Bảng đánh giá nhân viên y tế theo thang điểm

Tiếp nối việc xác định 28 nhóm hoạt động trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo, Sở Y tế vừa xây dựng xong dự thảo “Bảng điểm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ về hoạt động chăm sóc sức khoẻ của địa phương”.

Đây là cách đánh giá theo kết quả đầu ra của công tác chăm sóc sức khoẻ người dân theo từng địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Với cách đánh giá theo chuẩn đầu ra này sẽ giúp cho lãnh đạo địa phương phát huy những mặt tích cực, đồng thời giúp nhận diện ra những vấn đề ưu tiên cần được quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn, cần đầu tư nhiều nguồn lực hơn, cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn.

Bảng điểm đánh giá kết quả hoạt động y tế theo địa bàn quận, huyện và thành phố Thủ Đức được thiết kế thành 8 nhóm, bao gồm: [1] Hiệu quả về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; [2] Hiệu quả triển khai công tác y tế cộng đồng trên địa bàn; [3] Hiệu quả công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn; [4] Hiệu quả công tác dân số trên địa bàn; [5] Thu hút người dân đến khám chữa bệnh ban đầu tại TYT trên địa bàn; [6] Hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế trên địa bàn; [7] Hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trên địa bàn; [8] Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tại địa phương.

Như vậy, kết quả chăm sóc sức khoẻ người dân theo địa bàn là sự phản ánh khách quan về sự nỗ lực và phối hợp hoạt động giữa các đơn vị y tế trực thuộc UBND quận, huyện bao gồm: Phòng y tế, Trung tâm y tế, Trạm y tế phường, xã với sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Điểm đáng lưu ý của bảng điểm này đó là bao gồm cả điểm cộng về tính sáng tạo trong tổ chức hoạt động và điểm trừ trong công tác quản lý nhà nước về hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn, công tác phòng chống dịch kém hiệu quả, công tác truyền thông – giáo dục sức khoẻ đến người dân chưa đạt yêu cầu,…

Sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp từ UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Sở Y tế sẽ điều chỉnh, bổ sung và báo cáo UBNDTP cho phép áp dụng đánh giá hàng năm, có sơ kết rút kinh nghiệm để hoàn thiện công cụ đánh giá này, góp phần nâng cao hiệu quả công vụ, hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khoẻ người dân.

Đánh giá nhân viên hiện đang trở thành bài toán nhức nhối trong mỗi doanh nghiệp, bởi hệ thống tiêu chí đánh giá chưa được chuẩn hóa, không có thang đo phù hợp với năng lực và hiệu suất thực hiện công việc của nhân viên. Với mong muốn gỡ rối cho các nhà quản lý trong công tác đánh giá nhân viên, 1Office sẽ cung cấp cho bạn biểu mẫu đánh giá nhân viên theo KPI cho các phòng ban đầy đủ, chi tiết nhất và giải pháp quản trị thành tích số hóa toàn diện, hiệu quả phù hợp cho các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay.

Mục lục

Đánh giá nhân viên theo KPI là phương pháp đánh giá hiệu quả công việc và năng lực của nhân viên theo chỉ tiêu KPI [Key Performance Indicator]. Tùy vào từng phòng ban sẽ có những chỉ tiêu KPI khác nhau.

Mục đích của đánh giá nhân viên theo KPI là giúp nhà quản lý theo dõi được hiệu suất làm việc của nhân viên để làm căn cứ đưa ra các chính sách đãi ngộ, lương thưởng, đề bạt phù hợp với năng lực từng người, đồng thời lên kế hoạch đào tạo để phát triển nhân viên.

2. Các tiêu chí đánh giá nhân viên theo KPI

2.1. Gắn kết với chiến lược

Các tiêu chí đánh giá nhân viên theo KPI được đưa ra phải gắn kết với chiến lược, mục tiêu và văn hóa của tổ chức.

2.2. Tính phù hợp

Chỉ tiêu KPI phải đánh giá được hầu hết những khía cạnh của thành tích, ví dụ như mức độ thực hiện công việc, năng lực chuyên môn của nhân viên để đáp ứng được kết quả đầu ra, tác phong khi thực hiện nhiệm vụ,…

2.3. Tính tin cậy

Tiêu chí này đề cập đến sự nhất quán trong quy trình đánh giá nhân viên theo KPI. Điều này có thể hiểu là bản thân hệ thống đánh giá sẽ ít bị ảnh hưởng bởi sự thiên vị cá nhân. Thêm vào đó độ tin cậy của hệ thống đánh giá còn thể hiện tính khách quan, không phụ thuộc vào thời điểm đánh giá.

