Bị ban là gì

Phát ban da là tình trạng da nổi mảng hoặc các chấm nhỏ có màu sắc khác biệt so với màu da [thông thường là màu đỏ]. Phát ban có thể do các vấn đề về da gây ra, tuy nhiên đây cũng có thể là hệ quả của các bệnh lý bên trong cơ thể.

Phát ban da là tình trạng da nổi mảng hoặc các chấm nhỏ có màu sắc khác với vùng da bình thường

Phát ban da là tình trạng da bị tổn thương và biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau. Triệu chứng đặc trưng và phổ biến của phát ban da là xuất hiện những mảng hoặc chấm da có màu khác biệt so với làn da bình thường [thường là có màu đỏ].

Phát ban có thể chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ trên cơ thể hoặc xuất hiện trên diện rộng tùy vào yếu tố nguyên nhân. Một số tình trạng phát ban nhẹ có thể tự khỏi khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với những người bị phát ban nặng, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được xác định nguyên nhân và điều trị chuyên sâu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây phát ban da:

Viêm da tiếp xúc

Là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng phát ban. Viêm da tiếp xúc là tình trạng tế bào da tổn thương do tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Khi bị viêm da tiếp xúc, bạn sẽ nhận thấy vùng da bị đỏ và viêm.

Nguyên nhân có thể gây viêm da tiếp xúc:

  • Mỹ phẩm, xà phòng và bột giặt
  • Thuốc nhuộm vải
  • Tiếp xúc với hóa chất
  • Thực vật có độc chẳng hạn như cây sồi độc, cây sơn, cây thù du độc,…

Các loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây phát ban, ngứa rát đối với người sử dụng. Hầu hết đây đều là những tác dụng không mong muốn phát sinh trong thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng phát ban cũng có thể là phản ứng dị ứng, mẫn cảm với thuốc.

Bạn có thể bị phát ban do dùng thuốc điều trị

Ngay khi nhận thấy mình bị phát ban trong thời gian dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Nếu triệu chứng không nguy hiểm, bạn có thể tiếp tục sử dụng thuốc. Ngược lại, tình trạng phát ban nặng nề có thể là dấu hiệu dị ứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc và chỉ định loại thuốc thích hợp hơn. Một số loại thuốc dễ gây phát ban da: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc uống chứa steroid,…

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng da do vi khuẩn, vi nấm và virus gây ra có thể làm xuất hiện phát ban. Triệu chứng của loại phát ban này sẽ phụ thuộc vào vi khuẩn gây nhiễm trùng. Thông thường nhiễm trùng da thường xuất hiện ở những nếp gấp hoặc các vùng da bị sừng hóa.

Phản ứng tự miễn

Đôi khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề và tấn công vào các mô khỏe mạnh. Một số bệnh tự miễn có thể gây ra tình trạng phát ban da như lupus ban đỏ. Bệnh lý này thường gây phát ban ở má và mũi.

Nguyên nhân khác

  • Phát ban có thể phát triển từ vết cắn của côn trùng, đặc biệt là bọ xít, bọ ve. Chúng có thể truyền vi khuẩn qua vết cắn khiến vùng da bị sưng đỏ và phát ban ngay sau đó.
  • Bệnh chàm, viêm da dị ứng gây phát ban da và làm đỏ da. Tuy nhiên, phát ban do chàm, viêm da dị ứng thường có vảy và da khô, bong tróc,…
  • Bệnh vẩy nến là một bệnh ngoài da phổ biến gây tình trạng tróc vảy, ngứa, nổi mẩn đỏ hình thành dọc theo da đầu, khuỷu tay và khớp.
  • Bệnh chàm bã nhờn là một loại bệnh chàm ảnh hưởng đến da đầu, gây đỏ da, bong vảy và làm xuất hiện gàu. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở tai, miệng và mũi,…
  • Bệnh giun đũa do cơ thể nhiễm nấm, bệnh gây ra tình trạng phát ban có hình nhẫn rất đặc biệt.
  • Bệnh ghẻ cũng là nguyên nhân gây phát ban. Bệnh này hình thành do vi khuẩn ghẻ đào sâu và sống trong lỗ chân lông và gây ra tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát,…
  • Viêm tế bào là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn, bệnh gây đỏ da, sưng đau và đau khi chạm vào. Nếu không được điều trị, viêm mô tế bào có thể lan rộng và đe dọa đến tính mạng.
  • Thủy đậu do virus gây ra, đặc trưng bởi các mụn nước đỏ, ngứa hình thành khắp cơ thể.

