Bản tự nhận xét đánh giá kết quả thử việc năm 2024

Báo cáo thử việc là hoạt động nhân viên phải hoàn thành sau khi kết thúc quá trình thử việc. Bên cạnh danh sách mô tả những công việc mà bạn hoàn thành trong thời gian qua, thì nội dung tự đánh giá bản thân chính là phần quan trọng vì nhà tuyển dụng một lần nữa sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Vậy Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc như thế nào. Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn đọc giả tham khảo.

Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc [2023]

1. Tự đánh giá bản thân là gì?

Tự đánh giá bản thân [Self-assessment] là quá trình mỗi cá nhân tự nhìn nhận khách quan những tố chất, kỹ năng, kiến thức mà bản thân có được. Đánh giá xem với những năng lực đó, chúng ta có thể làm gì và không thể làm gì khi phải đối mặt với nhiều vấn đề đa dạng mà cuộc sống đặt ra, biết được tiềm năng và thế mạnh bản thân cần phát huy.

Đây là một kỹ năng mềm quan trọng được nhà tuyển dụng đánh giá cao, bởi lẽ, ứng viên không hiểu rõ ưu nhược điểm bản thân, không biết tố chất nổi bật nào của mình tương thích với vị trí tuyển dụng thì làm sao có thể nỗ lực gắn bó lâu dài cùng công việc và doanh nghiệp tuyển dụng.

2. Vai trò của việc tự đánh giá bản thân

Mỗi kỹ năng mềm mang đến cho ta những giá trị riêng, đối với kỹ năng tự đánh giá bản thân, tầm quan trọng mang đến cho mỗi cá nhân sở hữu luôn hướng đến giá trị tương lai:

2.1. Chủ động hoàn thiện bản thân

Tự đánh giá bản thân chính là cách thức giúp chúng ta nhận ra những thiếu sót đang hiện hữu ở hiện tại. Từ nhận thức đó, ý thức cải thiện bản thân, khắc phục nhược điểm hình thành, mang đến cho ta động lực hoàn thiện mình tốt hơn từng ngày.

2.2. Hiểu được vị thế bản thân

Khi chúng ta chưa đánh giá đúng bản thân, một tình trạng rất dễ xảy ra đó là sự tự ti, e dè và thiếu quyết đoán. Chúng ta không nghĩ ta xứng đáng có được điều đó mà nghĩ rằng phải nhún nhường thì mới có được điều đó, hoặc đôi khi cứ mãi níu kéo cái không thật sự phù hợp với mình vì sợ sẽ không tìm thấy cái khác tốt như vậy. Hiểu được vị thế bản thân, chúng ta sẽ tự tin đưa ra những lựa chọn và quyết định cho tương lai, tin tưởng năng lực bản thân và khẳng định giá trị của mình trong các mối quan hệ với mọi người.

2.3. Thiết lập mục tiêu tương lai chuẩn xác

Điều tốt đẹp trong xã hội này rất nhiều, nhưng chúng ta chỉ có thể chinh phục những điều tốt đẹp mà bản thân thật sự có năng lực phù hợp. Nếu chọn sai mục tiêu, vừa mất thời gian, vừa hụt hẫng tinh thần. Nhờ kỹ năng tự đánh giá bản thân, chúng ta biết được ưu điểm của mình ở đâu, từ đó thiết lập mục tiêu chuẩn xác, chinh phục mục tiêu thuận lợi.

3. Cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc chuẩn nhất

Đối với cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc hiện nay thì không còn quá khó khăn. Thậm chí, một số nơi còn có mẫu sẵn và các bạn chỉ cần điền thông tin nhận xét, đánh giá là được. Tuy nhiên, nói thì dễ, nhưng khi bắt tay vào làm lại không hề đơn giản. Để có thể điền thông tin vào bản tự nhận xét, đánh giá kết quả thử việc sao cho đúng chuẩn và hay không phải điều dễ dàng mà ai cũng làm được.

3.1. Phần thông tin chung

- Một bản tự nhận xét kết quả thử việc sẽ bao gồm có 3 phần chính. Tuy nhiên, trước khi đi vào nội dung của 3 phần này, các bạn tuyệt đối không thể quên các thông tin chung theo quy tắc của một mẫu văn bản hành chính đó là quốc hiệu, tiêu ngữ. Thông tin này sẽ được viết đầu tiên, đặt chính giữa như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

- Tiếp đến sẽ là tên của văn bản, các bạn cần viết in hoa, đậm và căn giữa ở ngay dưới quốc hiệu, tiêu ngữ: BẢN TỰ NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỬ VIỆC.

Phần thông tin chung

- Chắc chắn trong bản tự nhận xét kết quả thử việc không thể thiếu thông tin của người nhận và ở đây, các bạn sẽ cần trình bày thật chính xác, rõ ràng cơ quan, tổ chức cùng bộ phận sẽ nhận mẫu văn bản này.

