Bài thơ về truyền thống hiếu học

Học tập vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của con người. Có thể nói truyền thống hiếu học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần rèn giũa và phát huy mỗi ngày. Đặc biệt, truyền thống hiếu học còn được ông cha ta đưa vào thơ ca nghệ thuật để trở thành những câu ca dao, tục ngữ nhằm khuyên bảo chúng ta phải biết nỗ lực và vươn lên trong học tập. Dưới đây là tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về truyền thống hiếu học THPT Đông Thụy Anh xin chia sẻ đến bạn đọc cùng tham khảo.

    1. Các câu ca dao về học tập

    • Học là học biết giữ giàng. Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
    • Làm người mà được khôn ngoan. Cũng nhờ học tập mọi đường mọi hay. Nghề gì đã có trong tay. Mai sau rồi cũng có ngày ích to.
    • Học là học để làm người. Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi.
    • Học trò học hiếu học trung. Học cho đến mực anh hùng mới thôi.
    • Học là học để mà hành. Vừa hành vừa học mới thành người khôn.
    • Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài. Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.

    2. Những câu tục ngữ về học tập

    – Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

    – Học ăn học nói, học gói học mở.

    – Học hay cày biết.

    – Học một biết mười.

    – Học thầy chẳng tầy học bạn.

    – Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu.

    – Ăn vóc học hay.

    – Bảy mươi còn học bảy mươi mốt.

    – Có cày có thóc, có học có chữ.

    – Có học, có khôn.

    – Dao có mài mới sắc, người có học mới nên.

    – Dẫu rằng thông hoạt, chẳng học cũng hư đời, tài chí bằng trời, chẳng học cũng là phải khổ.

    – Dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng.

    – Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

    – Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

    – Hay học thì sang, hay làm thì có.

    – Học để làm người.

    – Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.

    – Học khôn đến chết, học nết đến già.

    Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của THPT Đông Thụy Anh.

    Tác giả: Trường THPT Đông Thụy Anh

    Chuyên mục: Giáo Dục

    Những bài ca dao - tục ngữ về "hiếu học":

    • Nong vàng không bằng sàng chữ

      Nong vàng không bằng sàng chữ

    • Một kho vàng không bằng một nang chữ

      Một kho vàng không bằng một nang chữ

    • Dao có mài có sắc

      Dao có mài có sắc
      Người có học có khôn

    • Đồn rằng Hà Nội vui thay

      Đồn rằng Hà Nội vui thay
      Vui thì vui vậy chưa tày Cổ Đô
      Cổ Đô trên miếu dưới chùa
      Trong làng lắm kẻ nhà nho có tài
      Sinh ra hoa cống hoa khôi
      Trong hai hoa ấy thì tài cả hai

      Dị bản

      • Đồn rằng Hà Nội vui thay
        Vui thì vui vậy chưa tày Cổ Đô
        Cổ Đô trên miếu dưới chùa
        Trong làng lắm kẻ nhà nho có tài
        Gái thì giữ việc trong nhà
        Khi vào canh cửi khi ra thêu thùa
        Trai thì đọc sách ngâm thơ,
        Dùi mài kinh sử để chờ khoa thi

    • Ngòi sách, ruộng học là đây

      Ngòi sách, ruộng học là đây
      Cho nên Phú Diễn đất này lắm quan

    • Ai lên nhắn chị hàng bông

      Ai lên nhắn chị hàng bông
      Có muốn lấy chồng thì xuống Nguyệt Viên
      Nguyệt Viên lắm thóc nhiều tiền
      Có sông tắm mát, có miền nghỉ ngơi
      Chiều chiều ba đãy cá tươi
      Chẳng ăn cũng thiệt, chẳng chơi cũng hoài

    • Vè khuyến học

      Ăn thời vóc
      Học thời hay
      Chớ ngủ ngày
      Quen con mắt
      Chớ chơi ác
      Rách áo quần
      Phải chuyên cần
      Lo học tập
      Bậc cao thấp
      Chốn công đàng

    • Dốt đến đâu học lâu cũng biết

      Dốt đến đâu học lâu cũng biết

    • Nghèo mà hay chữ thì hơn

      Nghèo mà hay chữ thì hơn
      Giàu mà hay chữ như sơn thếp vàng

    1. NongDụng cụ hình tròn, đan bằng tre, có vành, đáy nông, thường dùng để phơi nông sản hoặc để nuôi tằm. Có vùng gọi là nống. Nhỏ hơn nong một chút gọi là nia.

      Nong, nia, thúng

    2. SàngĐồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.

      Sàng gạo

    3. NangCái túi [từ Hán Việt].

    4. Tỉnh Hà NộiMột trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ, lập vào năm 1831 dưới thời Minh Mạng.

      Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức [kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây], các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức [sau đổi là Chương Mỹ], Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xương và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện thuộc 4 phủ trên.

    5. Cổ ĐôMột làng cổ trước đó có tên là An Đô, sau lại đổi là An Bang, thuộc huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây, nay thuộc xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội . Xưa làng nổi tiếng với nghề dệt lụa [lụa Cổ Đô là loại lụa tiến vua] và truyền thống hiếu học.

      Phong cảnh làng Cổ Đô

    6. MiếuTrung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…

      Miếu Nhị Phủ ở Sài Gòn

    7. Nhà nhoTên gọi chung của những người trí thức theo Nho giáo ngày xưa.

    8. CốngHọc vị dành cho những người thi đỗ khoa thi Hương dưới chế độ phong kiến.

      Nào có ra gì cái chữ Nho
      Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co
      [Chữ Nho - Tú Xương]

    9. Canh cửiSợi chỉ dọc [canh hoặc kinh] trên Khung cửi">khung dệt [cửi]. Chỉ công việc dệt vải, dệt lụa.

      Dệt cửi

    10. Kinh sửSách vở Nho giáo nói chung. Thời xưa sách vở được phân làm bốn loại: kinh [kinh điển], sử [lịch sử], tử [lời của các nhà tư tưởng], tập [tuyển tập văn thơ].

    11. Ngòi sáchNghĩa Nôm của từ Thư Khê, một ngòi nước ở làng Phú Diễn.

    12. Phú DiễnTên một ngôi làng ven sông Nhuệ, thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Phú Diễn xưa nổi tiếng là đất hiếu học. Bưởi Diễn, hồng Diễn, bưởi đào cũng là những đặc sản của làng.

    13. Nguyệt ViênTên một ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Mã, thuộc xã Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nguyệt Viên từ xưa nổi tiếng là đất hiếu học, được gọi là "làng khoa bảng," "làng đại khoa." Nhiều trò chơi dân gian như kéo hẹ, múa tú huần, ném vòng đầu vịt... vẫn được lưu giữ và biểu diễn ở các hội làng mỗi dịp đầu xuân.

    14. Có bản chép: Lại có sông liền tắm mát nghỉ ngơi.

    15. Đãy Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.

      Mang đãy

    16. HoàiUổng phí, mất đi một cách hoàn toàn vô ích do đem dùng vào việc không đáng hoặc không mang lại một kết quả nào cả.

    17. VócThơm ngon [từ gốc Hán].

    18. Công đườngNơi quan trường dưới chế độ phong kiến. Người Nam Bộ cũng gọi chữ này là công đàng.

    19. Sơn son thếp vàngSơn màu đỏ và dát vàng mỏng lên với mục đích trang trí.

      Sơn son thếp vàng

    Chủ Đề