Báo cáo ngành công nghệ thông tin 2022

CNTT đang là ngành rất HOT hiện nay. Rất nhiều các bạn sinh viên đã lựa chọn theo đuổi con đường này. VietnamWorks vừa công bố Báo cáo thị trường ngành CNTT năm 2020. Hãy cùng VTI Education nhìn lại một số thống kế trong báo cáo cùng chúng mình nhé!

1.Nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT vẫn tăng cao

Lấy năm 2010 làm mốc nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT tăng gấp 4 lần sau 1 thập kỉ và có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Trong đó 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có nhu cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm, hỗ trợ kỹ thuật, quản lý dự án sản phẩm, UX UI, QA/QC, khoa học dữ liệu.

2. Mảng phát triển phần mềm vẫn dữ được tính ổn định

Trong những năm gần đây, CNTT càng ngày càng phát triển, thế giới phẳng ngày càng phổ biến. Vì thế mà số lượng kĩ sư làm về Web, Mobile, Ai ngày càng tăng cao. Nhưng ngành phát triển phần mềm vẫn luôn chiếm tới 50% và có ảnh hưởng lớn nhất tới nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT.

3. JavaScipt vẫn chưa bao giờ hết “HOT”

Có rất nhiều kĩ năng về lập trình web như PHP, .NET,... nhưng nhóm kĩ năng về Javascript vẫn tăng trưởng rất mạnh mẽ thể hiện khả năng hợp xu thế và hợp thời ở Việt Nam. Theo sau đó là nhóm kỹ năng lập trình cho iOS tăng trưởng 29.8%; kỹ năng lập trình cho Android tăng đến 26.8%.

4. Mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất

Mức lương đăng tuyển trung bình cao nhất có sự thay đổi qua từng năm cho thấy sự thay đổi xu hướng CNTT tại Việt Nam trong thập kỷ qua. Đáng chú ý, giai đoạn 2011 – 2012, đây là thời kỳ của Phát triển ứng dụng trên điện thoại [Mobile App] nên dẫn đến mức lương trung bình cao nhất thuộc về bộ đôi bổ trợ cho nhau là Kỹ sư lập trình nhúng hệ thống [Embedded Developer] với mức lương 3,750 USD và Kỹ sư phần cứng [Hardware Engineer] có mức lương 3,500 USD.

Giai đoạn năm 2013 – 2014 đánh dấu bước trỗi dậy của thời đại “Tập trung vào dữ liệu” [Data driven] khi các doanh nghiệp đều hướng đến việc tận dụng khai thác các lợi thế của dữ liệu lớn, kéo theo mức lương cao nhất thuộc về hai công việc phục vụ cho Khoa học dữ liệu là Kỹ sư khoa học dữ liệu [Data scientist] với mức lương 3,531 USD, và Kỹ sư lập trình ngôn ngữ Python với mức lương 2,900USD.

Nửa thập kỷ sau vào những năm từ 2015 – 2019, tiếp tục là sự phát triển của Khoa học dữ liệu khi công nghệ này ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua việc mức lương đăng tuyển cho vị trí “Phát triển hệ thống quản trị thông minh cho doanh nghiệp” [Bussiness Intelligence – gọi tắt là BI] với mức lương 1,532 USD vào năm 2015. Các xu hướng Công nghệ cao [high-tech] cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam thời điểm này và cũng thể hiện được thông qua mức lương cao được chi trả cho các vị trí như “Kỹ sư lập trình vạn vật kết nối” [IoT Developer] với mức lương 1,800 USD; Kỹ sư lập trình Trí tuệ nhân tạo với mức lương 1,958 USD; Kỹ sư lập trình công nghệ Chuỗi khối [Blockchain Developer] được đề xuất mức lương 2,033 USD; Kỹ sư lập trình Dữ liệu đám mây [Cloud Developer] với mức lương 2,006 USD, Kỹ sư lập trình thị giác máy tính [Computer vision developer] với mức lương 2,382 USD

Xem đầy đủ báo cáo tại đây:

//drive.google.com/.../1BODK7Ds5OLoG4xWSxrj.../view...

báo cáo thị trường IT năm 2021

Kể từ khi đại dịch bùng phát, ngành công nghệ thông tin cũng như mọi ngành nghề khác phải đối diện với không ít khó khăn và liên tục thay đổi để thích nghi với một hoàn cảnh mới. Trong bối cảnh các nước trên thế giới đang dần hồi phục và “đứng lên” từ chính những khó khăn, thị trường IT Việt Nam cũng đang phát triển trong bối cảnh “bình thường mới” với những câu chuyện mới về kinh doanh và công nghệ. Theo như thông tin trong Báo Cáo Thị Trường IT Việt Nam 2021 – Developers Recruitment State do TopDev thực hiện, giờ đây chính là cuộc cạnh tranh của tri thức, của sự cấp tiến trong tư duy về thị trường công nghệ. Thành công sẽ đến với những ai biết nắm bắt đúng thời cơ và tận dụng trí lực để phát triển.

