Bánh tráng trung có bao nhiêu calo?

Thành phần của bánh tráng trộn bao gồm các nguyên liệu chính là bánh tráng, bột tôm, trứng cút, khô bò, xoài xanh, đậu phộng rang, mỡ hành,v..v. Trong đó, cứ 100g bánh tráng trộn sẽ có khoảng 300 - 330 kcal, 16g chất béo, 33g carbs, 5g protein và chứa tới 94,5% chất bột đường.

Ngày nay, bánh tráng trộn được biến tấu thành rất nhiều kiểu để phù hợp với sở thích của từng người. Tùy thuộc vào loại nguyên liệu và số lượng tiêu thụ mà có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên, về tổng thể trong 1 bịch bánh tráng trộn, hàm lượng calo thay đổi không đáng kể.

Ăn bánh tráng trộn có mập không?

Khi ăn một bịch bánh tráng trộn với trọng lượng 200g tức là bạn đã hấp thụ gần 600 kcal, chưa bao gồm lượng calo trong các loại thực phẩm ở những bữa chính nên khi ăn bánh tráng trộn thường xuyên chắc chắn sẽ khiến bạn mập lên nhanh chóng.

Hơn nữa, món ăn vặt này chứa nhiều chất béo, tinh bột, không có chất xơ nên khi kết hợp với ớt bột, nước để lâu trong thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa, không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, loại dầu điều có trong bánh tráng trộn còn chứa hàm lượng lớn axit béo no không có lợi trong việc cải thiện hình thể.

Cách ăn bánh tráng trộn giảm cân hiệu quả

Bánh tráng trộn là một món ăn vặt đường phố không thể cưỡng lại nên để giúp bạn thỏa mãn đam mê ăn bánh tráng trộn mà tránh tình trạng tăng cân thì mỗi người cần quan tâm và chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Chế độ ăn hợp lý

Ăn bánh tráng trộn trong thời gian dài sẽ khiến khó tiêu hóa dẫn đến tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Tuy nhiên, với một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát được cân nặng tốt hơn và hạn chế các tác nhân gây hại đến sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên ăn món ăn vặt này 1 - 2 lần/tuần, uống thêm nhiều nước khi ăn.

Thời điểm ăn bánh thích hợp

Thời điểm ăn bánh tráng trộn thích hợp là 1 tiếng trước bữa ăn chính. Bạn cũng nên hạn chế ăn vào buổi tối vì khiến bạn khó tiêu hóa hơn.

Kết hợp với rau củ quả tươi

Vì bánh tráng trộn chứa nhiều tinh bột đường nên khi ăn cần kết hợp với các loại rau củ tươi như: xoài xanh, cà rốt, đu đủ,... sẽ hạn chế những tác động xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hơn nữa, vì rau củ tươi có chứa nhiều chất xơ, vitamin C nên sẽ cung cấp lượng chất cần thiết giúp dễ tiêu hóa hơn.

Chăm chỉ luyện tập thể dục

Bên cạnh một chế độ ăn hợp lý, bạn nên kết hợp với các hoạt động thể dục thể thao phù hợp. Khi luyện tập các bài tập thể thao với máy chạy bộ, xe đạp tập tại nhà hoặc thực hiện các bài tập giữ dáng như yoga, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… mỗi ngày sẽ giữ gìn vóc dáng thon gọn kể cả khi ăn bánh tráng trộn thường xuyên.

Có thể nói, một chế độ tập luyện phù hợp sẽ tiêu hao một lượng calo nhất định giúp cân bằng lượng calo cần thiết nạp vào cơ thể. Do đó, hãy chăm chỉ tập luyện thể dục cùng với một chế độ ăn hợp lý và thỉnh thoảng ăn món ăn vặt yêu thích để vấn đề tăng cân không còn đáng lo ngại.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi bánh tráng trộn bao nhiêu calo để từ đó có kế hoạch ăn uống và luyện tập hợp lý. Đặc biệt, với những ai đang trong giai đoạn giảm cân, bạn có thể hạn chế ăn bánh tráng trộn để giảm bớt hàm lượng calo mỗi ngày cũng như kiểm soát sức khỏe cân nặng tốt hơn.

