Báo cáo ngành bất động sản 2023

Thị trường BĐS 2023 nhiều dấu hiệu tích cực

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế dự báo sang đến năm 2023, thị trường bất động sản sẽ phục hồi cục bộ, xuất hiện đầu tư lướt sóng ở một số khu vực, các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân.

Vị chuyên gia cho biết sẽ có nhiều điểm sáng giúp phục hồi thị trường 2023. Trong đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển dù kinh tế thể giới còn nhiều bất ổn. Hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, tạo động lực một số thị trường bất động sản. Đầu tư FDI tiếp tục thúc đẩy bất động sản công nghiệp và khu dân cư. Các chính sách mới ra đời giúp chuẩn hóa và minh bạch thị trường bất động sản. cùng tiến trình đô thị hóa phát triển tăng nhu cầu nhà ở đô thị.

Báo cáo ngành bất động sản 2023
 

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội cho rằng thời gian qua thị trường bất động sản cực sôi động do dòng tiền lớn đổ vào thị trường. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, từ các động thái từ vĩ mô, dòng tiền có tâm lý dè chừng.

"Dự báo thị trường giai đoạn này có thể đi ngang hoặc điều chỉnh phải tùy vào diễn biến tiếp theo. Nhưng sẽ lập tức sôi động mạnh khi dòng tiền được nới và quay trở lại, tức tình hình lạm phát được kiểm soát, lãi suất ngân hàng giữ mức ổn định và việc giải ngân dễ dàng hơn”, ông Điệp nhận định.

Novaland sắp phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên tỷ USD

Novaland dự kiến sẽ phát hành gần 482,6 triệu cổ phiếu NVL với mệnh giá 10.000 đồng/cp, tương đương tổng giá trị phát hành theo mệnh giá là hơn 4.825,8 tỷ đồng.

Hiện Novaland đang lưu hành gần 1,95 tỷ cổ phiếu, tương đương tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành gần 19.500 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, Novaland sẽ nâng tổng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường lên hơn 2,43 tỷ cổ phiếu, tương đương tổng vốn cổ phần (vốn điều lệ) hơn 24.300 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD).

Thời gian dự kiến phát hành trong năm 2022 sau khi được UBCKNN chấp thuận phát hành và trong vòng 45 ngày kể từ ngày UBCKNN chấp thuận phát hành. Nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần tại báo cáo tài chính đã kiểm toán riêng năm 2021 của Novaland là 5.023 tỷ đồng.

Sửa Luật Đất đai cho loại hình condotel

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản phải hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc tham gia thẩm định Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). 

Theo đó, đơn vị này cho biết, Mục 2 Chương XII Dự thảo quy định về các loại đất và chế độ sử dụng đất tương ứng. Tuy nhiên, rất khó để phân định đất để xây dựng các bất động sản nghỉ dưỡng, condotel, biển thự biển... thuộc loại đất gì và chế độ sử dụng đất như thế nào.

"Trên thực tế, có nhiều dự án nghỉ dưỡng để xây dựng căn hộ du lịch, biệt thự du lịch đã được cơ quan nhà nước chấp thuận cho các chủ đầu tư thực hiện theo hình thức đất ở không hình thành đơn vị ở", văn bản nêu rõ.

Theo VCCI, hiện nay, theo phản ánh của doanh nghiệp, các văn phòng đăng ký đất đai tại các địa phương đều dừng việc xử lý và cấp Giấy chứng nhận cho khách hàng mua sản phẩm nghỉ dưỡng trên đất ở không hình thành đơn vị ở với lý do chưa có cơ chế pháp lý quy định. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng và chủ đầu tư tại Dự thảo cũng như ảnh hưởng tới thị trường bất động sản.

VCCI đề nghị Dự thảo quy định rõ chế độ sử dụng đất đối với các dạng bất động sản nêu trên, đồng thời quy định chuyển tiếp cho các dự án bất động sản có tính chất này trước thời điểm Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực.

Nguồn: Vietnambiz, VnEconomy, CafeF

Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0969.989 000hoặc gửi về địa chỉ email ().  

