Ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến doanh nghiệp

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, tuy nhiên đều có điểm chung xem xét văn hóa là một hệ thống các giá trị và tiêu chuẩn được tham gia bởi một nhóm người và khi họ cùng nhau xây dựng một thiết kế cho đời sống.

Gía trị hình thành nền tảng văn hóa, chúng đưa ra bối cảnh mà tiêu chuẩn xã hội được hình thành và chứng minh. Các giá trị không chỉ là khái niệm trừu tượng mà chúng được đầu tư với ý nghĩa tình cảm đáng kể. Chúng có thể bao gồm thái độ xã hội đối với khái niệm như quyền tự do cá nhân, nền dân chủ, công bằng, lương thiện, chân thật, nghĩa vụ xã hội, trách nhiệm tập thể, vai trò người phụ nữ, tình yêu, giới tính, hôn nhân, và...

Gía trị cũng thường được phản ánh trong hệ thống chính trị và kinh tế xã hội.

Tiêu chuẩn là quy định xã hội chi phối hành động người với người. Tiêu chuẩn có thể phân nhỏ thành hai phạm trù chủ yếu: bản sắc dân tộc/ phong cách dân tộc [folkways] và tập tục. Bản sắc dân tộc là những quy ước thường lệ trong đời sống hằng ngày, liên quan đến các vấn đề như ăn mặc thích hợp trong tình huống đặc biệt, lối ứng xử xã hội, thái độ cư xử... nói chung bản sắc dân tộc là hành động có ý nghĩa luân lý.

Tập tục là tiêu chuẩn quan trọng đối với vận hành xã hội và đời sống của nó, chúng có ý nghĩa lớn hơn bản sắc dân tộc. Theo đó, vi phạm tập tục có thể gây ra sự trả thù nghiêm trọng. Tập tục bao gồm các nhân tố như bản cáo trạng các hành vi trộm cắp, ngoại tình...Ở nhiều xã hội nào đó, tập tục đã được thông qua luật pháp. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa như đối với những gì được nhận thức là tập tục.

Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp, như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ.

Các yếu tố xã hội học trên thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết. Thí dụ, hiện nay có một số lượng lớn lao động là nữ giới. Điều này do quan điểm của nam giới cũng như nữ giới đã thay đổi. Nhưng rất ít doanh nghiệp nhận ra sự thay đổi quan điểm này để dự báo tác động của nó và đề ra chiến lược tương ứng. Các thay đổi khác diễn ra nhanh hơn nếu chúng gây ra bởi sự gián đoạn bên ngoài nào đó trong hành vi chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi lên giữ vai trò đặc biệt quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo. Các nhân tố này được gọi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưu chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận.

Thí dụ, các loại ô tô du lịch, xe máy của Nhật Bản do các công ty của quốc gia này rất chú ý đến thị hiếu của người tiêu dùng nên yêu cầu về hàng hóa này được mở rộng ở nhiều thị trường trên thế giới.

Trong khi đó, bản thân ô tô du lịch do các hãng của Mỹ chế tạo cũng rất tốt nhưng vẫn không được phần lớn người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng. Chính thị hiếu, tập quán người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng dân tộc và phản ánh yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo của từng địa phương, từng quốc gia.

Trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đạo đức xã hội trong đó có đạo đức kinh doanh được coi là một khía cạnh thiết thực và quan trọng của môi trường kinh doanh.. Đạo đức đặt cương lĩnh cho hoạt động hằng ngày trong một xã hội và chi phối hành vi và tác phong của cá nhân. Đạo đức là giới hạn ngăn cách những hành vi xấu và là động lực thúc đẩy những hành vi tốt. Đạo đức có thể coi như một nhu cầu xã hội và vì vậy bất kỳ một thể chế kinh tế nào cũng phải xây dựng một khuôn khổ đạo đức để làm một trong những nguyên tắc điều hành.

Các yếu tố thuộc về văn hoá-xã hội, bao gồm : Văn hoá, Nhánh văn hoá, Địa vị xã hội.

Văn hoá là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ. Văn hóa được hấp thụ ngay trong cuộc sống gia đình, sau đó là trong trường học và trong xã hội.

Văn hoá là nguyên nhân cơ bản, đầu tiên dẫn dắt hành vi của con người nói chung và hành vi tiêu dùng nói riêng. Đó chính là văn hoá tiêu dùng. Cách ăn mặc, tiêu dùng, sự cảm nhận giá trị của hàng hóa, sự thể hiện mình thông qua tiêu dùng... đều chịu sự chi phối mạnh mẽ của văn hóa. Những con người có nền văn hoá khác nhau thì sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau. Ví dụ, người miền Bắc ăn uống, sử dụng xe cộ, nhà cửa, quần áo khác người miền Nam. Phong cách tiêu dùng của người châu Âu có sự khác biệt lớn so với người châu Á. Do vậy, để thành công các nhà xuất khẩu Việt Nam phải tìm hiều kỹ văn hóa tiêu dùng của các nước nhập khẩu.

Nhánh văn hoá là một bộ phận cấu thành nhỏ hơn của một nền văn hoá. Nhóm tôn giáo là một loại nhánh văn hoá. Các nhánh văn hoá khác nhau có các lối sống riêng, hành vi tiêu dùng riêng. Người đạo Hồi kiêng không ăn thịt bò, phụ nữ ra đường đều phải bịt mạng và mặc quần áo kín mítư vậy, các nhánh văn hoá khác nhau sẽ tạo thành các phân đoạn thị trường khác nhau.

Giai tầng xã hội: Trong xã hội nào cũng tồn tại các giai tầng xã hội khác nhau [các đẳng cấp xã hội]. Vậy thế nào là giai tầng xã hội?

Giai tầng xã hội là những nhóm người tương đối ổn định trong xã hội được xắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp, được đặc trưng bởi các quan điểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức chung trong mỗi giai tầng.

Các doanh nghiệp cần quan tâm đến hành vi tiêu dùng trong các giai tầng, đặc biệt là đối với các hàng hoá có tính dễ phô trương như quần áo, giày dép, xe cộ, nhà cửa, hoạt động vui chơi, giả trí... Hiểu rõ hành vi tiêu dùng của các giai tầng, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để thực hiện phương châm "Bán những thứ mà khách hàng cần".

Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa của một doanh nghiệp ai?

Các nhân tố, yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ....

Chủ doanh nghiệp..

Nhân sự của doanh nghiệp..

Môi trường làm việc..

Bản chất doanh nghiệp ảnh hưởng đến văn hóa tổ chức..

Giá trị cốt lõi ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp..

Chiến lược nhân sự ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp..

Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp?

- Môi trường văn hoá xã hội. Văn hoá xã hội nhìn chung ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên các mặt sau: + Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành nên thói quen, sở thích, cách cư xử của khách hàng trên thị trường.

Tại sao doanh nghiệp cần phải có văn hóa?

Cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh; v.v.. Giảm xung đột: Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động.

Ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp như thế nào?

Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và dân cư. Từ đó, nó tác động đến sức mua, khả năng tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp, tổ chức.

Chủ Đề