Để biết thêm về các sản phẩm máy chạy bộ, xe đạp tập thể thao chuyên dụng tại nhà, vui lòng liên hệ Hotline 1900 232396 hoặc trải nghiệm trực tiếp tại Hệ thống Showroom Poongsan trên toàn quốc.

Bánh tráng là một thực phẩm vô cùng quen thuộc của người Việt. Với sự sáng tạo của người Việt đã có rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bánh tráng bao nhiêu calo và khi ăn bánh tráng nhiều có bị béo hay nổi mụn không? Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây!

Tìm hiểu bánh tráng bao nhiêu calo và có gây béo hay nổi mụn không

 

Nội dung

1. Giới thiệu về bánh tráng – Thực phẩm quen thuộc của Việt Nam

1.1. Bánh tráng là gì?

Từ lâu bánh tráng đã được mọi gia đình Việt sử dụng để chế biến món ăn. Để tạo nên những miếng bánh tráng người ta sử dụng tinh bột đem tráng mỏng trên một tấm vải đặt ở miệng nồi nước sôi. Nhờ có hơi nóng của nước sôi mà lớp bột mỏng được làm chín và tạo thành bánh tráng ướt. Bánh tráng ướt sẽ được đem trải phẳng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tạo nên bánh tráng thành phẩm cuối cùng. 

Bạn có thể ăn bánh tráng trực tiếp hoặc có thể đem nhúng nước, đem nướng, chiên rán,… tùy vào từng loại khác nhau. 

1.2. Quy trình làm bánh tráng

Quy trình để làm nên một miếng bánh trang nhỏ và mỏng không hề dễ dàng, phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Đầu tiên người ta cần phải mang gạo đi nghiền thành bột. Sau đó đem bột gạo pha với một lượng nước nhất định theo tỷ lệ để tạo thành hỗn hợp lỏng. Tiếp đến sẽ cho vào hỗn hợp này một lượng bột sắn để giúp bột sánh và dẻo hơn, khi tráng bánh sẽ mỏng và dễ tráng. 

Để có thể tráng bánh người ta sẽ nấu một nồi nước sôi và sử dụng một miếng vải sạch trùm lên miệng nồi và buộc chặt. Khi nồi nước sôi thì có thể rót hỗn hợp bột lên tấm vải và xoa đều để lớp bột mỏng hơn. Tiếp đó là dùng nắp đậy kín để trong vài giây để hơi nóng của nước làm bánh chín. Cuối cùng chỉ cần đem bánh ra phơi khô dưới nắng.

Bánh tráng sau khi tráng cần được phơi khô

Ngoài ra, tùy theo nhu cầu cũng như nơi sản xuất mà người ta còn cho thêm nguyên liệu, gia vị vào bánh tráng để giúp nó thơm ngôn, có hương vị đặc trưng hơn. Có thể là cho thêm hành, muối, tiêu, mè, dừa, đường,…

1.3. Bánh tráng tại các vùng miền Việt Nam

Hầu hết các vùng miền tại nước ta đều có cơ sở làm bánh tráng. Mỗi nơi lại có cách làm khác nhau. Tùy theo cách làm mà có thể ảnh hưởng tới việc bánh tráng bao nhiêu calo. Cụ thể:

Miền Bắc

Bánh tráng hay còn gọi là bánh đa nem, bánh đa, bánh đa khô của miền Bắc khá dày. Vì thế loại bánh tráng này thường được sử dụng để làm món nem rán hoặc là gỏi cuốn. Khi làm nem hoặc gỏi cuốn sẽ phải nhúng bánh đa vào nước để bánh đa không bị gãy, vỡ.

