Bài hát có nhạc khpong lời gọi là gì

Plainsong: Nhạc bình ca [Gregorian songs] nhạc không có nhiều bè, không có trường canh, không có nhạc đệm.

Quarter Note: Nốt đen

Quarter Rest: Dấu nghỉ đen

Refrain: Điệp khúc

Rhythm: Tiết tấu

Scale: Âm giai

Sharp #: Dấu thăng

Slur: Dấu luyến, nối hai nốt khác cao độ

Staff: hàng kẻ nhạc

String Instrument Family Những nhạc khí dùng dây như Guitar, violin, violla, cello, bass

Syncopation: Đảo phách, nhấn trên phách yếu.

Tenore Clef: Khóa Đô nằm ở hàng kẻ thứ 4

Tie: Dấu nối hai nốt cùng cao độ

Time Signature: Số nhịp của bản nhạc

Tone: Một nốt

Tonic: Chủ âm trong âm giai [scale]

Treble: Cho những nốt cao.

Treble clef: Khóa Sol

Triad: một hợp âm gồm 3 nốt chồng lên nhau theo những quãng 3.

Triplet: Liên ba

Unison: Hai nốt giống nhau, cùng cao độ.

Wind instrument family: Những nhạc khí như kèn và sáo

Woodwind family: Những nhạc khí mà original làm bằng gỗ, như sáo [recorders, flutes, clarinets, saxophones, oboes, bassoons]

Những từ ngữ quốc tế thường gặp trong âm nhạc

A piacere [giống như chữ "ad libitum"]: diễn tả tự do

A tempo: Trở về nhịp vận cũ

Acelerando, accel: Hát dần dần nhanh hơn

Ad libitum, ad lib: Cho phép người hát dùng tempo [nhịp vận] tùy ý [có hay không có nhạc đệm]. Đồng nghĩa với chữ "A piacere"

Adagio: Chậm, chậm hơn andante, nhanh hơn largo

Addolorado: Diễn tả sự buồn sầu

Affrettando: Hát nhanh [hurry] lên

Agilmente: Hát một cách sống động

Agitato: Hát một cách truyền cảm [excitement]

Al Coda: Tới chỗ Coda [đoạn kết bài]

Al Fine: Tới chỗ kết

Al segno: Trở về chỗ dấu hiệu Dal segno [có dạng chữ S]

Al, all’, alla, alle: "tới, trở về" [to], thí dụ: al Fine [tới chỗ kết]

Alla breve Cut time: [nhịp 2/2] Allargando, allard: Hát chậm dần lại nhưng to dần lên, thường xẩy ra lúc kết bài hát.

Allegretto: Chậm hơn Allegro

Allegro: Hát với nhịp vận nhanh, vui vẻ

Alto: Giọng thấp nhất của bên nữ [đôi lúc có thể dùng bè tenore một [cao] để hát cho bè này. Trong string family thì alto có nghĩa là đàn "viola".

Những bài hát là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Âm nhạc giúp cuộc sống của chúng ta thêm phần thi vị, giúp lan tòa niềm vui và chia sẻ nỗi buồn. Hằng ngày, bạn nghe rất nhiều bài hát, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc điều gì đã tạo nên những bài hát tuyệt vời đó không?

Title [Tiêu đề bài hát]:

Tiêu đề của một bài hát rất quan trọng. Nếu bạn là một người bán hàng và bạn muốn bán một sản phẩm, trước tiên sản phẩm đó phải có một cái tên. Tiêu đề của bài hát cũng quan trọng giống như vậy. Thông thường, tiêu đề được chọn dựa trên nội dung chính của bài hát hay một hình ảnh biểu tượng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm.

Intro [Phần giới thiệu/phần đầu bài hát]:

Intro là đoạn dạo đầu của một bài hát. Intro thường là bội số của 16 nhịp [beat] và thường có âm thanh mới xuất hiện sau mỗi 32 nhịp. Hầu hết intro của các bài hát đều bắt đầu với trống và dần dần thêm vào âm thanh của các lớp nhạc cụ khác.

Verse [Phần lời chính/Phần phát triển chủ đề]:

Verse là phần lời chính của bài hát có mục đích là truyền tải nội dung chủ đề của bài hát đến với mọi người. Verse giúp “câu chuyện” trong bài hát tiếp diễn. Một bài hát có thể có nhiều lời tùy theo ý định của người sáng tác. Trong những bài hát có lời, mỗi Verse thường khác Verse kế tiếp và xây dựng một tiến trình tự nhiên đến đoạn Chorus.

Refrain [Phần lời lặp trong một bài hát]:

Refrain là một dòng [hoặc có thể là một tiêu đề] lặp đi lặp lại cuối mỗi phần lời chính [Verse] nếu có.

Chorus [Phần điệp khúc]:

Điệp khúc là thông điệp chính hoặc chủ đề của bài hát. Chorus được xây dựng bởi những âm thanh, lời chính của bài và là phần hấp dẫn nhất, tràn đầy năng lượng nhất trong toàn bộ tác phẩm. Vai trò của Chorus là khiến người nghe ghi nhớ và thường được lặp lại nhiều lần trong bài, thậm chí tiêu đề bài hát cũng thường được bao gồm trong phần điệp khúc.

Sự khác biệt giữa Refrain và Chorus:

Có một số nhầm lẫn về chức năng của phần Refrain và phần Chorus. Mặc dù cả hai đều có những dòng được lặp đi lặp lại và đều có thể chứa tiêu đề, phần Refrain và phần Chorus khác nhau chủ yếu về chiều dài. Refrain thường ngắn hơn đoạn Chorus; Chorus cũng thường có nhịp điệu, nhịp nhàng và ca từ đều đặn khác với phần Verse và thể hiện thông điệp chính của bài hát.

Breakdown [Phần chuyển đoạn]:

Breakdown là quá trình chuyển đổi từ cuối đoạn Chorus tới đầu phần Verse tiếp theo của bài hát. Breakdown có thể là giai điệu hoặc ca từ hoặc chứa cả hai yếu tố.

Bridge [Phần chuyển tiếp cuối bài]:

Bridge là phần chuyển tiếp tùy chọn ở gần cuối bài hát. Đoạn Bridge sẽ chỉ xuất hiện một lần trong bài hát , và nhạc cùng ca từ của nó sẽ khác biệt với tất cả các phần còn lại trong bài hát.

Outro [Phần kết thúc]:

Phân khúc kết bài, có độ dài tương tự như intro.

Nếu bạn hiểu được những yếu tố, cấu trúc và cách chúng liên quan với nhau, bạn sẽ biết chính xác bạn đang ở điểm nào khi nghe một ca khúc. Để minh họa rõ hơn, các bạn hãy thử lắng nghe một bài hát quen thuộc và thử xem mình có thể phân biệt các phần khác nhau của một bài hát hay không.

Chủ Đề