Ví dụ như bạn thử việc tại trường học thì sẽ ghi là Kính gửi: Hiệu trưởng trường hay thử việc tại công ty thì sẽ ghi là Kính gửi: Ban Giám đốc công ty

3.2. Phần thông tin cá nhân của người lập văn bản

Đối với phần thông tin cá nhân cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần liệt kê ra một số thông tin liên quan đến bản thân mình một cách đầy đủ, chính xác bao gồm:

Phần thông tin cá nhân của người lập văn bản

- Họ và tên của bạn

- Ngày tháng năm sinh của bạn

- Quê quán ở đâu? Trú quán ở đâu?

- Nghề nghiệp hiện tại là gì?

- Đơn vị công tác, vị trí, chức vụ đảm nhận

3.3. Phần tự đánh giá về những ưu điểm của bản thân

Nội dung tiếp theo cũng là 1 trong 2 phần quan trọng nhất của bản tự nhận xét kết quả thử việc. Đây là phần mà bạn sẽ tự đánh giá về những ưu điểm, thành tích mà mình thực hiện được trong thời gian thử việc tại tổ chức, công ty. Toàn bộ những thông tin này sẽ cần đảm bảo thật khách quan, đúng sự thật và căn cứ theo quá trình làm việc. Cụ thể, bạn có thể viết câu dẫn là: Trong thời gian làm việc/giảng dạy tại công ty/trường từ ngày, tháng, năm đến nay, tôi tự nhận xét, đánh giá về ưu điểm của mình như sau:

Phần tự đánh giá về những ưu điểm của bản thân

- Thứ nhất, đánh giá về tư tưởng chính trị: đối với phần này, hãy xem xét trong quá trình làm việc bạn có thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, quy định pháp luật, nhà nước, hay không. Bạn có thể tự đánh giá về bản thân của mình như là: Bản thân luôn chấp hành tốt các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt nội quy, quy chế chuyên môn của công ty/tổ chức. Tôi cũng có quan điểm lập trường vững vàng, yêu nghề, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thứ hai, đánh giá về phẩm chất, đạo đức, lối sống: những vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống của các cá nhân cũng là điều mà tổ chức, công ty rất quan tâm. Bản thân bạn là người luôn tuân thủ, chấp hành thật tốt những quy định này thì hãy tự nhận xét để tổ chức và công ty thấy được.

Ví dụ, các bạn có thể viết như sau: Luôn tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, không sống xa hoa, lãng phí, không mê tín dị đoan, chống các biểu hiện tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến công ty, luôn nêu cao tinh thần tự phê bình, biết tự sửa đổi và rèn luyện bản thân để xứng đáng với vị trí làm việc tại công ty. Là người có lối sống lành mạnh, giản dị, hòa đồng với mọi người, biết kính trên nhường dưới, không làm mất đoàn kết nội bộ, thường xuyên giúp đỡ các đồng nghiệp trong công ty.

- Thứ ba, đánh giá về tình hình thực hiện chuyên môn: trong phần này, các bạn hãy đưa ra nhận xét về những kết quả tốt mà mình đã đạt được sau thời gian thử việc, nhận xét mình luôn đảm bảo hoàn thành các công việc được giao. Đây cũng chính là phần mà các bạn có thể chứng minh năng lực, trình độ của bản thân mình trong công việc, là cơ sở để nắm lấy cơ hội làm việc chính thức tại công ty, tổ chức. Ví dụ bạn có thể liệt kê ra một số ưu điểm, thành tích nổi bật như là:

Những ưu điểm trong quá trình thử việc

- Bản thân tôi luôn nêu cao tinh thần học hỏi ở đồng nghiệp, cấp trên, từng bước cố gắng, bồi dưỡng để hoàn thành nhiệm vụ được giao, thường xuyên tham gia vào các hoạt động chuyên môn tại công ty cũng như các hoạt động liên quan khác do bộ phận tổ chức như:

+ Tham gia đầy đủ các buổi họp tuần, họp giao ban

+ Tham gia các sự kiện, chương trình do công ty tổ chức

+ Đi công tác theo sự phân công của cấp trên

+ Tham gia teambuilding do bộ phận tổ chức

- Đạt được những thành tích, kết quả tốt sau thời gian thử việc tại công ty như là lọt top doanh số đứng đầu tháng, nhân viên có hoạt động sôi nổi, thường xuyên vượt chỉ tiêu công việc,

Trình bày những thành tích đạt được khi thử việc

Đối với nội dung này, dù là phần ưu điểm và bạn tự đánh giá về mình, tuy nhiên cũng cần lưu ý viết thông tin có căn cứ, khách quan, không PR hay nói khống về những thông tin sai sự thật. Vì những người quản lý, ban lãnh đạo cũng đều quan sát, theo dõi và biết được bạn làm việc như thế nào, có đánh giá riêng theo cách nhìn của họ. Do đó, hãy viết sao cho phù hợp với năng lực thực sự của mình nhé. Bởi họ cũng đã có sự đánh giá bạn bằng khung năng lực riêng rồi, tốt nhất bạn đừng nói khống lên.

3.4. Phần tự đánh giá về những hạn chế của bản thân

Sau khi đã tự đánh giá những ưu điểm của bản thân, các bạn sẽ nhận xét về những hạn chế, khuyết điểm mình từng mắc phải trong quá trình thử việc. Đối với phần này, thực tế sẽ không có lợi cho các bạn nếu mắc quá nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên, hãy thành thật nêu ra và cam kết rút kinh nghiệm để tổ chức, công ty thấy được bạn có định hướng thay đổi trong tương lai. Vì nếu bạn giấu, không nhắc đến thì trong quá trình theo dõi, phía quản lý, lãnh đạo công ty vẫn sẽ biết bạn chưa thực hiện được nhiệm vụ gì hay mắc phải sai sót gì. Bạn cũng nên viết thêm mục tiêu nghề nghiệp của bạn 3-5 năm tới và thể hiện quyết tâm cố gắng phấn đấu.

Phần tự đánh giá về những hạn chế của bản thân

Ví dụ, bạn thử việc giáo viên tại trường mầm non thì có thể viết phần tự đánh giá về khuyết điểm như là: Trong quá trình thử việc, bên cạnh những mặt đã làm được, bản thân tôi còn chưa nắm bắt được hết chương trình đổi mới trong chăm sóc, giáo dục trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, do đó hiệu quả công việc đạt được chưa cao. Tôi sẽ cố gắng để khắc phục, tự học hỏi để nâng cao trình độ, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ tốt hơn. Kính mong ban lãnh đạo đóng góp ý kiến để bản thân tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Cuối cùng, bạn sẽ cần gửi đến phía công ty, tổ chức lời cảm ơn chân thành nhất kèm theo các thông tin về thời gian lập bản tự nhận xét kết quả thử việc, bỏ trống phần ý kiến của công ty/tổ chức và ký, ghi rõ họ tên của mình ở phía cuối.

4. Một số sai lầm cần tránh khi viết bản tự nhận xét kết quả thử việc

Khi viết bản tự nhận xét, đánh giá kết quả thử việc của bản thân, để đảm bảo đúng chuẩn và ấn tượng nhất, các bạn cần lưu ý và tránh một số sai lầm đáng tiếc sau:

- Không nhận xét về bản thân quá dài dòng, chỉ nên dừng lại ở 1 2 trang giấy cho toàn bộ văn bản. Đây cũng là quy định bắt buộc đối với một số tổ chức, cơ quan. Hơn nữa, việc tự khen bản thân quá nhiều trong khi người khác cũng đã hiểu, nắm rõ về năng lực, các yếu tố liên quan đến bạn cũng không phải là điều có lợi. Do đó, hãy trình bày nội dung thật ngắn gọn, súc tích, vừa đủ ý là được.

- Văn phong trong bản tự nhận xét kết quả thử việc cần đảm bảo phù hợp, chuyên nghiệp, nghiêm túc, không dùng từ ngữ địa phương gây khó hiểu hay các từ ngữ nhạy cảm đưa vào văn bản.

Một số sai lầm cần tránh khi viết bản tự nhận xét kết quả thử việc

- Tuyệt đối tránh lỗi chính tả, đây là điều tối kỵ đối với 1 văn bản hành chính nói chung và bản tự nhận xét kết quả thử việc nói riêng. Bởi nếu bạn mắc các lỗi chính tả, người đọc sẽ cảm thấy bạn thiếu cẩn thận, không chuyên nghiệp và chắc chắn sẽ không ai muốn ký hợp đồng lao động với 1 người có phong cách làm việc như vậy.

- Thông tin đưa vào bản tự nhận xét kết quả thử việc cần khách quan, đúng sự thật, không nói dối, phóng đại, PR quá lố về bản thân.

5. Mẫu tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc

Mỗi tổ chức sẽ có sẵn mẫu báo cáo thử việc khác nhau, trường hợp không có mẫu quy chuẩn, bạn có thể tham khảo những mẫu tự đánh giá mà quân sư TalentBold chia sẻ dưới đây:

5.1. Mẫu dành cho các vị trí công việc trong cơ quan nhà nước

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

………….., ngày…tháng…năm…

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM TRONG THỜI GIAN TẬP SỰ

Kính gửi: Ban giám hiệu trường ….