Thời gian qua, nhiều nhà phát triển bất động sản (BĐS) tư nhân của Trung Quốc phải đối mặt với thách thức kép, khó khăn tái cơ cấu nợ và doanh số bán trước giảm mạnh. Bên cạnh đó, người mua nhà cũng thiếu niềm tin vào các chủ đầu tư, từ đó dẫn đến các rủi ro vỡ nợ.

Cuộc khủng hoảng nợ BĐS tại Trung Quốc đã làm dấy lên những mối lo ngại trên toàn thị trường BĐS châu Á, trong đó có Việt Nam.

Trong báo cáo về bất động sản nhà ở vừa công bố, bộ phận phân tích của CTCP Chứng khoán VNDirect (VNDirect Research) tin rằng, sự cải thiện về doanh số ký bán và dòng tiền hoạt động có thể hỗ trợ cho các khoản nợ đáo hạn của các công ty BĐS niêm yết.

"Chúng tôi không nhận thấy rủi ro khủng hoảng vỡ nợ trong các công ty BĐS niêm yết trong ít nhất 12 tháng tới", VNDirect Research nhấn mạnh.

Theo đơn vị này, phần lớn các doanh nghiệp BĐS niêm yết tại Việt Nam đang có cơ cấu tài chính lành mạnh vào cuối quý 2/2022, với tỉ lệ D/E (nợ trên vốn chủ sở hữu) trung bình chỉ 0,3 – 0,4x và tỉ lệ tiền và tương đương tiền tương đối cao, từ 15-20% tổng tài sản.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022, nhiều chủ đầu tư đang đẩy mạnh hoạt động bán hàng để cải thiện dòng tiền, ghi nhận doanh số ký bán tăng mạnh so với cùng kỳ như Vinhomes (VHM) tăng mạnh nhất 234% cùng kỳ lên 92.500 tỉ đồng, Nam Long (NLG) tăng 87,3% cùng kỳ lên 8.410 tỉ đồng, Đất Xanh (DXG) tăng 60 – 80%, Novaland (NVL) tăng 27%, Khang Điền (KDH) tiếp tục ghi nhận doanh số ký hạn chế do chưa mở bán dự án nào trong nửa đầu năm 2022.

Báo cáo ngành bất động sản 2023

VNDirect Research cũng kỳ vọng Nghị định 153 sửa đổi sẽ sớm được ban hành, qua đó giúp các doanh nghiệp tiếp cận lại với kênh trái phiếu vốn ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngành BĐS nhiều sóng gió hơn cơ hội trong năm 2023

Dù có quan điểm lạc quan về các doanh nghiệp BĐS đang niêm yết, báo cáo của VNDirect Research cũng thừa nhận ngành BĐS đang đối mặt với nhiều thách thức.

Trong đó có 3 thách thức lớn, bao gồm: (1) thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực BĐS và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN); (2) lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà; (3) các nút thắt về pháp lý BĐS nhà ở khó có những cải thiện đáng kể ít nhất đến khi Luật đất đai sửa đổi hoàn thành trong quý 4/2023.

Bên cạnh đó, nhu cầu BĐS cũng được dự báo có thể gặp nhiều thách thức hơn trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát chi phí đẩy, lãi suất gia tăng và tín dụng hạn chế.

VNDirect Research ước tính doanh số ký bán của top 5 doanh nghiệp BĐS trong danh mục có thể giảm còn 88.600 tỉ đồng trong nửa cuối 2022 (so với 159.400 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm nay).

Báo cáo ngành bất động sản 2023

VNDirect Research dự phóng nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM sẽ đạt khoảng 22.000 căn (+52% svck)/30.000 căn (tăng khoảng 40% svck) vào năm 2022-23 từ mức nền thấp năm 2020-21.

Trong đó, phân khúc cao cấp có thể sẽ dẫn dắt thị trường và chiếm 60-80% tổng nguồn cung căn hộ trong bối cảnh nguồn cung phân khúc trung cấp ngày càng thu hẹp./.