Nguyên nhân gây phát ban ở trẻ nhỏ

Phát ban ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân như sởi, thủy đậu, bệnh tay chân miệng,…
  • Hăm tã là một tình trạng kích ứng da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Tình trạng này xảy ra khi da bé ma sát với tã khiến vùng da bị đỏ và phát ban.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra phát ban lan rộng bao gồm ngứa, nổi mụn đỏ.
  • Ban đỏ là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A tạo ra độc tố và gây ra tình trạng phát ban.
  • Bệnh tay, chân và miệng là một bệnh nhiễm virus có thể gây ra các tổn thương đỏ trên miệng và phát ban ở tay và chân.
  • Bệnh Kawasaki là bệnh hiếm gặp nhưng có mức độ nghiêm trọng. Bệnh gây ra phát ban và sốt ở giai đoạn đầu và có thể dẫn đến phình động mạch vành nếu không được can thiệp sớm.
  • Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm, gây ra phát ban ngứa và vết loét màu vàng.

Nếu tình trạng phát ban không quá nặng, bạn có thể tự điều trị tại nhà với những cách sau:

  • Sử dụng xà phòng tắm dịu nhẹ, không dùng xà phòng có mùi hương, chất bảo quản và có khả năng kích ứng mạnh.
  • Không dùng nước nóng để tắm, điều này có thể làm mất lớp dầu tự nhiên và khiến da bong tróc nghiêm trọng.
  • Không nên băng kín vùng da bị phát ban, nếu vùng da bị phát ban được che phủ bởi quần áo bạn nên mặc quần áo rộng để tránh ma sát.
  • Ngưng sử dụng mỹ phẩm nếu bạn nghi ngờ chúng là nguyên nhân gây phát ban.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không mùi, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Khi bạn làm mềm và dưỡng ẩm da, tình trạng ngứa rát và bong tróc sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Tránh để vùng da bị phát ban tiếp xúc với nhiều bề mặt, tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da.
Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, kem hydrocortisone để cải thiện phát ban da tại nhà
  • Bạn có thể dùng kem hydrocortisone [thuốc steroid dạng bôi] không kê toa nếu kem dưỡng ẩm không đáp ứng được các triệu chứng. Thuốc steroid có thể làm giãn mao mạch và làm mỏng da, do đó bạn nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của dược sĩ để hạn chế các rủi ro nói trên.
  • Gội đầu thường xuyên bằng dầu gội trị gàu nếu bạn bị gàu và phát ban ở da đầu. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, bạn có thể báo với dược sĩ để sử dụng loại dầu gội có tác dụng mạnh hơn.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen nếu tình trạng phát ban gây đau nhẹ. Tuy nhiên, việc dùng những loại thuốc này chỉ giúp làm giảm triệu chứng của bệnh. Thuốc không tác động đến nguyên nhân gây phát ban nếu không có tác dụng điều trị dứt điểm. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn nên ngưng thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn phát sinh.

Ngoài các cách này, bạn có thể cải thiện phát ban da bằng cách bổ sung thực phẩm lành mạnh, có tính thanh lọc cao như rau xanh, trái cây, nước,… để làm giảm ngứa và khô da.

Bạn cần gặp bác sĩ nếu cơ thể phát sinh những triệu chứng sau đây:

  • Đau họng
  • Đau xương khớp
  • Xuất hiện mủ ở vùng da bị phát ban
  • Thay đổi màu sắc trên da
  • Khó thở
  • Nhịp tim nhanh
  • Cơn đau tăng lên
  • Chóng mặt
  • Nhầm lẫn và không tập trung
  • Sưng mặt
  • Đau cổ
  • Đau đầu
  • Nôn, buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Sốt cao

Ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm này, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh lý này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ chuyên viên y tế!

This post is also available in: English [English]

Sốt phát ban [Roseola] là một căn bệnh truyền nhiễm lành tính, do virus gây ra với triệu chứng điển hình là sốt và xuất hiện những nốt ban hồng trên da. Đây là một bệnh nhiễm trùng nhẹ thường ảnh hưởng đến trẻ em ở độ tuổi lên 2 và đôi khi ảnh hưởng đến người lớn. 

Hãy cùng Pacific Cross Việt Nam tìm hiểu về các thông tin tổng quan của căn bệnh này!

1. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban hay Roseola – ban đào, là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào.

2. Trẻ thường có triệu chứng sốt phát ban thế nào?

Tình trạng sốt phát ban ở trẻ sẽ xuất hiện những chấm đỏ

Những triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1 đến 2 tuần sau khi mắc bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ. Những biểu hiện của bệnh có thể bao gồm:

  • Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Trẻ có thể sốt cao trên 39°C ngay khi nhiễm bệnh và kéo dài khoảng 3-5 ngày.
  • Viêm họng, sổ mũi, ho cũng thường là những triệu chứng đi kèm.
  • Các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ.
  • Phát ban: Thường xuất hiện sau những cơn sốt, da trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó.

Phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ.

Ngoài ra, còn một số biểu hiện sốt phát ban khác như:

  • Khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Chán ăn
  • Sưng mí mắt

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, vì triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với sốt xuất huyết.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đưa trẻ bị sốt phát ban đến gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ sốt cao hơn 39,4°C
  • Tình trạng kéo dài hơn 7 ngày
  • Phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày
  • Khi hệ miễn dịch bị tổn hại và bé từng tiếp xúc với người bệnh. 

Nếu con bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nếu trẻ sốt quá cao, bố mẹ nên đưa trẻ đến trạm y tế ngay

3. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban có lây không? Câu trả lời là có. Đây là bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6 hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây ra. Virus lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ. Ví dụ như, một đứa trẻ khỏe mạnh có thể sẽ nhiễm virus nếu dùng chung cốc với trẻ khác bị bệnh. Bệnh không lây truyền qua giao tiếp.

Người lớn chưa từng bệnh nếu tiếp xúc với trẻ bị bệnh có thể sẽ ảnh hưởng về sau. Tuy nhiên, đối với người lớn khỏe mạnh, bệnh sẽ không nặng. Nếu không bị phát ban hoặc chỉ sốt nhẹ, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm virus qua con cái của mình và các thành viên khác trong gia đình thông qua dịch tiết hô hấp hoặc nước bọt.

4. Những ai thường mắc bệnh sốt phát ban?

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em xảy ra trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi. Phần lớn trẻ bị nhiễm bệnh khi đi nhà trẻ. Đôi khi, căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở người lớn. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt phát ban?

Trẻ nhỏ đi mẫu giáo thường là đối tượng dễ nhiễm virus nhất vì hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Hơn nữa, trong cùng một môi trường lớp học có thể làm tăng nguy cơ lây lan virus từ trẻ này sang trẻ khác. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh là trẻ từ 6 đến 15 tháng tuổi.

6. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh sốt phát ban thế nào?

Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua bệnh sử, sau khi thăm khám lâm sàng và xét nghiệm máu. Trẻ thường được xác định bị sốt phát ban khi có các dấu hiệu bao gồm: nổi những chấm đỏ trên da và sốt cao.

Điều trị bệnh sốt phát ban

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để kiểm soát sốt cao. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm acetaminophen [Tylenol] và ibuprofen [như Advil hoặc Motrin].

Bạn cũng nên lau người cho trẻ để hạ sốt. Nếu bạn cho trẻ sơ sinh uống thuốc, hãy theo sát chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng. Không cho người dưới 20 tuổi dùng thuốc aspirin vì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Nếu các triệu chứng không nặng, sốt phát ban có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị.

7. Chế độ sinh hoạt cho trẻ bị sốt phát ban

Những thói quen sinh hoạt ngăn sốt phát ban trở nặng?

Cách tốt nhất là hãy cho trẻ nghỉ ngơi trên giường, việc này sẽ tránh nguy cơ lây lan virus tới trẻ khác.

Nếu bạn bị nhiễm virus hoặc phải chăm sóc trẻ bị bệnh, hãy nhớ rửa tay thường xuyên. Việc này sẽ tránh làm virus lây lan tới những người có hệ miễn dịch yếu.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, soda chanh, nước luộc thịt, các loại nước khoáng hoặc nước uống thể thao như Gatorade hoặc Powerade để ngăn chặn mất nước.

Trẻ cần kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?

Khi bị sốt phát ban trẻ em không nên ăn kem.

Để giúp trẻ mau khỏi bệnh, cần cho trẻ tránh xa các loại thực phẩm như trứng, các loại thức ăn gây khó tiêu, nước lạnh, nước đá và kem.

Một số lưu ý để sốt phát ban mau thuyên giảm

  • Không để người bệnh ở nơi chật kín, tù túng và ẩm ướt.
  • Không để trẻ dùng tay gãi lên da.
  • Thận trọng khi tắm rửa. Khi bị sốt phát ban, cơ thể còn rất yếu. Nếu tắm rửa không cẩn thận, trẻ sẽ dễ bị cúm hoặc chuyển sang các bệnh nghiêm trọng khác.
  • Hạn chế đến những nơi công cộng, đông người.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm từ khói bụi, hóa chất, lông thú nuôi trong nhà để bệnh không có cơ hội tiến triển nặng.
  • Tránh mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải dễ gây kích ứng da.
  • Không ăn trứng, thực phẩm khó tiêu, nước lạnh, nước đá và kem.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/roseola/basics/definition/con-20023511.

  • Roseola – topic overview.

//www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/roseola-topic-overview#1.

Video liên quan

Chủ Đề