nhân suy thận

Đậu phụ chứa nhiều đạm thực vật, sau khi ăn sẽ được chuyển hoá trong cơ thể, cuối cùng phần lớn sẽ trở thành chất thải chứa nito, được thận đào thải ra ngoài. Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng bài tiết chất thải giảm đi rất nhiều. Nếu ăn nhiều đậu phụ thì lượng đạm trong cơ thể sẽ tăng thêm, khiến thận phải làm việc vất vả hơn, dễ dẫn đến suy giảm chức năng thận hơn nữa.

Ăn đậu hũ nhiều có tốt không

Bệnh nhân bị viêm dạ dày

Bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính cũng không nên ăn quá nhiều đậu phụ. Bởi chứa nhiều đạm thực vật nên nếu ăn quá nhiều đậu phụ cùng một lúc, không chỉ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể mà còn kích thích tiết axit trong dạ dày gây đầy hơi đầy hơi ở ruột.

Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu bao gồm viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đối với những bệnh nhân mắc bệnh này, chức năng tiêu hoá yếu hơn so với người bình thường. Nếu ăn đậu phụ, một loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin thì rất có thể sẽ thúc đẩy tiết nhiều dịch vị, từ đó làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều đậu phụ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, … Do đó, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng chỉ nên ăn ít hoặc không ăn đậu phụ càng tốt.

Ăn đậu hũ nhiều có tốt không

Những người bị lạnh bụng

Đậu phụ có tính hàn, vì vậy đối với một số phụ nữ có thể trạng yếu ớt, tử cung lạnh thì không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt đối với những người bị lạnh bụng, nếu ăn đậu phụ quá mức sẽ gây ra tình trạng khó chịu như tức ngực, buồn nôn, …

Bệnh nhân xơ cứng động mạch

Đậu phụ là một loại chế phẩm từ đậu nành và chứa nhiều methionine, chất này sẽ được chuyển hoá thành cysteine dưới tác dụng của các enzym, gây tổn thương các tế bào nội mô của thành động mạch, khiến cho cholesterol và triglyceride dễ bị đọng lại trong thành động mạch. Sự tích tụ của các chất này làm thúc đẩy sự hình thành xơ cứng động mạch, còn đối với bệnh nhân đang điều trị xơ cứng động mạch thì sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Ăn đậu hũ nhiều có tốt không

Nhìn chung, đậu phụ là một loại thực phẩm lành tính, tuy nhiên những nhóm người trên nên hạn chế hoặc không ăn đậu phụ trong khẩu phần hằng ngày để đảm bảo sức khoẻ. Ngay cả những người có sức khoẻ bình thường cũng không nên ăn quá nhiều đậu phụ cùng một lúc bởi nó có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hoá và các triệu chứng khó tiêu.

Theo các nghiên cứu của người phương Tây về tác dụng của đậu phụ cho kết quả rằng đậu hũ đem lại khá nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt cho những đối tượng mắc các bệnh tim mạch, phòng chống được các tế bào gây ung thư, hay phòng và điều trị bệnh thừa cân béo phì, điều trị bệnh đái tháo đường loại 2, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bệnh thoái hóa thần kinh...

Còn với các nghiên cứu của người phương Đông thì cho rằng đậu phụ như một thần dược giúp tăng cường năng lượng cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá. Hơn nữa đậu phụ còn có tính chất giúp thanh nhiệt và thải độc ra khỏi cơ thể, làm giảm tình trạng tắc nghẽn ruột cũng như có thể làm dịu các cơn đau do khớp gây nên.

Theo Đông y, đậu phụ thuộc nhóm thực phẩm có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với những người đang bị bệnh dạ dày. Bởi vì đậu phụ có thể hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn trong việc trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn khi nạp vào cơ thể. Hơn nữa, đậu phụ cũng thuộc nhóm có vị mát, thanh nhiệt và thải độc, nên rất phù hợp với những người bị bệnh táo bón.

Đậu phụ được biết đến như một loại thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng khá phong phú, đặc biệt với hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao. Tuy nhiên, ngoài việc bổ sung cho cơ thể lượng protein cần thiết, thì với lượng protein trong đậu phụ sẽ có thể khiến cho trẻ khó tiêu, bởi vì dạ dày của trẻ chưa phát triển toàn diện. Cho nên trẻ ăn nhiều đậu phụ có thể sẽ không tốt. Nhưng để khắc phục nhược điểm này, các bác sĩ nhi khoa đều khuyến khích mẹ và người chăm sóc trẻ nên cho trẻ ăn đậu phụ kèm thịt, lòng đỏ trứng gà cũng như một số thực phẩm có chứa protein phức hợp khác khi bé được khoảng tám tháng tuổi hoặc lớn hơn nữa.

Đối với trẻ sơ sinh khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm hay ăn bổ sung bạn không nên cho trẻ ăn đậu hũ bởi vì trẻ ở độ tuổi này có thể xảy ra các phản ứng dị ứng với thành phần đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu làm thành đậu phụ.

Cùng với thành phần dinh dưỡng của đậu phụ khá phong phú thì khi sử dụng đậu phụ cần chú ý ăn đậu phụ một lần không nên ăn quá nhiều. Bởi vì, glucid trong đậu phụ chủ yếu gồm chất xơ và đa đường, nên hàm lượng tinh bột ít, khi vi khuẩn trong ruột phân giải các glucid này sẽ sinh ra nhiều khí. Cho nên ăn nhiều đậu phụ có thể dễ gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Thêm nữa, không nên ăn hạt đậu sống, vì trong thành phần của nó có chúa những hợp chất bao gồm: Chất khoáng toripxin, chất ngưng tụ hồng cầu đều không tốt cho sức khỏe. Và những thành phần này chỉ có thể được phân huỷ bởi nhiệt độ, nên ăn sử dụng đậu phụ sống có thể xuất hiện các tình trạng về tiêu hoá như: Buồn nôn, nôn, đầy bụng...

Ngày nào cũng ăn đậu phụ có tốt không?

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, đậu phụ là thực phẩm tốt cho cho sức khỏe mà bạn nên sử dụng thường xuyên, thể ăn đậu phụ mỗi ngày nhưng chỉ ăn 1 lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều.

Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu đậu phụ?

Đậu phụ tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng giống như nhiều thực phẩm khác, bạn không nên ăn quá nhiều gây thừa chất, dẫn đến những rối loạn không mong muốn. Theo đó, mỗi người chỉ nên tiêu thụ từ 200-300 calo từ đậu phụ mỗi ngày, tương đương 2-3 miếng đậu phụ.

Ăn đậu phụ?

Đậu phụ là món ăn có nguồn gốc từ hạt đậu nành – một loại hạt rất giàu protein, axit amin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Sau khi chế biến, hàm lượng dinh dưỡng trong hạt đậu nành hầu như vẫn được bảo toàn, bao gồm: protein, chất béo, chất xơ, canxi, selen, photpho, magie, sắt, kẽm…

Ăn nhiều đậu?

Ăn quá nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới, các vấn đề về tuyến giáp, sỏi thận, tăng nguy cơ ung thư vú... Đậu phụ chứa hàm lượng lớn protein, canxi, vitamin E, không cholesterol và ít carbohydrate có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định.