Ảnh mục tiêu đại học 24 điểm năm 2022

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã kết thúc, đề thi năm nay được nhiều giáo viên, thí sinh [TS] đánh giá ở mức “dễ thở”, phù hợp với điều kiện dạy học trong khó khăn vì dịch bệnh. Tuy nhiên, với chỉ tiêu xét tuyển dành cho điểm thi ngày một giảm, điểm chuẩn xét tuyển vì thế cũng được dự báo sẽ biến động ở mức cao.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Ảnh: HOÀNG GIANG

Điểm xét tuyển ĐH sẽ tăng?

Đánh giá tổng quan về kỳ thi năm nay, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du [TP.HCM], cho rằng với năm bài thi, nội dung đề ở chín môn thi đều cơ bản để xét tốt nghiệp THPT. Những phần để phân hóa năng lực TS, xét tuyển đại học [ĐH] cũng không quá khó hay đánh đố học trò. Theo ông Phú, phổ điểm năm nay sẽ dao động nhiều từ 5 đến 6,5. Những em học chuyên hoặc những em giỏi, học có đầu tư và nghiêm túc sẽ dễ dàng đạt điểm 9, 10. Do đó, điểm xét tuyển vào ĐH năm nay sẽ rất cao.

Chưa kể, theo ông Phú, năm nay các trường ĐH sử dụng nhiều phương thức xét tuyển, riêng phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ ở mức trung bình, thậm chí một số trường xét dưới 50% chỉ tiêu. Nhiều em đi thi với tâm thế chỉ cần đậu tốt nghiệp vì đã có suất vào ĐH bằng những phương thức khác. Điều này sẽ càng đẩy điểm chuẩn ĐH tăng lên rất cao.

“Về lâu dài tôi nghĩ chúng ta cần nghiên cứu giải pháp để kỳ thi này trở nên nhẹ nhàng hơn vì áp lực thi cử hiện nay vẫn rất nặng nề. Nếu kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp thôi sẽ đơn giản. Hãy để việc xét tuyển ĐH cho các cơ sở đào tạo tự quyết, tự lo bằng nhiều hình thức khác” - ông Phú góp ý.

TS cần xem xét đến chỉ tiêu của từng ngành và số lượng hồ sơ nộp vào ngành đó để có những chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng thông minh.

ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng với đề thi năm nay, nhiều em sẽ làm được bài, mức bình quân là 8-9 điểm cho mỗi môn. Vì thế, tính toán mức điểm năm nay và với nhiều phương thức xét tuyển khác, các trường ĐH sẽ lấy điểm cao hơn [bình quân] năm ngoái khoảng 0,5 điểm.

Những trường ĐH có mức điểm cao như Y Dược, Bách khoa, Kinh tế... sẽ có mức điểm dao động trong khoảng 22-28,5 điểm, tùy theo ngành. Mức trúng tuyển vào các ngành hot vì nhiều TS giỏi quan tâm như y đa khoa, công nghệ thông tin, logistics, truyền thông đa phương tiện... của các trường sẽ cao hơn năm 2021 khoảng 0,5-1,5 điểm.

Còn ông Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng [Đồng Nai], lại cho rằng qua ghi nhận khi làm nhiệm vụ kiểm tra thi tại Bình Dương, nhiều giáo viên đánh giá đề thi tốt nghiệp năm nay có độ phân hóa cao hơn những năm trước, phổ điểm sẽ biến động nhưng điểm chuẩn vào các trường ĐH có thể sẽ không thay đổi nhiều.

Tuy nhiên, ông Quỳnh cho rằng năm nay Bộ GD&ĐT yêu cầu lọc ảo ở tất cả phương thức, vì thế tỉ lệ xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT dự đoán sẽ tăng. Đồng thời với nhiều phương thức xét tuyển như hiện nay, trường sẽ chủ động để giữ ổn định điểm chuẩn bằng cách xác định tỉ lệ trúng tuyển ở mỗi phương thức.

Thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm nay, cả nước có hơn 1 triệu TS đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, gần 88% số TS dự thi vừa để xét tốt nghiệp vừa để xét tuyển ĐH. Tổng chỉ tiêu ĐH năm nay chỉ hơn 550.000 TS và có đến 20 phương thức xét tuyển.