Miền Trung

Hiện nay ở miền Trung có 3 loại bánh tráng khác nhau. Mỗi loại lại có những đặc điểm riêng. Cụ thể:

  • Bánh tráng loại dày: Bánh tráng này có thể có mè hoặc không có mè và thường được nướng trên than lửa mới có thể ăn được
  • Loại mỏng: Cách ăn bánh tráng loại mỏng miền Trung là nhúng vào nước cho mềm rồi cuốn gỏi hoặc làm nem rán, tương tự như bánh tráng miền Bắc
  • Bánh tráng có độ giòn, thơm: Loại bánh tráng này được làm từ bột gạo nguyên chất và có pha thêm ít bột sắn nên khá dẻo, có thể ăn trực tiếp

Miền Nam

Tại khu vực miền Nam các cơ sở làm bánh tráng thường sẽ làm khá mỏng. Do đó, bạn có thể ăn luôn mà không cần phải nhúng nước hay chế biến gì.

2. Bánh tráng bao nhiêu calo?

Trên thực tế có thể bánh tráng đã không còn xa lạ và thường được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bánh tráng bao nhiêu calo? Hàm lượng calo nhiều hay ít? Như đã nói, lượng calo có trong bánh tráng còn tùy thuộc từng loại. Cụ thể:

2.1. Bánh tráng trắng

Đây là loại bánh tráng được làm từ bột gạo và có thể pha thêm một số loại bột khác để giúp bánh tráng có những đặc tính riêng. Ví dụ như pha thêm bột sắn để bánh tráng dẻo hơn. Loại bánh tráng này thường sẽ có từ 280 – 300 calo/100g.

Bánh tráng trắng chứa từ 280 – 300 calo/100g

2.2. Bánh tráng gạo lứt 

Gạo lứt ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong làm bánh tráng. Để tạo ra bánh tráng gạo lứt người ta sẽ đem gạo lứt xay nhuyễn rồi thực hiện tương tự như khi làm các loại bánh tráng khác. Sở dĩ lượng tiêu thụ bánh tráng gạo lứt ngày càng tăng cao là do màu sắc mới lạ cũng như hàm lượng dinh dưỡng có trong sản phẩm này. Vậy bánh tráng bao nhiêu calo, cụ thể là bánh tráng gạo lứt. Theo nhiều chuyên gia nhận định thì trong 100g bánh tráng gạo lứt sẽ có từ 240 – 340 calo. 

2.3. Bánh tráng trộn

Muốn làm ra bánh tráng trộn thì cũng cần sử dụng bánh tráng trắng. Ngoài ra còn có thêm một số nguyên liệu khác như mỡ hành, đậu phộng rang, bột tôm, khô bò, xoài xanh, trứng cút,… Các nguyên liệu khác nhau lại có hàm lượng calo khác nhau. Tuy nhiên, trung bình, 100g bánh tráng trộn sẽ có từ 300 – 330 calo.

2.4. Bánh tráng nướng 

Bánh tráng nướng cũng rất được yêu thích tại Việt Nam. Đây là món ăn vặt cực kỳ phổ biến ở khắp mọi vùng miền. Tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn loại bánh tráng trắng hoặc bánh tráng mè nướng.

Khi làm bánh tráng nướng người ta sẽ đặt bánh tráng lên than hồng rồi cho thêm một số loại topping để món ăn thêm phần thơm ngon và hấp dẫn. Các topping thường có là trứng cút, phô mai, mỡ hành, xúc xích, khô bò, thịt gà xé sợi, ruốc thịt heo,… Sau đó lại xịt thêm tương ớt cho vừa miệng. 

Bánh tráng nướng chứa tương đối nhiều calo

Vậy bánh tráng bao nhiêu calo? Trung bình, một chiếc bánh tráng nướng sẽ có từ 300 – 360 calo. Tuy hàm lượng calo cao hơn so với bánh tráng trắng, bánh tráng gạo lứt hay bánh tráng trộn nhưng hương vị thơm ngon thì miễn bàn.

