Bài Việt gương sáng khuyến học, khuyến tài

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

Bài Việt gương sáng khuyến học, khuyến tài

Bác Nguyễn Văn Hởi trao thưởng cho các em học sinh

Với tâm niệm “Đã nhận nhiệm vụ thì phải làm hết mình”, suốt 9 năm gắn bó, bác Nguyễn Văn Hởi, Chủ tịch Hội Khuyến học (KH) phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa) đã đem hết tâm huyết, trí tuệ phục vụ công tác KH, góp phần đưa phong trào KH, khuyến tài trên địa bàn phường ngày càng phát triển.

Ngay sau khi về nghỉ chế độ, bác Nguyễn Văn Hởi được địa phương tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội KH phường Đông Vệ. Từ khi gắn bó với công tác hội, bác Hởi đã tích cực tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu về công tác KH, đồng thời thường xuyên đi tham khảo cách làm hay của những địa phương có phong trào KH tiêu biểu để học tập. Chỉ sau 2 năm công tác, bác được đánh giá cao và đề xuất bầu bổ sung vào Ủy viên Thường vụ Hội KH TP Thanh Hóa. Từng làm thầy giáo nên bác Hởi có khả năng viết tốt, vì vậy bác được Hội KH TP Thanh Hóa giới thiệu viết bài cho tạp chí KH đất Thanh. Từ đi thực tế viết bài, bác lại có thêm cơ hội học hỏi cách làm KH sáng tạo của các địa phương.

Trên cương vị là Chủ tịch Hội KH, bác Hởi cùng Ban Thường vụ Hội KH phường xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động sát với thực tiễn của địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người, mọi nhà nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của công tác KH, khuyến tài từ đó chung tay xây dựng phong trào KH, khuyến tài ngày một phát triển. Với bác Nguyễn Văn Hởi, làm công tác KH phải có tâm và am hiểu thực tế địa phương mới làm tốt được. Vì thế, bác luôn sát sao cơ sở, dành nhiều thời gian tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đặc biệt là các gia đình học sinh hoàn cảnh khó khăn để có hình thức giúp đỡ phù hợp.

Muốn hoạt động KH được tốt phải có nguồn quỹ KH. Xác định rõ điều này, bác Hởi đã đi tiên phong trong việc vận động ủng hộ quỹ KH địa phương. Khi các tập thể, cá nhân hỗ trợ, bác ghi vào sổ vàng lấy chữ ký để vinh danh tại hội nghị tổng kết công tác KH của phường và thành phố. Bình quân mỗi năm, nguồn quỹ KH của các dòng họ, các phố và của phường huy động được khoảng 700 – 800 triệu đồng. Nhân dịp dự Tết KH đầu xuân Kỷ Hợi 2019 tại phố Quang Trung 1, gia đình đồng chí Vương Văn Việt, Chủ tịch Hội KH tỉnh đã hỗ trợ quỹ KH cho 5 đơn vị là Trường THCS Lê Lợi, Trường Tiểu học Đông Vệ 1, Trường Tiểu học Đông Vệ 2, phố Quang Trung 1 và hội KH phường 100 triệu đồng. Gia đình Giáo sư Lê Viết Ly ủng hộ hội KH phường và Trường Tiểu học Đông Vệ 1 số tiền 40 triệu đồng. Ngoài ra, hàng năm quỹ KH các gia đình tự làm ống tiết kiệm khoảng 1,8 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này đã giúp đỡ, động viên, trao thưởng kịp thời cho hàng nghìn lượt học sinh nghèo, học sinh đạt thành tích cao trong học tập, học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế và những giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy.

Phong trào xây dựng gia đình, dòng họ, khu dân cư hiếu học cũng được bác Nguyễn Văn Hởi quan tâm thường xuyên, chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng lên. Hiện nay, toàn phường có 4.314 gia đình được công nhận “gia đình học tập” (đạt tỷ lệ 80%), có 7/7 dòng họ được công nhận “dòng họ học tập”, 19/19 phố được công nhận “cộng đồng học tập”. Với nhiều thành tích đạt được, Hội KH phường Đông Vệ vinh dự là 1 trong 5 phường, xã của toàn tỉnh được chọn triển khai thí điểm về xây dựng xã hội học tập và phong trào học tập suốt đời; nhiều năm được Trung ương Hội KH Việt Nam và UBND tỉnh tặng Bằng khen. Cá nhân bác Nguyễn Văn Hởi được Trung ương Hội KH Việt Nam tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp KH và UBND tỉnh tặng Bằng khen. Ngoài ra, phường Đông Vệ cũng dẫn đầu thành phố với 26 cá nhân được Trung ương Hội KH Việt Nam tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp KH. Đây cũng là địa phương điển hình được Trung ương Hội KH Việt Nam và một số tỉnh, thành trong nước, các xã, phường trên địa bàn tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Minh Khôi

BÀI DỰ THI

KHUYẾN HỌC KHUYẾN TÀI

Họ và tên: Lê Thị Dung

Đơn vị công tác: Trường TH Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

ĐỀ TÀI:

“Học tập suốt đời, mối quan hệ hữu cơ gắn bó với xây dựng xã hội học tập”

Học tập từ xưa đến nay đã trở thành một truyền thống tốtđẹp của con người Việt Nam ta. Cổ nhân xưa đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông ta: Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc học của toàn dân, vàđến khuyến học, khuyến tài. Học tập là việc suốt đời là một tư tưởng vĩđạivà cóý nghĩa to lớn trong cuộc đời của mỗi con người. Không những thế nó còn có mối quan hệ mật thiết với công cuộc xây dựng xã hội, là chìa khóa mở ra sự phồn thịnh của một quốc gia. Bởi thế mà mới có câu nói: Học tập suốt đời, mối quan hệ hữu cơ gắn bó với xây dựng xã hộ học tập”.

Học tập là quá trình tiếp thu tri thức, tinh hoa của nhân loại. Học tậpđưa con người ta tiếp cận với sự tiến bộ hiệnđại, mở ra những chân trời mới, sự chinh phục những đỉnh cao trên nền tảng củatri thức sẵn có. Học tập là một chuyến đi vô tận từ ngày này sang ngày khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác để nhặt những hạt cát để tự hoàn thiện bản thân và đem đi đóng góp xây dựng đất nước. Không ai trong chúng ta có thể khẳng định học tập là việc ngày một, ngày hai. Kiến thức ta lượm được dù phong phú đến đầu mà không được bồi đắp, gọt rũa thường xuyên thì chẳng khác nào hòn cuội bị nước chảy mòn nơi dòng suối trong veo. Mỗi người cần tự ý thức được ý nghĩa, trách nhiệm đối với việc học chứ không phải coi nó là gánh nặng. Từ xa xưa, những nhà khoa họcđại tài như: Anh-xtanh, Ê-đi-sơn hay ngay Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta chưa bao giờ có điểm nghỉ trong quá trình học hỏi. Họ luôn cố gắng vươn lên, học tập không ngừng nghỉ, tích lũy để trở thành nhà khoa học nổi tiếng, thành danh nhân văn hóa thế giới như Bác Hồ kính yêu. Họ -  những người 2000 có thể đóng góp cho quốc gia và thay đổi cả nền văn minh nhân loại. Bởi họ hiểu, kiến thức bao la và sự ngu dốt cũng là không giới hạn. Con người ta leo lên đỉnh tri thức phải là một quá trình không ngừng nghỉ, ở đó nếu ta ngừng lại, xã hộ sẽ bỏ lại ta. Và khi bị bỏ lại, liệu rằng ta có đóng góp được gì cho xã hội?

Vua Quang Trung trong chiếu lập học đã viết: “Xây dựng đất nước lấy dạy và học làm đầu, cai trị đất nước lấy việc dùng nhân tài làm cấp thiết”. Hay Bác Hồ đã dạy “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập các cháu”. Thật vậy, giáo dục là gốc rễ sự phát triển của một quốc gia. Sự hưng thịnh, suy vọng, tiến bộ hay lạc hậu của cả một dân tộc trước phụ thuộc vào thành tích học tập, những con người biết đem chuyên môn, tri thức của mình để phát triển mọi lĩnh vực của nước nhà. Học tập như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng thế hệ trẻ, đưa chúng cóđủ bản lĩnh và tài năng để lãnhđạo đất nước. Học tập và sự xây dựng xã hội tưởng như mối quan hệ nhân quả, là quá trình trao đổi cho nhau những chất dinh dưỡng hữu cơ để cùng tồn tại để phát triển. Có học tập thì mới có sự phát triển, muốn có sự phát triển thì phải: “Học, học nữa, học mãi” như lời dạy của Lê-nin

Kế tục và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã chủ trương khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, động viên toàn dân tham gia học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, một nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.Vì vậy, phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu, hệ thống tổ chức của hội được kiện toàn, củng cố và lan tỏa đến khắp dòng họ và toàn thể nhân dân. Nội dung, hình thức hoạt động của Hội khuyến học có nhiều đổi mới, chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao, đã thực hiện đúng chủ trương gắn kết giữa hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường với hệ thống học tập ngoài xã hội, để xây dựng một xã hội học tập thực hiện mục tiêu đào tạo con người toàn diện, có ích cho xã hội.

Phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học đã được quan tâm đẩy mạnh và được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với phong trào thi đua xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học; phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài cũng đã mở ra một giải pháp mới, hiệu quả trong việc huy động nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Thông qua phong trào, đã huy động được nhiều nguồn lực to lớn từ các gia đình, cá nhân, tổ chức chính trị – xã hội và doanh nghiệp, đóng góp xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài, cùng chung tay góp sức, chăm lo đến công tác giáo dục đào tạo, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Khuyến học, khuyến tài trường Tiểu học Phù Ninh cũng trở thành một ngọn đèn sáng hoàn thành nhiệm vụ dẫn đường chỉ lối cho học sinh  đạt được nhiều thành tích nổi bật, góp phần vào rạng danh đất nước và có hành trang vững vàng, khát khao rộng mở để trở thành công dân xuất sắc của nước nhà. Khuyến học, khuyến tài  - Chắp cánh ước mơ” là chương trình có ý nghĩa nhân văn cao cả, góp phần động viên, chia sẻ, vinh danh các em học sinh, thầy cô giáo có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và giảng dạy.

Hội khuyến học Trường Phù Ninh trong những năm qua luôn là người bạn đồng hành, chia sẻ và chung vui trên con đường gặt hái thành công của các em học sinh, là bước nệm hậu thuẫn phía sau giúp học sinh và giáo viên thêm tự tin hoàn thành nhiệm vụ, là ngọn đuốc thổi lên phong trào học tập khắp các huyện . Mong rằng, trong tương lai, học sinh Trường Tiểu học Phù Ninh nói chung và huyện Phù Ninh nói riêng, sẽ là những ngôi sao sáng, là nhựa sống căng tràn trong lòng của Tổ quốc Việt Nam.

                                                             Phù Ninh, ngày 6/11/2019

                                                                        Người viết

                                                                                                                             Lê Thị Dung