Bài văn đạt giải em lớn lên cùng sách 2023 năm 2024

Sau khi 'đọc' trang sách lớn tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, các thí sinh 'Lớn lên cùng sách' trở về phòng thi để thiết kế quyển sách lịch sử của riêng mình. Các em bất ngờ nhưng thích thú.

Bài văn đạt giải em lớn lên cùng sách 2023 năm 2024

Thí sinh tham gia Hội thi Lớn lên cùng sách được phép mang tài liệu vào thi nhưng không được phép sử dụng các thiết bị thông minh - Ảnh: H.HG

Ngày 9-2, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức Hội thi Lớn lên cùng sách với sự tham gia của 200 học sinh tiêu biểu từ lớp 6 đến lớp 9 trên địa bàn TP.

Không giống những năm trước hội thi được tổ chức ở một thư viện, năm nay Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho các thí sinh đi tham quan Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, với yêu cầu các em phải "đọc một trang sách lớn".

"Trang sách lớn ở đây chính là những sự kiện trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Học sinh sẽ đọc lịch sử qua cổ vật, triển lãm tranh, mô hình, số liệu, qua sự thuyết minh của hướng dẫn viên ở bảo tàng...

Như vậy, khái niệm "đọc" đã được mở rộng hơn các năm trước, không gói gọn trong việc đọc văn bản, đọc câu chữ trên sách vở nữa", một thành viên ban tổ chức hội thi giải thích.

Bài văn đạt giải em lớn lên cùng sách 2023 năm 2024

Thí sinh tham gia Hội thi Lớn lên cùng sách nghe thuyết minh tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM - Ảnh: H.HG

Sau khi trải nghiệm hành trình "đọc" rất đặc biệt như trên, các thí sinh trở về phòng thi để thiết kế một quyển sách với chủ đề "Quyển sách lịch sử của tôi". Quyển sách gồm ba phần nội dung chính: những dấu ấn lịch sử, suy nghĩ và cảm xúc đọng lại, lời nhắn gửi của tiền nhân.

Trong đó, ở phần "Lời nhắn gửi của tiền nhân", đề thi cung cấp một văn bản lịch sử (ghi lại hoàn cảnh ra đời và nội dung lời tuyên thệ của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ trước ba quân tướng sĩ khi lên ngôi), từ đó thí sinh ghi lại thông điệp mà các em rút ra qua văn bản này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thí sinh V.H., học sinh lớp 9 ở TP Thủ Đức, cho biết: "Hội thi Lớn lên cùng sách đã mang đến cho em nhiều điều bất ngờ. Bất ngờ ngay từ khi trải nghiệm đến khi chính thức vào phòng thi.

Lúc đầu, khi mới đọc đề thi, em có cảm giác hơi khó. Nhưng khi bình tĩnh lại, em thấy đề thi không khó mà tạo điều kiện để em thoải mái thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua việc trình bày quyển sách lịch sử".

Bài văn đạt giải em lớn lên cùng sách 2023 năm 2024

Một trang sách trong "Quyển sách lịch sử của tôi" - sản phẩm của thí sinh tham gia Hội thi Lớn lên cùng sách - Ảnh: H.HG.

"Choáng ngợp, bồi hồi, nhớ thương" là tất thảy những cảm xúc trong lòng em. Bảo tàng đã đem tặng cho em vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống…", một thí sinh đã viết như thế trong quyển sách lịch sử của mình.

Hội thi Lớn lên cùng sách do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức thường niên từ nhiều năm nay.

Ông Nguyễn Bảo Quốc - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho hay: "Không chỉ duy trì và đẩy mạnh văn hóa đọc trong nhà trường, hội thi còn là cơ hội giúp các em học sinh rèn kỹ năng "đọc nhanh, hiểu nhanh và viết ngắn". Chúng tôi hy vọng các thí sinh sẽ trở thành những "hạt nhân" lan tỏa rộng hơn tình yêu sách trong cộng đồng".

Sáng 12-1, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải hội thi “Lớn lên cùng sách” lần thứ 4 năm học 2018-2019 tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.

Bài văn đạt giải em lớn lên cùng sách 2023 năm 2024

Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT trao bằng khen cho các học sinh đạt giải. Ảnh:TT

Hội thi năm nay có 144 thí sinh đến từ 24 quận, huyện tham gia tranh tài ở các hoạt động gồm: trao đổi phương pháp, kỹ năng đọc sách, trắc nghiệm kiến thức về sách, tham gia một số trò chơi như ai đọc sách nhanh hơn… Và cuối cùng, các em sẽ thực hiện một sản phẩm cụ thể như vẽ tranh, sáng tác thơ, xé giấy dán tranh, làm mô hình… để nói lên suy nghĩ về chủ đề ô nhiễm rác thải.

Với cách viết tinh tế, giàu cảm xúc lại nêu bật được vấn đề ô nhiễm rác thải đang diễn ra rất nghiêm trọng hiện nay, bài thơ “Thương gửi bố của con” của em Phạm Quỳnh Anh, học sinh lớp 8A2 đã giành giải nhất.

Chia sẻ về bài thơ của mình, Quỳnh Anh cho biết em không được ở gần bố như các bạn khác do bố em đang công tác ở đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa. Vì thế viết thư là một trong cách liên lạc thường xuyên, kết nối tình yêu thường giữa 2 bố con.

“Khi nhận được yêu cầu của đề thi, em đã nghĩ ngay đến bố và viết nên bài thơ này. Bài thơ là những dòng tâm sự, tình cảm, những suy nghĩ của em nhắn gửi đến bố yêu thương. Sở dĩ em có thể viết thơ hay như thế là nhờ những quyển sách được bố gửi từ Trường Sa về đất liền. Chính điều đó đã tiếp thêm tình yêu sách trong em”, Quỳnh Anh tâm sự.

Sau đây là bài thơ của Quỳnh Anh

"Con kể cho bố nghe

Chuyện môi trường quanh ta

Có rất nhiều điều hay

Có rất nhiều thú vị

Nhưng bây giờ đã khác

Ngày càng ô nhiễm hơn

Con người không ý thức

Để bảo vệ môi trường

Con kể cho bố nghe

Chuyện về những con người

Không ý thức bảo vệ

Môi trường của chúng ta

Luôn vứt rác bừa bãi

Xuống ống cống, bờ ao

Làm tắc nghẽn cống, ao

Thiếu ý thức không bố?

Trường Sa lạnh không bố

Con thấy có mưa giông

Bố nhớ mặc áo ấm

Nhớ giữ gìn sức khỏe

Giữ biển đảo quê hương

Gió sẽ gửi yêu thương

Của con ra biển lớn

Sóng lại gửi yêu thương

Của bố dạt vào bờ

Hứa với bố của con

Sẽ chăm ngoan đọc sách

Sẽ bảo vệ môi trường

Bảo vệ cuộc sống ta

Bố có hứa với con

Sẽ bình an kiên định

Giữ biển đảo quê hương

Thương gửi bố của con

Thương gửi bố của con!"

Trong khi đó, giải nhất khối 6-7 năm nay đã thuộc về em Nguyễn Bảo Nhi, học sinh lớp 7/1, Trường THCS Nguyễn Du (Gò Vấp) với sản phẩm sáng tạo là bài vè có chủ đề ô nhiễm rác thải.

Cùng ngày, Sở đã trao thưởng cho các thí sinh đạt điểm cao tại hội thi "Văn hay chữ tốt" lần thứ 19, hội thi do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức và Báo Sài gòn giải phóng là đơn vị bảo trợ thông tin.

Năm nay, đối với học sinh khối 8-9, em Hoàng Thanh Trúc, học sinh lớp 8A12, Trường THCS Nguyễn Huệ (quận 12) giành giải nhất với bài thi viết về chủ đề "Mỗi tâm hồn luôn cần một tâm hồn". Ở khối 6-7, giải nhất thuộc về em Trần Nguyễn Khánh Chân, lớp 7A5, Trường THCS Trường Chinh (quận Tân Bình).