Bầu 3 tháng đầu ăn mít có tốt không

Mít là một loại trái cây có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ, tuy nhiên hiện nay loại quả này đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Mít có kích thước lớn, có thể nặng tới 20kg [44 pound], với phần vỏ ngoài màu xanh lục và khi chín có múi màu vàng ươm bắt mắt. Múi mít có vị ngọt nhẹ và được sử dụng để thay thế thịt cho những người áp dụng chế độ ăn chay và thuần chay.

Mít là một loại trái cây bổ dưỡng, có chứa lượng calo vừa phải, đồng thời cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá khác cho cơ thể. Trong 150 gram mít có chứa những chất sau đây:

  • Calo: 143
  • Carbs: 35 gram
  • Chất đạm: 3 gam
  • Chất béo: 1 gram
  • Chất xơ: 2 gam
  • Vitamin C: 23% DV
  • Vitamin B6: 29% DV

Ngoài những chất dinh dưỡng trên, mít cũng là một nguồn cung cấp dồi dào các chất như niacin, folate, thiamine, vitamin A cùng một số khoáng chất như kali, đồng, mangan, canxi và sắt. Hơn nữa, mít cũng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hoà và natri, điều này đã giúp mít trở thành một lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho hầu hết mọi người.

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn mít, vì có thể dẫn đến sảy thai, tuy nhiên quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Mít khi được tiêu thụ với một lượng phù hợp không những không gây hại mà còn đem lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi.

3.1. Giảm các vấn đề về dạ dày

Khi mẹ bầu ăn mít với khẩu phần vừa đủ có thể làm giảm bớt được các vấn đề về dạ dày, ví dụ như tình trạng viêm loét dạ dày khi mang thai.

3.2. Giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển khoẻ mạnh

Mít là một loại trái cây bổ dưỡng, có thể cung cấp cho cơ thể mẹ bầu nhiều dưỡng chất thiết yếu như kẽm, canxi, beta carotene và sắt. Đây đều là những loại khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, mít cũng là một nguồn cung cấp phong phú nhiều loại vitamin khác nhau, chẳng hạn như vitamin A, C, sắt và folate. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều góp phần giúp hình thành nên các cơ quan cần thiết của thai nhi.

3.3. Giúp điều chỉnh mức huyết áp

Tình trạng gia tăng mức huyết áp trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, bằng việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như mít có thể giúp mẹ bầu giữ mức huyết áp trong tầm kiểm soát và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

3.4. Ngăn ngừa sự mệt mỏi

Mang thai có thể gây ra sự mệt mỏi và áp lực đối với người phụ nữ. Nếu bạn đang trong thai kỳ, cơ thể thường có các triệu chứng như mệt mỏi và uể oải. Để cung cấp và tăng cường năng lượng cho cơ thể, đồng thời xua tan sự mệt mỏi, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn ăn các loại trái cây và rau lành mạnh như mít.

3.5. Kích thích tiêu hoá

Khi có bầu, các mẹ thường dễ gặp phải tình trạng táo bón khi mang thai hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hoá. Nếu bạn đang lâm vào các tình trạng này, nên ăn một số loại trái cây, chẳng hạn như mít để có thể chống lại các vấn đề về tiêu hoá gây khó chịu. Hàm lượng chất xơ trong mít đáp ứng gần 10% lượng chất xơ hàng ngày của bạn. Điều này sẽ giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả, giảm táo bón và tối ưu hoá quá trình tiêu hoá của cơ thể.

3.6. Giúp làm giảm sự căng thẳng

Chín tháng mang thai dễ khiến cho bạn bị căng thẳng, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới cả bạn và thai nhi. Khi bị căng thẳng, bạn nên tập thiền hoặc yoga. Ngoài ra, cũng có thể ăn một số loại thực phẩm như mít trong chế độ ăn uống của mình để làm giảm sự căng thẳng. Hạt mít cũng đặc biệt có lợi cho sức khỏe tinh thần của mẹ bầu, vì chúng chứa nhiều protein cùng các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp kiểm soát hiệu quả các vấn đề về tinh thần.

3.7. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Vitamin C là một chất thiết yếu đối với cơ thể, giúp tăng cường các chức năng bảo vệ của hệ thống miễn dịch, nhất là trong thời kỳ mang thai. Mít là một trong những loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cao. Vì vậy, đây chính là một lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ mang thai để tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và con.

Mặc dù mít có thể mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn an toàn khi tiêu thụ. Dưới đây là một số rủi ro của việc ăn mít khi mang thai, bao gồm:

  • Mít làm thúc đẩy nhanh quá trình đông máu. Nếu phụ nữ mang thai có các tình trạng sức khỏe liên quan đến máu cần tránh ăn mít.
  • Ăn quá nhiều mít sẽ dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề khác về chức năng bài tiết của cơ thể. Điều này là do mít có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Vì vậy, phụ nữ mang thai chỉ nên ăn mít ở một mức nhất định.
  • Một số mẹ bầu có khả năng bị dị ứng với mít. Nếu bạn là người dễ bị dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng, trước khi tiêu thụ mít, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tránh các rủi ro sức khỏe có thể xảy ra.

Khi đã nắm rõ được những công dụng cũng như hạn chế của việc ăn mít với người tiểu đường thai kỳ, phụ nữ nên chú ý duy trì một kế hoạch ăn uống điều độ với những thực phẩm lành mạnh nhằm đảm bảo tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.

Nhằm mang đến sự tư vấn kỹ lưỡng cho các mẹ bầu về một chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi hoàn hảo, hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói. Với dịch vụ này sản phụ sẽ được kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Đặc biệt với những trường hợp mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị, chế độ dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé, vừa giúp mẹ điều trị bệnh hiệu quả, vừa đảm bảo thai nhi vẫn phát triển toàn diện. Các bác sĩ khoa Sản tại Vinmec đều có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, được cập nhật thường xuyên, liên tục những kỹ thuật thai sản mới nhất trên thế giới, giúp bảo vệ sức khỏe thai phụ và thai nhi tốt nhất.

Chủ Đề