Tên tôi là: ……………………………………………………………..

Sinh ngày: …………………………………………………………….

Trình độ chuyên môn: …………………………………………….

Đơn vị công tác: …………………………………………………….

Nhiệm vụ được phân công: …………………………………….

Sau thời gian được tuyển dụng vào ngành giáo dục, hiện nay tôi đã hết thời gian thử việc. Tôi xin tự kiểm điểm về quá trình công tác của bản thân như sau:

1. Về phẩm chất đạo đức lối sống:

Luôn có lập trường tư tưởng vững vàng, yên tâm công tác.

Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.

Thực hiện nghiêm túc các quy định về chuyên môn cũng như nội quy của ngành, của trường đề ra.

Phẩm chất đạo đức lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị.

Thường xuyên trau dồi phẩm chất của người giáo viên.

Luôn xác định rõ nhiệm vụ của mình.

Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể ở địa phương cũng như nơi cư trú.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

Đoàn kết, thân ái với bạn bè đồng nghiệp.

Có ý thức xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết.

2. Về thực hiện nhiệm vụ được giao

Trong thời gian qua, bản thân tôi luôn phục tùng sự phân công của BGH nhà trường, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bản thân luôn ý thức học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác, hết lòng vì học sinh. Tham gia đầy đủ, tích cực các phong trào của ngành, của trường đề ra.

3. Tóm tắt ưu khuyết điểm chính.

Ưu điểm: Lập trường tư tưởng vững vàng. Nhiệt tình trong công tác, có lối sống trong sạch.

Khuyết điểm: Còn e dè trong sinh hoạt tập thể. Xử lý các tình huống sư phạm còn lúng túng.

4. Tự đánh giá xếp loại

Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trên đây là bản tự nhận xét đánh giá về quá trình tập sự của bản thân tôi. Rất mong được sự góp ý của cấp trên.

Ý kiến đánh giá của lãnh đạo Người tự nhận xét

[Hiệu trưởng nhà trường] [Ký và ghi rõ họ tên]

4.2. Mẫu dành cho báo cáo thử việc tại doanh nghiệp tư nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————–

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC

Kính gửi:

- Ban Giám đốc công ty…

- Phòng Hành chính – Nhân sự

- Quản lý bộ phận …….

Tôi tên là: ……………

Sinh ngày: ……………

Ký hợp đồng lao động thử việc tại:

+ Đơn vị: ………..

+ Vị trí: ……………….

Thời gian hợp đồng thử việc từ ……… đến……….

Nhiệm vụ được phân công trong thời gian thử việc:

STT

Công việc chính

Công việc phụ

1

2

Sau thời gian được tuyển dụng vào công ty ………….., hiện tôi đã hoàn thành xong thời gian thử việc [… tháng]. Tôi xin được phép tự kiểm điểm về quá trình thực hiện hợp đồng lao động thử việc của bản thân như sau:

1. Phẩm chất đạo đức và thái độ làm việc:

Đi làm đúng giờ, hoàn thành công việc rồi mới ra về

Luôn tuân thủ quy định do công ty đưa ra, tham gia đầy đủ mọi buổi họp giao ban

2. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao:

STT

Công việc đã thực hiện

Kết quả hoàn thành

Đánh giá của cấp trên

1

2

3

3. Tóm tắt Ưu và Khuyết điểm trong công việc:

  1. Ưu điểm:

Sắp xếp, bố trí quy trình làm việc hợp lý, xử lý công việc kịp tiến độ.

Sử dụng tốt phần mềm chuyên môn, đã áp dụng vào quy trình làm việc thực tế

Học hỏi nhanh những nghiệp vụ chuyên ngành, đặc biệt là các tiêu chuẩn khi thương thảo hợp đồng với khách hàng

  1. Khuyết điểm:

Chưa thuần thục trong quá trình triển khai công việc nên tốc độ hoàn thành còn chậm, cần rèn luyện

4. Quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, khách hàng:

Tuân thủ mọi quy định, chỉ đạo từ cấp trên

Hòa đồng, lắng nghe và tiếp thu góp ý, hướng dẫn từ người hướng dẫn và các anh chị đồng nghiệp

Nhiệt tình hướng dẫn khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ ngoài giờ.

5. Tự đánh giá xếp loại:

Hoàn thành nhiệm vụ được giao tại vị trí phụ trách

Tự đánh giá: Đạt kết quả thử việc

Trên đây là bản kiểm điểm cá nhân trong thời gian thử việc của tôi. Rất mong được sự góp ý và nhận xét đánh giá của Ban Lãnh đạo Công ty/Doanh nghiệp.

Ý kiến đánh giá từ Quản lý bộ phận

Trên đây là bài viết về Tự đánh giá bản thân trong báo cáo thử việc [2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Chủ Đề