Thí sinh cẩn trọng khi đặt nguyện vọng

Theo kế hoạch mà Bộ GD&ĐT đã công bố, việc xét tuyển ĐH năm nay có nhiều thay đổi lớn khi TS được đăng ký xét tuyển ĐH sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời bộ sẽ tiến hành lọc ảo ở tất cả phương thức xét tuyển ở đợt 1, do đó các TS cũng cần lưu ý nhiều điểm mới để không bị nhầm lẫn, sai sót trong quá trình xét tuyển.

Về vấn đề này, ông Phạm Thái Sơn lưu ý rằng sau khi thi xong, TS cần theo dõi trên cổng thông tin của Bộ GD&ĐT để biết thời gian đăng ký các nguyện vọng của mình, theo thời gian đã công bố.

Đặc biệt với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, TS cần liệt kê ra các ngành, trường mà các em thấy phù hợp để đăng ký, bởi nếu không liệt kê thì TS sẽ khó khăn hơn trong khâu đăng ký của mình.

ThS Trần Vũ, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông [Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM], lưu ý TS sau khi thi xong cần tìm hiểu về những ngành đã đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức mà các trường đã công bố để lựa chọn nguyện vọng ưu tiên khi đăng ký tại cổng thông tin của Bộ GD&ĐT.

Nếu TS mong muốn xét tuyển theo phương thức dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc các phương thức kết hợp thì cần theo dõi phổ điểm để đánh giá đúng tình hình và lựa chọn các ngành có mức điểm năm ngoái phù hợp với điểm số. Cũng trên nguyên tắc ngành nào muốn chọn nhất thì đặt nguyện vọng 1.

“Các vấn đề về tuyển sinh của từng trường, TS nên hỏi bộ phận tư vấn của các trường để tránh nhiễu thông tin và cũng được cập nhật tin chính xác hơn, tránh tâm lý hoang mang lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe” - ThS Vũ khuyên.

Ông Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng [Đồng Nai], cho biết từ ngày 22-7 đến 20-8, TS sẽ đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

“TS cần xem xét đến chỉ tiêu của từng ngành và số lượng hồ sơ nộp vào ngành đó để có những chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng thông minh. TS cần thận trọng tìm hiểu kỹ về các ngành, về trường sẽ giúp các em không rơi vào hoàn cảnh “mọi chuyện đã rồi” hoặc phải bỏ học giữa chừng vì không phù hợp” - ông Quỳnh nhắn gửi.•

Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, ngày 24-7, các sở GD&ĐT sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Trước 17 giờ ngày 15-7: TS nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo mẫu [không giới hạn số nguyện vọng] về các cơ sở đào tạo.

- Từ ngày 1-7 đến 18-7, TS phải sử dụng tài khoản đã được cấp để rà soát kết quả điểm học tập [học bạ] cấp THPT trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung. Nếu sai, TS báo lại để được chỉnh sửa.

- Từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8, TS đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia.

- Từ ngày 21-8 đến 17 giờ ngày 28-8: TS phải xác nhận số lượng, thứ tự và nộp lệ phí trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống.

- Từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8: TS trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học trên hệ thống.

- Từ ngày 4-9 đến 17 giờ ngày 15-9: Thực hiện lọc ảo trên hệ thống.

- Trước 17 giờ ngày 17-9: Các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã diễn ra trong điều kiện thuận lợi. Việc tổ chức thi tại tất cả các Điểm thi bảo đảm an toàn, nghiêm túc, gọn nhẹ, thiết thực. Đề thi cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức thi.

KHÔNG CHỈ KIỂM TRA KIẾN THỨC CƠ BẢN MÀ CÒN CÓ SỰ MỞ RỘNG

Khi đánh giá đề thi các bài thi/môn thi, cả giáo viên, thí sinh cũng như dư luận xã hội đều nhận định chung là nằm trong chương trình THPT và có sự phân hóa phù hợp.

Đối với đề thi Ngữ văn, thầy cô của Trung tâm Hocmai.vn cho biết, đề thi giống với câu trúc của đề thi tham khảo được công bố vào đầu năm 2022. Các câu hỏi không chỉ kiểm tra kiến thức cơ bản của tác phẩm được học mà còn có sự mở rộng, yêu cầu học sinh phải liên hệ thực tế, thông qua đó thể hiện kỹ năng, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề… của học sinh. Những học sinh trung bình có thể đạt mức điểm 5 – 6; học sinh khá cứng đạt 7 – 8,5 điểm. Tuy nhiên để đạt điểm 9-10 thì đòi hỏi học sinh cần phát huy tư duy phản biện, cách trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Còn chia sẻ về đề Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, TS. Đỗ Viết Tuân, giáo viên dạy Toán lại Hà Nội cho rằng, đề thi ở mức độ tương đối cơ bản, phần lớn kiến thức tập trung ở chương trình lớp 12. Một số câu phân loại rời vào phần số phức, hàm số, hình học giải tích trong không gian, chinh phục được các câu hỏi này cũng không phải dễ.

