Bài tập kiểm kê phát hiện thiếu

Khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm thì xử lý thế nào, đó là băn khoăn của nhiều kế toán hiện nay. Dưới đây là một số hướng dẫn hạch toán trong trường hợp kể trên, kế toán doanh nghiệp cần lưu ý để tránh khỏi các sai sót trong quá trình thực hiện.

1. Cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện thừa hàng hóa, NVL, CCDC, thành phẩm

Trường hợp phát hiện tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết:

a] Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát hiện để ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 [Theo giá trị hợp lý]
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3381].

b] Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3381]
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc
Có TK 441 – Nguồn vốn đầu tư – XDCB [Nếu theo TT 200];
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3388];
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 711 – Thu nhập khác.

 

2. Cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện thiếu hàng hóa, NVL, CCDC, thành phẩm

a] Khi chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác [1381]
Có các TK 111, 152, 153, 155, 156.

b] Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt [cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường]
Nợ TK 1388 – Phải thu khác [cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường]
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [số bồi thường trừ vào lương]
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán [giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý]
Nợ TK 811 – Chi phí khác [phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp]
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

c] Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác [1388 – Phải thu khác] [số phải bồi thường]
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [số bồi thường trừ vào lương]
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán [giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý]
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp [Nếu theo TT 200]
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung [Nếu theo TT 200]
Có các TK 152, 153, 155, 156
Có các TK 111, 112.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET cho phép khách hàng xem được báo cáo doanh thu theo mặt hàng, nhóm hàng hóa dịch vụ, doanh thu theo từng thị trường để giúp khách hàng phân tích chính xác mặt hàng nào bán chạy, thị trường nào doanh thu đang kém để có những chính sách khuyến mãi hoặc marketing phù hợp.

Bài viết này hữu ích chứ?

Không

- GIẢM 50% KHÓA HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH 


- NHẬN DẠY KÈM GIA SƯ KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU 

- NHẬN LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ BCTC TRỌN GÓI 

Bạn làm kế toán, khi kiểm kê phát hiện hàng hóa, CCDC, NVL, thành phẩm bị thừa, thiếu nhưng chưa biết xử lý thế nào? Công ty Kế toán Hà Nội hướng dẫn cách hạch toán khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu hàng hóa, CCDC, NVL, thành phẩm.

1. Biện pháp hạch toán khi kiểm kê phát hiện thừa:

a. Dựa vào biên bản kiểm kê:

  • Trường hợp đã xác định được nguyên nhân thì căn cứ vào nguyên nhân thừa để ghi sổ.
  •  Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân thì phải chờ xử lý, căn cứ vào giá trị Hàng hóa, NVL, CCDC, Thành phẩm thừa:

Nợ TK 152, 153, 155, 156:

 Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác [3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết].

b. Khi có quyết định xử lý hàng thừa

[ghi tăng thu nhập khác hoặc ghi giảm giá vốn]:

Kiểm kê phát hiện thừa thiếu hàng hóa, nguyên vật liệu

Nợ TK 338[1]:
Có TK 711, 632:
Có các TK liên quan.

2. Biện pháp hạch toán khi kiểm kê phát hiện thiếu:

a. Dựa vào biên bản kiểm kê hàng:

Nợ TK 138[1]: Giá trị hàng thiếu
Có TK 152, 153, 155, 156:

b. Khi có quyết định xử lý hàng thiếu

[không xác định được nguyên nhân], căn cứ vào quyết định:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý [Nếu hàng thiếu trong định mức]
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán [Nếu vượt ngoài định mức], [Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại sau khi trừ số thu bồi thường]
Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt [Người phạm lỗi nộp tiền bồi thường]
Nợ TK 138 – Phải thu khác [1388] [Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi]
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động [Nếu trừ vào tiền lương của người phạm lỗi]

  Có TK 138 – Phải thu khác [1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý].

Hạch toán khi kiểm kê hàng thừa, thiếu

Công ty kế toán Hà Nội xin chúc các bạn làm tốt

Chủ Đề