Biểu hiện của việc hút thuốc lá điện tử

Hút thuốc lá gây tổn thương tới gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Hút thuốc là nguyên nhân tử vong có thể phòng ngừa đứng hàng đầu ở Mỹ, chiếm khoảng 520.000 ca tử vong/năm, khoảng 20% số ca tử vong/năm. Khoảng 2/3 người hút thuốc lâu năm chết sớm vì căn bệnh trực tiếp gây ra bởi hút thuốc, trung bình mất từ 10 đến 14 năm tuổi thọ (7 phút/điếu thuốc).

Các tác động mạn tính chính của thuốc lá sẽ dẫn tới sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sau đây:

Bệnh mạch vành chiếm từ 30 đến 40% tổng số ca tử vong do thuốc lá. Nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tăng > 200% nếu hút < 1 pack/day and risk of cardiovascular mortality is increased by > trên 50% trong vòng 35 năm. Cơ chế có thể là tình trạng tổn thương tế bào nội mạc, tăng nhẹ huyết áp và nhịp tim, khởi phát hình thành huyết khối và các tác dụng không mong muốn tới mỡ máu.

Ung thư phổi chiếm từ 15 đến 20% số ca tử vong do thuốc lá. Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư phổi ở Bắc Mỹ và Châu Âu, và chiếm hơn 87% số ca tử vong do ung thư phổi. Các chất gây ung thư được trực tiếp hít tới nhu mô phổi.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm khoảng 20% số ca tử vong do thuốc lá. Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất của COPD và chiếm 61% tổng số ca tử vong do bệnh phổi. Hút thuốc làm suy yếu các cơ chế bảo vệ đường hô hấp cục bộ. Đặc biệt đối với những đối tượng có sự nhạy cảm về mặt di truyền, sự suy giảm chức năng hô hấp có xu hướng phát triển nhanh. Ho và khó thở khi gắng sức là những triệu chứng rất phổ biến.

Các bệnh lý ít nghiêm trọng hơn liên quan đến hút thuốc bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, bệnh mạch máu không do tim (như đột quỵ, phình động mạch chủ), các loại ung thư khác (như ung thư bàng quang, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, thận, thanh quản, gan, hầu họng, tụy, dạ dày, họng, leukemia cấp dòng tủy), đái tháo đường, viêm phổi, viêm khớp dạng thấp và lao.

Thuốc lá điện tử lại có một mối liên kết chặt chẽ với các bệnh lý về tim mạch và phổi.

Biểu hiện của việc hút thuốc lá điện tử

Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra có khoảng 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử đều chứa diacetyl, gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Người hít phải khói thuốc lá điện tử cũng giống như người hút trực tiếp, đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật như ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, liệt dương.

Tổn thương phổi do hút thuốc lá điện tử

Ths.BS. Nguyễn Thị Minh Thu, Trưởng phòngY tếdự phòng (Cục Y tế GTVT) cho hay, nhiều người cho rằng hút thuốc lá điện tử thay vì hút thuốc lá thông thường sẽ ít gây ra các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và có thể cai nghiện được thuốc lá. Tuy nhiên, trên thực tế, thuốc lá điện tử lại có một mối liên kết chặt chẽ với các bệnh lý về tim mạch và phổi.

“Người dùng không thể biết được trong tinh dầu của thuốc lá điện tử có chứa những thành phần gì vì có rất nhiều chủng loại tinh dầu với các xuất xứ khác nhau. Thậm chí, người hút còn pha trộn nhiều loại tinh dầu với nhau mà không biết đến mức độ an toàn thực sự của chúng. Một trong những chất mà các nhà khoa học đã tìm thấy trong thuốc lá điện tử là propylene glycol. Loại hóa chất này có thể gây kích ứng phổi và mắt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của những người mắc các bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, giãn phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”, BS. Thu khuyến cáo.

BS. Thu cho biết thêm, thuốc lá điện tử thường được chạy bằng pin, nó có khả năng làm nóng các chất lỏng bên trong hộp đựng nicotin. Khi ở nhiệt độ cao, chất lỏng này chuyển sang dạng hơi và người hút sẽ hít luồng hơi này vào.

Chất nicotine trong thuốc lá điện tử sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của lứa tuổi thanh thiếu niên, ảnh hưởng tới phụ nữ đang mang thai gây sinh non, tổn thương bào thai và gây hội chứng đột tử ở trẻ.

Ngoài ra, thuốc lá điện tử cũng gây ra một số vấn đề như buồn nôn, tức ngực, ho, tăng huyết áp và nhịp tim; gây tổn thương các lớp lót bên trong của mạch máu, làm tích tụ các mảng bám trong lòng động mạch, gây ra các bệnh như tắc động mạch, động mạch vành và xơ vữa động mạch.

Các thành phần tạo nên hỗn hợp lỏng của thuốc lá điện tử khi được nung nóng sẽ biến thành các chất độc hại, có thể thấm vào máu và làm viêm mạch máu, đồng thời làm tăng tốc độ quá trình oxy hóa.

