Bánh củ cải bán ở đậu

Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân Sài Gòn nhưng với những người con ở mảnh đất nổi tiếng với câu chuyện về chàng công tử Bạc Liêu "đốt tiền nấu trứng" thì đây là một món ăn bình dị, đơn giản và thân quen. Có nguồn gốc của người Hoa, đơn giản với phần vỏ bánh và nhân tôm thịt bên trong nhưng bánh củ cải là món ăn đặc sản mà ai đã được ăn một lần sẽ không thể nào quên được vị hăng hăng đặc trưng của củ cải.

Bánh củ cải ở Sài Gòn được hấp chín và ăn kèm với nước chấm chua ngọt.

Nếu có dịp về Bạc Liêu, bạn sẽ thấy bánh củ cải được bán nhiều trong các ngôi chợ. Vỏ bánh được làm từ bột mì và bột củ cải, nhân làm từ tôm thịt. Vỏ bánh được tráng mỏng như bánh ướt, phần nhân cho lên trên và cuốn tròn lại như bánh cuốn, xếp đều lên đĩa, rắc lên trên một ít mỡ hành, bánh được ăn kèm với rau diếp cá, húng quế, xà lách cùng chén nước chấm chua ngọt.

Tuy nhiên, quán đặc sản Bạc Liêu ở Sài Gòn lại chế biến và thưởng thức bánh củ cải theo một cách hoàn toàn khác nhưng vẫn không làm thay đổi hương vị đặc trưng của chiếc bánh. Vỏ bánh cũng được làm từ bột mì pha với với bột củ cải theo một tỷ lệ nhất định, thay vì tráng bột thì người bán ở đây đun chín nước sôi, cho hỗn hợp bột trên vào một cái mâm, chế nước sôi vào và trộn đều, dùng tay nhồi cho đến khi bột dẻo, dai và mịn.

Phần nhân bánh cũng được làm từ tôm, thịt nhưng có thêm một ít củ cải và cà rốt thái sợi mỏng. Tôm bỏ vỏ, giã hơi dập, trộn đều với thịt nạc heo được băm nhuyễn, xào chín và nêm gia vị vừa ăn. Bột được chia thành từng phần nhỏ, cán mỏng, cho phần nhân vào giữa, thêm một ít sợi củ cải và cà rốt, ép kín lại theo hình bán nguyệt rồi đem hấp chín.

Quảng cáo

Ngoài phần nhân làm từ tôm thịt, bánh củ cải hấp còn có thêm cà rốt và củ cải được thái sợi.

Chiếc bánh hấp chín có màu trắng, vỏ bánh mỏng để lộ phần nhân có màu đỏ và thơm mùi củ cải. Khi ăn bánh, người ta cho vào một ít nước chấm thơm ngon, có vị hơi ngọt đặc trưng được làm từ nước mắm, chanh, đường và tỏi ớt. Thay vì thưởng thức bánh củ cải truyền thống, những chiếc bánh củ cải được hấp chín mang lại cho bạn một cảm giác khác lạ và ngon miệng khi thưởng thức.

Nếu có dịp bạn có thể ghé đến thưởng thức tại địa chỉ: 459B Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP HCM. Quán bán từ 6h đến 19h, mỗi chiếc bánh củ cải ở đây có giá 10.000 đồng.

Huấn Phan

Bánh củ cải của người Hoa, em thèm quá trời mà không biết chỗ bán nào ngon đành phải tự lăn vào bếp, lần đầu làm nên hơi fail tý bánh mềm quá so với qui định nhưng vẫn ngon, bánh làm từ bột gạo trộn lẫn với bánh là mộc nhĩ, thịt băm, tôm khô lạp xưởng, ăn hấp hoặc chiên lên chấm nước tương đều ngon ạ. Có chị nào biết hàng nào bán bánh củ cải trong Sài Gòn thì giới thiệu em nhe

Chuẩn bị nồi hấp, cho bánh vào khuôn đã phết một lớp dầu mè, dàn đều bột sau cùng cho phần tôm và thịt còn lại lên trên mặt, phủ một lớp lá chuối rồi bỏ vào nồi hấp trong vòng 45 phút, trong quá trình hấp phải thường xuyên xả hơi và châm nước.

Sau 45 phút dùng tăm xiên vào giữa thấy bột dính trên tăm đã chuyển sang trong thì bánh đã chín.

Bánh chín cho thêm hành lá lên trên mặt để trang trí nữa là xong. Bánh nên để nguội rồi mới cắt như thế sẽ dễ dàng hơn và miếng bánh cũng đẹp hơn.

Mách bạn: Sau khi hấp nên để nguội và cho vào tủ lạnh đến hôm sau mới dùng thì bánh sẽ ngon hơn.

Page 2

Nguyên liệu làm Bánh củ cải hấp Cho 4 người

Củ cải trắng 700 g Thịt ba chỉ 250 g Bột gạo 225 g Bột năng 30 g Bột bắp 20 g Tôm khô 50 g Hành tím 20 g Hành lá 5 g

Dụng cụ thực hiện:

Xửng hấp, bếp, nồi

Cách chế biến Bánh củ cải hấp

  • 1

    Thịt sau khi rửa sạch đem đi ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đầy hành tím băm, 1 muỗng cà phê nước tương để cho thấm trong vòng 10 phút.

    Lưu ý: Theo công thức gốc của người Hoa thì bạn không cần ướp thịt trước, việc ướp thịt trước sẽ giúp cho thịt được đậm đà hơn.

  • 2

    Củ cải sau khi mua về rửa sạch bào vỏ sao đó bào thành sợi.