2.5. Bánh tráng cuộn

Món bánh tráng cuộn của Việt Nam cũng cực kỳ nổi tiếng. Không chỉ làm xiêu lòng các thực khách Việt mà rất nhiều du khách nước ngoài khi tới du lịch cũng không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của món ăn vặt này. 

Để làm bánh tráng cuộn người ta thường dùng bánh tráng trắng hoặc bánh tráng tôm. Bên trong bánh tráng là các loại topping: Trứng cút, tép khô, xoài xanh bào sợi, rau răm, hành phi,… sau đó cuộn tròn lại. Bánh tráng cuộn có thể ăn kèm với nước sốt me chua ngọt hoặc sốt mayonnaise.  Trung bình cứ 100g bánh tráng cuộn sẽ chứa từ 300 – 400 calo. 

2.6. Bánh tráng mè nướng

Là loại bánh tráng trắng nhưng khi đổ bánh sẽ được rắc thêm mè. Hàm lượng calo trong loại bánh tráng này khá thấp. Trung bình 100g bánh tráng mè chỉ có khoảng 220 – 240 calo.

Trung bình 100g bánh tráng mè chỉ có khoảng 220 – 240 calo.

3. Ăn bánh tráng có mập không?

Sau khi đã biết bánh tráng bao nhiêu calo thì có khá nhiều cảm thấy lo ngại ăn bánh tráng nhiều sẽ bị mập. Trên thực tế, khi ăn bánh tráng có mập hay không còn tùy thuộc vào bạn ăn loại bánh tráng nào và ăn bao nhiêu. Cụ thể:

  • Ăn bánh tráng trắng

Loại bánh tráng này được làm từ gạo và mỗi một lon gạo có thể làm ra khoảng một trăm miếng bánh tráng. Mặc dù gạo chứa nhiều calo nhưng trong một lần bạn thường chỉ tiêu thụ được vài chiếc bánh tráng trắng. Vì vậy, hàm lượng calo hấp thụ vào cơ thể không nhiều nên sẽ không gây tăng cân.

  • Ăn bánh tráng đã qua chế biến

Tức là bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng cuộn. Hàm lượng calo mỗi loại bánh tráng này là khác nhau và phụ thuộc và topping trong bánh tráng. Nhưng nhìn chung thì hàm lượng calo có trong các loại bánh tráng này khá cao.

Do đó, mỗi lần ăn bạn không nên ăn quá nhiều và nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, nước ép trong thực đơn hàng ngày. Đồng thời 

có chế độ luyện tập thể thao phù hợp để giữ được vóc dáng của mình.

Các loại bánh tráng qua chế biến thường chứa nhiều calo

4. Ăn bánh tráng nổi mụn không?

Thực chất bánh tráng không làm bạn nổi mụn. Tuy nhiên, với các loại bánh tráng thì topping trong đó có thể khiến bạn nổi mụn. Ví dụ như trong bánh tráng chế biến có quá nhiều dầu mỡ, gia vị cay, bơ, phô mai,… sẽ khiến bạn dễ bị nổi mụn hơn. Bên cạnh đó, việc nổi mụn hay không còn tùy cơ địa, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.

XEM THÊM:

  • Bắp rang bơ bao nhiêu calo? Ăn nhiều có mập không?
  • Khô gà bao nhiêu calo? Những tác dụng của khô gà đối với sức khỏe
  • 100g tóp mỡ bao nhiêu calo? Các món ăn ngon từ tóp mỡ ít béo

Như vậy là qua bài viết này hẳn bạn đã biết bánh tráng bao nhiêu calo và khi ăn có bị béo hay nổi mụn không rồi. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý để có thể có một sức khỏe tốt và vóc dáng đẹp.

Chủ Đề