DOWNLOAD

Dù chịu ảnh hưởng của nhiều làn sóng dịch Covid-19 liên tiếp, tuy nhiên kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Công nghệ thông tin vẫn đạt được những thành tựu đáng kể. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất điện thoại di động và linh kiện, đứng thứ 10 thế giới về sản xuất linh kiện điện tử. Đây cũng là hai yếu tố chính giúp lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam trở thành ngành xuất siêu lớn nhất trong sự tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Nhờ tình hình khả quan này mà trong Dự thảo Chiến lược quốc gia về vấn đề công ty công nghệ số Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu, cho đến năm 2030 Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển các công ty với 4 loại hình công nghệ số:

  1. Các công ty phát triển công nghệ cốt lõi
  2. Các công ty phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ kỹ thuật số
  3. Các công ty phát triển các giải pháp công nghệ kỹ thuật số
  4. Khởi nghiệp công nghệ số

Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2030 đạt ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số và có 1,5 triệu nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ có thể bứt phá và mở rộng hơn quy mô kinh doanh nhờ các chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Cũng nhờ đó, dư địa việc làm trong lĩnh vực này sẽ còn dồi dào hơn.

Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục xây dựng các chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực IT cũng như định hình cơ cấu chuyển đổi số quốc gia rõ ràng, hiệu quả. Việt Nam chú trọng đầu tư mạnh vào chi phí cạnh tranh, cơ sở hạ tầng với các tổ hợp công nghệ thông tin, các khu công nghệ cao để trở thành điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư công nghệ nước ngoài.

Theo các số liệu thống kê từ năm 2018 – 2022 được đưa ra, nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam vẫn đang tăng cao liên tục. Dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam 2021 của TopDev, đến năm 2021 Việt Nam sẽ còn cần đến 450.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Trong khi đó, số lượng lập trình viên hiện tại của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 430.000 người.

Thực tế là, số lượng ngành học về công nghệ thông tin ở các trường đại học đang mở rộng ngày càng nhiều cũng như số lượng cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành này vẫn tăng cao qua mỗi năm, tại sao vẫn có sự chênh lệch này? Sự thiếu hụt này chủ yếu là do trình độ của lập trình viên và yêu cầu doanh nghiệp đặt ra vẫn chưa thực sự cân bằng với nhau. Trong số hơn 55.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp mỗi năm chỉ có khoảng 16.500 sinh viên [30%] đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần.

Nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực IT vẫn luôn trên đà tăng trưởng nhanh và mạnh. Do sự thay đổi và ảnh hưởng của tình hình kinh tế – xã hội chung cũng như dựa trên các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm mà lập trình viên sở hữu, mức lương cũng như trình độ sẽ được phân loại một cách rõ ràng hơn trong thời gian tới.

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn vững vàng, những kỹ năng mềm như khả năng tư duy phát triển, giao tiếp, quản lý thời gian, trình độ ngoại ngữ,… cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển chọn và đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng. 

Chính sự biến động của tình hình chung do dịch bệnh gây ra cũng như sự đổi mới liên tục của công nghệ đòi hỏi ở các lập trình viên khả năng thích ứng nhanh và nhạy bén với mọi sự biến đổi. Các lập trình viên cần nâng cao kỹ năng công nghệ của bản thân với sự hiểu biết về các công nghệ mới và đột phá như Cybersecurity, DevOps, AI và Machine Learning, Cloud Computing,…

Nhìn chung, khó khăn là vấn đề chung mà mọi người phải cùng vượt qua, nhất là trong thời điểm dịch bệnh vẫn đang lan rộng hiện nay. Với tinh thần tỉnh táo và bản lĩnh trí tuệ, Việt Nam vẫn cho thấy được những tín hiệu khả quan trong sự tăng trưởng về kinh tế cũng như thu hút các nhà đầu tư chiến lược từ nước ngoài, trong đó có cả lĩnh vực công nghệ thông tin. Để tìm hiểu chi tiết hơn về thị trường IT Việt Nam trong nửa đầu năm 2021 và xu hướng trong thời gian tới, bạn có thể đón đọc Vietnam IT Market Report 2021 – Developers Recruitment State do TopDev thực hiện tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề