Bản mô tả sáng kiến kinh nghiệm 2018

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Mã số:

- Họ và tên : DANH HOÀI TÂM

- Chức danh: Giáo viên

- Đơn vị công tác : Trường THPT Hòa Hưng

huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.

1.Tên sáng kiến:

Hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong sách giáo khoa môn Địa lí lớp 7.

  1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy
  2. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết

- Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp:

Một thực tế đã diễn ra trong nhiều năm qua ở trường THPT Hòa Hưng là đa số học sinh khối 7 các em e ngại khi học tập bộ môn Địa lý vì phải ghi nhớ rất nhiều số liệu khi phân tích các biểu đồ cụ thể là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

Các em chưa có một phương pháp học tập phù hợp và đạt hiệu quả cao trong giờ học Địa lý.

Vì vậy có nhiều em học sinh chưa có hứng thú học tập bộ môn, cho nên kết quả học tập đạt chưa cao.

- Sự cần thiết của việc đề suất giải pháp:

Chúng ta đã biết nếu các em biết phân tích biểu đồ nhiệt và lượng mưa thì các em sẽ dễ dàng hiểu về đặc điểm khí hậu của bất một vùng đất nào trên thế giới.

Trong sách giáo khoa địa lí 7 có rất nhiều biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để các em tham khảo và tìm hiểu.

Nếu biết cách phân tích biểumột cách có hiệu quả thì các em sẽ không còn e ngại vì phải ghi nhớ nhiều số liệu và e ngại khi học tập bộ môn Địa lí.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh tự phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong sách giáo khoa môn Địa lí cấp THCS.

- Nội dung giải pháp: được thực hiện khái quát qua các bước sau:

Bước 1: Xác định các đối tượng thể hiện trong biểu đồ.

  • Yêu cầu hs cho biết nhưng yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ?Trong thời gian bao lâu?

+ Yếu tố nào được biểu hiện theo đường?

+ Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột?

- Yêu cầu hs cho biết trục bên phải; trục bên trái dùng để đo tính đại lượng nào?

+ Xác định đơn vị tính nhiệt độ và đơn vị tính lượng mưa?

Bước 2: Đọc các đại lượng nhiệt độ và lượng mưa cần khai thác.

  1. Đọc đại lượng nhiệt độ cần khai thác:

+ Tháng nóng nhất là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu? Tháng lạnh nhất là tháng mấy, nhiệt độ là bao nhiêu?

+ Chênh lệch nhiệt độ (biên độ nhiệt) ? Nhiệt độ trung bình năm?

  1. Đọc đại lượng mưa cần khai thác:

+ Mưa nhiều nhất vào tháng nào? Lượng mưa là bao nhiêu? Mưa ít nhất là tháng nào? Lượng mưa là bao nhiêu?

+ Mùa mưa từ tháng nào đến tháng nào, mùa khô từ tháng nào đến tháng nào?
Bước 3: Tiến hành phân tích các yếu tố được yêu cầu.

Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Singapore

Để xác định được tháng nóng nhất, cần hướng dẫn học sinh làm theo cách sau:

Học sinh xác định đỉnh cao nhất của đường biểu diễn màu đỏ, đó là thời điểm nhiệt độ cao nhất. Các em cần đặt thước kẻ của mình trùng với điểm nhô lên cao nhất đó nằm ngang song song với trục hoành cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ tại điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng cao nhất. Sau đó học sinh quay thước kẻ hạ vuông góc từ điểm đó xuống trục hoành. Đọc số chỉ tháng ở trục hoành để xác định tháng nóng nhất.

Để xác định nhiệt độ tháng thấp nhất, học sinh cần tìm được điểm thấp nhất trên đường biểu diễn màu đỏ. Sau khi xác định được điểm đó, đặt thước kẻ ngang với điểm đó song song với trục hoành, cắt trục tung bên phải tại một điểm. Đọc trị số nhiệt độ ở điểm đó sẽ xác định được nhiệt độ tháng thấp nhất.

Biên độ nhiệt năm được tính bằng hiệu của tháng nóng nhất với tháng lạnh nhất.

Để xác định lượng mưa tháng cao nhất và tháng thấp nhất, học sinh cần tìm cột màu xanh cao nhất và cột thấp nhất. Đối với lượng mưa, dưới chân cột đã được đánh số tháng nên học sinh có thể đọc được ngay. Đặt thước lên đầu cột cao nhất hoặc thấp nhất đó, nằm ngang song song với trục hoành, cắt trục tung bên trái tại một điểm. Đọc trị số tại trục tung bên trái sẽ xác định được tháng mưa nhiều nhất hay ít nhất đó là bao nhiêu.

Bước 4: Trình bày các kết quả đã khai thác.

Trên cơ sở lựa chọn các đối tượng khai thác ở bước 3 học sinh hoàn thiện các kiến thức và trình bày kết quả.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp

Giải pháp đã áp dụng có hiệu quả tại 2 năm học vừa qua ở lớp 7 và có khả năng mở rộng cho toàn khối THCS của trường THPT Hòa Hưng.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

Trong quá trình triển khai, áp dụng qua hai năm học gần đây là năm học: 2014 - 2015 và năm học: 2015 2016, tôi đã nhận thấy có những kết quả:

Tỉ lệ học sinh tự phân tích được biểu đồ theo thời gian ngày càng tăng, các em đã hình thành được các kĩ năng khai thác lược đồ. Vì vậy việc phân tích lược đồ ngày càng có hiệu quả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức. Qua đó, ngày càng có nhiều em học sinh yêu thích học bộ môn hơn.

Từ đó, tỷ lệ học sinh yếu và học sinh trung bình ngày càng giảm, số học sinh khá, giỏi ngày càng tăng. Kết quả cụ thể qua ba năm như sau:

Năm họcGiỏiKháTrung bìnhYếu
2014 201510%30%45%15%
2015 201615%35%40%10%

3.5. Tài liệu kèm theo gồm:

- Sách giáo khoa địa lí 6,7,8,9

- Các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong chương trình dạy học

Hòa Hưng, ngày 10 tháng 03 năm 2017

Người mô tả

Danh Hoài Tâm