    Sau khi đã bào sợi xong cho vào trong củ cải một muỗng cà phê muối, trộn đều để khoảng 5 - 10 phút sau đó đem vắt bớt nước củ cải. Việc vắt nước này sẽ giúp cho củ cải giảm bớt mùi hăng đi. Sau khi vắt không xả sạch lại với nước lạnh vì sẽ làm mất đi chất ngọt có trong củ cải.

  • 3

    Thịt sau khi ướp đem đi áp chảo cho chín vàng các mặt, chỉ cần thịt vàng các mặt thôi không cần để thịt chín hết. Tiếp sau đó để thịt nguội rồi đem đi cắt thành hạt lựu.

    Lưu ý:

    • Có thể cho thịt sống vào trong hỗn hợp để đem hấp nhưng việc áp chảo thịt trước sẽ giúp việc xắt hạt lựu dễ dàng hơn và thịt sẽ được ngon hơn.
    • Bạn có thể sử dụng lạp xưởng hoặc thịt xá xíu thay cho thịt ba chỉ.

    Tôm khô sau khi ngâm nước nóng khoảng từ 10 - 15 phút đem rửa sạch rồi cho vào chảo đổ xăm xắp nước và luộc tôm khô trong vòng 20 phút. Sau khi nước cạn cũng là lúc tôm khô được chín mềm, dùng đũa đảo đều tôm khô sau đó nhắc xuống.

  • 4

    Cho bột gạo, bột năng và bột bắp vào một cái tô cùng 400 ml nước, khuấy đều sau đó cho bột nghỉ 30 phút.

    Sau khi cho bột nghỉ nêm vào nửa muỗng canh muối, nửa muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh đường, nửa muỗng cà phê dầu mè, một muỗng cà phê mỡ hoặc dầu ăn và một ít tiêu, trộn đều.

  • 5

    Cho vào nồi khoảng 350 ml nước, rồi cho phần củ cải đã bào sợi cùng 2/3 tôm khô và 2/3 thịt vào nấu cho sôi.

    Khi củ cải và các nguyên liệu sôi cho tiếp phần bột đã pha vào nên sử dụng rây lược cho bột mịn.

    Dùng đũa khuấy đều hỗn hợp trên lửa vừa cho đến khi hỗn hợp đặc lại thì cho vào thêm ít tiêu và 1 muỗng cà phê dầu mè rồi trộn đều. Cho một muỗng canh hành lá vào rồi tắt bếp trộn đều, việc này sẽ giúp bột được ráo hơn.

    Mách bạn:

    • Phải luôn luôn khuấy bánh nếu không bánh sẽ bị cháy.
    • Với công thức gốc của người Hoa, thịt và tôm không cần phải làm chín mà cho thẳng vào bột, củ cải cũng không vắt nước nên bánh có mùi thơm đặc trưng.

  • 6

    Chuẩn bị nồi hấp, cho bánh vào khuôn đã phết một lớp dầu mè, dàn đều bột sau cùng cho phần tôm và thịt còn lại lên trên mặt, phủ một lớp lá chuối rồi bỏ vào nồi hấp trong vòng 45 phút, trong quá trình hấp phải thường xuyên xả hơi và châm nước.

    Sau 45 phút dùng tăm xiên vào giữa thấy bột dính trên tăm đã chuyển sang trong thì bánh đã chín.

    Bánh chín cho thêm hành lá lên trên mặt để trang trí nữa là xong. Bánh nên để nguội rồi mới cắt như thế sẽ dễ dàng hơn và miếng bánh cũng đẹp hơn.

    Mách bạn: Sau khi hấp nên để nguội và cho vào tủ lạnh đến hôm sau mới dùng thì bánh sẽ ngon hơn.

  • 7

    Bánh củ cải sau khi hấp chín mềm màu trắng sữa hấp dẫn, khi ăn tan trong miệng, cắn vào miếng tôm cùng thịt đậm đà hương vị tất cả tạo nên một món ăn hấp dẫn tuyệt vời.

    Đây là một món ăn xuất hiện khá phổ biến trong Dimsum của người Hoa nên bạn có thể dùng để ăn sáng. Bánh có thể bảo quản trong tủ lạnh khi ăn chỉ cần hấp lại cho mềm là có thể dùng được.

Nguyên liệu làm Bánh củ cải chiên giòn Cho 2 người

Thịt bò 100 g Củ cải trắng 1/2 củ Trứng gà 1 quả Hành lá 5 g Bột mì 150 g Tép bạc 20 g

Cách chế biến Bánh củ cải chiên giòn

  • 1

    Củ cải rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi. Thịt bò rửa sạnh băm nhỏ. Hành lá rửa sạch xắt nhuyễn. Tép bạc rửa sạch.

  • 2

    Cho củ cải, hành lá, thịt bò, tôm vào tô, đập trứng vào. Thêm 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê muối hạt tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối bột nêm rồi trộn đều.

    Cho bột mì và đổ nước từ từ vào trộn thành hỗn hợp sền sệt.

  • 3

    Cho dầu ăn vào chảo, đặt lên bếp cho dần nóng rồi đổ bột làm bánh củ cải đã trộn vào, láng đều mặt chảo. Chiên bánh nhỏ lửa cho bánh được chín vàng đều.

    Chiên cho đến khi bề mặt bánh chuyển vàng thì lật mặt bánh và chiên mặt còn lại cho đến vàng là xong.

  • 4

    Cho bánh ra đĩa rồi cắt thành những phần bằng nhau rồi cùng nhau thưởng thức. Bánh thơm giòn rất thích hợp để ăn vào buổi sáng và buổi xế chiều mà ngon nhất khi ăn chung với tương ớt và tương cà.

Video liên quan

Chủ Đề