Bên cạnh đó, đề thi môn Ngoại ngữ, cô Lưu Kim Hoa, giáo viên Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Thạch Thất, Hà Nội đưa ra ý kiến, đề thi đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng học sinh học trong chương trình phổ thông. Với đề thi này, học sinh chỉ xét tốt nghiệp  dễ dàng đạt từ 5- 6 điểm. Tuy nhiên đề thi cũng có một số câu khó như phần thành ngữ, đảo ngữ, câu sửa lỗi sai từ vựng và một số câu ở phần đọc hiểu để giúp một số trường xét tuyển vào đại học.

Là thí sinh Hà Nội vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, với mục tiêu đỗ vào trường đại học top đầu, Thương Ly tỏ ra băn khoăn bởi mức độ đề thi phân hóa như năm nay thì liệu điểm chuẩn đại học có nhiều biến động hay không? Thí sinh này cho biết: “Dù hoàn thành khá tốt bài thi trong kỳ thi vừa qua nhưng em vẫn không yên tâm, em rất hồi hộp chờ đợi kết quả thi lẫn điểm chuẩn các trường đại học”.

BÌNH TĨNH CHỜ ĐỢI THÔNG TIN

Trước sự lo lắng của thí sinh, thầy Nguyễn Phong Điền, Hiệu phó Trường đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ, “Thật khó để dự báo điểm chuẩn của các trường đại học vì công thức tính rất phức tạp và chỉ tiêu cũng bị chia lẻ. Các thí sinh cứ nghỉ ngơi sau một kỳ thi căng thẳng, bình tĩnh chờ đợi thông tin tiếp theo”.

Trong khi đó, một số chuyên gia khác lại có ý kiến, các trường top đầu, các ngành hot sẽ không nhiều biến động, nếu tăng hay giảm cũng không đáng kể. Như ở một số trường mà chỉ tiêu của trường hàng năm luôn ít, trong khi số thí sinh đăng ký hàng năm rất đông, thì dù đề thi khó hơn một chút, điểm chuẩn cũng chưa chắc thay đổi nhiều. Thí sinh có thể sử dụng điểm chuẩn năm 2021 để tham khảo. Tuy nhiên đây chỉ là thông tin mang tính dự báo bởi hiện nay công tác chấm thi mới chỉ bắt đầu.

Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi thí sinh hoàn thành các bài thi tốt nghiệp THPT, các địa phương sẽ tiến hành công tác chấm thi tốt nghiệp THPT. Liên quan đến vấn đề này, tại buổi kiểm tra về công tác chấm thi ở địa phương ngày 12/7, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đề nghị các thầy cô giáo làm công tác chấm thi gạt hết những áp lực khác, xác định rõ tinh thần vì học sinh, và chỉ có một áp lực là làm sao chấm đúng cho học sinh, đồng thời phải nắm chắc quy chế, hướng dẫn, quy trình chấm.

Ngoài ra cần lựa chọn những bài điểm cao để chấm kiểm tra lại, qua đó khẳng định bài điểm cao là đúng với năng lực của các em. Trong quá trình chấm thi, cái gì có lợi nhất cho thí sinh các thầy cô cố gắng làm, tránh làm mất điểm của thí sinh. Thứ trưởng cũng nhắc nhở các giáo viên khi thực hiện công tác chấm thi hết sức cẩn trọng ở khâu cộng điểm để không sót điểm của thí sinh.

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 24/7, các sở Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trước 17 giờ ngày 15/7, thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo mẫu [không giới hạn số nguyện vọng] về các cơ sở đào tạo.

Từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hoặc trên cổng dịch vụ công quốc gia. Từ ngày 21/8 đến 17 giờ ngày 28/8, thí sinh phải xác nhận số lượng, thứ tự và nộp lệ phí trực tuyến các nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống. Từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học trên hệ thống.

Từ ngày 4/9 đến 17 giờ ngày 9/9, tải cơ sở dữ liệu trên hệ thống và tổ chức xét tuyển. Trước 17 giờ ngày 17/9, các cơ sở đào tạo xác nhận điểm trúng tuyển và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

Video liên quan

Chủ Đề