2.4. Được chấp nhận

Hệ thống đánh giá công việc theo KPI phải được ủng hộ từ cả hai phía: phía đánh giá và phía bị đánh giá. Thêm vào đó, hệ thống đánh giá phải tỏ ra công bằng từ quy trình đánh giá, thực hiện việc đánh giá và kết quả đưa ra sau cùng.

2.5 Cụ thể

Là các quá trình đánh giá thành tích và các chỉ tiêu KPI phải chỉ rõ với nhân viên những gì họ cần đạt được để hoàn thành công việc và bằng cách nào để đạt được những thành tích như vậy.

Thiết lập và quản lý KPI cho từng vị trí nhân sự, phòng ban nhanh chóng với: \>> TOP 12 Phần mềm đánh giá KPI nhân viên hiệu quả nhất hiện nay

3. Quy trình 4 bước thiết lập bảng KPI đánh giá nhân viên

3.1. Thiết lập mục tiêu chung của công ty

Để đánh giá hiệu quả công việc theo KPI, trước hết cần thiết lập mục tiêu chung cho cả công ty. Đây là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của ban lãnh đạo. Mục tiêu chung của công ty thể hiện tầm nhìn và định hướng phát triển trong tương lai. Mục tiêu được thể hiện trên tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm: kinh tế, tài chính, xã hội, khách hàng, sản phẩm,…

Doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu OKR để thiết lập hệ thống mục tiêu của tổ chức. Mô hình OKR bao gồm 2 yếu tố chính là Mục tiêu [Objectives] và Kết quả then chốt [Key results] cần đạt được để hiện thực hóa mục tiêu ấy.

Ví dụ:

Mục tiêu chung quý 3 năm 2022: Đẩy mạnh và phát triển nhanh chóng hoạt động kinh doanh

Kết quả then chốt:

  • Doanh thu đạt 10 tỷ VNĐ
  • Số khách hàng mới đạt 3000 người
  • Số khách hàng quay lại đạt 25%
    Xem thêm: Mục tiêu doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng mục tiêu kinh doanh hiệu quả

3.2. Xác định chỉ tiêu đánh giá KPI cho từng Bộ phận

Mỗi mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được phân bổ cho từng phòng ban đảm nhiệm. Vì vậy sau khi xác định được mục tiêu chung của tổ chức, bạn sẽ cần thiết kế KPI cho phòng ban/bộ phận để đáp ứng được mục tiêu ấy.

Ví dụ: Từ mục tiêu chung được ví dụ ở trên ta có để xây dựng hệ thống KPI cho phòng Kinh doanh như sau:

  • Doanh thu từ khách hàng mới: 7 tỷ
  • Doanh thu từ khách hàng resale: 3 tỷ
  • Số lượng sản phẩm bán ra: 10.000

3.3. Xác định chỉ tiêu đánh giá KPI cho vị trí chức danh [nhân viên]

Sau khi thiết lập được chỉ tiêu KPI cho Phòng ban chức năng, các Leader sẽ chia KPI chung của phòng cho từng nhân sự, việc xác định KPI được thực hiện theo các bước sau:

  • Nhiệm vụ chính: Nhân viên cần thực hiện những công việc gì để đạt được mục tiêu?
  • Kết quả đầu ra: Kết quả đầu ra tối thiểu của những nhiệm vụ trên là gì?
  • Mục tiêu: Những mục tiêu nào cần đạt được để thỏa mãn kết quả đầu ra?
  • Tiêu chí đo lường: Các đơn vị để đo lường mục tiêu cần đạt được
  • KPIs: Xác định KPIs bằng con số cụ thể dựa trên các tiêu chí đo lường tương ứng

Mẫu xác định chỉ tiêu đánh giá KPI cho vị trí Nhân viên bán hàng

Nhiệm vụ chính Kết quả đầu ra Mục tiêu Tiêu chí đo lường KPIs Bán hàng Khách hàng mua hàng với mức giá hợp lý – Tăng số lượng khách hàng mua hàng với giá hợp lý

– Tăng số lượng hàng bán ra trong tháng

– Doanh thu

– Lãi gộp

100 triệu đồng/tháng Quản lý và thu hồi công nợ Giữ công nợ dưới hạn mức Giảm nợ quá hạn Tỷ lệ % nợ quá hạn

Chủ Đề