Ngoài những vấn đề trên, chất nicotine trong thuốc lá điện tử còn gây ra viêm phổi suy hô hấp với mức độ báo động cao. Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard, có khoảng 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử đều chứa diacetyl.

Đây là một chất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thêm vào đó, các hạt nhỏ và kim loại nặng độc hại như thiếc, nickel, thủy ngân và chì có trong thuốc lá điện tử cũng là nguyên nhân chính gây các tổn thương ở phổi.

Không có công dụng cai thuốc lá truyền thống

Tại hội thảo về thuốc lá thế hệ mới đây, bà Tan Yen Lian, Giám đốc thông tin và quản trị tri thức Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á, cho biết thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, shisha hoàn toàn không an toàn và ít tác hại hơn thuốc lá truyền thống như các công ty thuốc lá quảng cáo; thuốc lá điện tử cũng không có công dụng cai thuốc lá như nhiều người lầm tưởng.

“Một số bệnh nhân cho biết họ đã chuyển sang dùng thuốc lá điện tử để cai thuốc lá truyền thống. Đây là biện pháp không hiệu quả bởi thuốc lá điện tử vẫn chứa nicotine nên đây chỉ là cách chuyển sử dụng từ loại thuốc lá này sang dùng loại thuốc lá khác”, bà Tan Yen Lian khuyến cáo.

Theo BS. Phạm Thị Lệ Quyên, Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai, dạng hơi của thuốc lá điện tử bên cạnh chất gây nghiện nicotine, đặc biệt vẫn chứa chất gây ung thư có trong thuốc lá thông thường.

Do đó, người hít phải khói thuốc lá điện tử cũng giống như người hút trực tiếp, đều có nguy cơ mắc hơn 25 loại bệnh tật như ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính, đột quỵ, liệt dương.

“Nghiện thuốc lá là một bệnh lý mạn tính cần được điều trị như các loại nghiện ma túy, cocain và thuốc hướng thần khác. Bởi khi hút thuốc lá, người nghiện có cảm giác sảng khoái, hưng phấn và lúc ngừng thuốc sẽ có hội chứng như bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, chán nản, mất ngủ, cáu gắt, thậm chí trầm cảm. Vì những điều này nên người nghiện cần kiên nhẫn”, BS. Quyên nói.

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, các sản phẩm thuốc lá đều độc hại dưới mọi hình thức. Mỹ ghi nhận 7 người chết do hút thuốc lá điện tử và hơn 450 người mắc các bệnh lý nghi liên quan thuốc lá điện tử. Canada cũng đã ghi nhận người chết do hút thuốc lá điện tử. Nhiều nước đã cấm toàn diện thuốc lá điện tử, gần nhất là Ấn Độ.

Nguồn:https://www.baogiaothong.vn

Biểu hiện của việc hút thuốc lá điện tử

Triệu chứng lâm sàng của nghiện thuốc lá bao gồm: ham muốn hút thuốc lá mãnh liệt không thể cưỡng lại được; hội chứng dung nạp thuốc lá và hội chứng cai thuốc lá. Được biết, các trắc nghiệm lâm sàng giúp chẩn đoán nghiện thuốc lá bao gồm: trắc nghiệm Fagerstrom, HAD, Q-Mat và xét nghiệm giúp chẩn đoán mức độ nghiện thuốc lá là đo nồng độ CO trong hơi thở ra.

Người hút thuốc có ít nhất 3 trong 7 tiêu chuẩn dưới đây kéo dài trong ít nhất 12 tháng là người nghiện thuốc lá.

1. Số điếu thuốc hút mỗi ngày càng ngày càng tăng.

2. Khi thiếu thuốc hoặc cai thuốc cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực, cáu gắt, khó tập chung... và các khó chịu này mất đi khi hút thuốc trở lại.

3. Hút lâu và nhiều hơn so với dự kiến. Cụ thể, người hút thuốc chỉ định hút trong thời gian công việc hoặc đời sống đang có nhiều căng thẳng, định khi giải quyết xong căng thẳng sẽ không hút nữa nhưng giải quyết xong rồi vẫn tiếp tục hút; hay chỉ định hút ở ngoài đường thôi không hút ở nhà trước mặt con cái nhưng về nhà có lúc thèm quá vẫn hút....

4. Muốn và từng thử cai thuốc lá nhiều lần nhưng chưa thành công.

5. Dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và hút thuốc lá. Ở Việt Nam, có thể mua và hút thuốc lá ở bất cứ đâu, nên tiêu chí này ít được thấy rõ nhưng một biểu hiện của tiêu chí này là người nghiện lúc nào cũng mang theo thuốc lá bên mình.

6. Giảm hoặc từ bỏ các hoạt động xã hội khác vì hút thuốc lá. Do người Việt Nam hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi nên tiêu chí này cũng không biểu hiện rõ; biểu hiện cụ thể của tiêu chí này đó là khi hút thuốc ở những nơi bị cấm hút thuốc như: bệnh viện, công sở, sân bay...

7. Vẫn tiếp tục hút dù biết thuốc lá có hại hoặc đã bị những tác hại do thuốc lá gây ra như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đau thắt ngực, đàn ông yếu sinh lý, phụ nữ bị sẩy thai hay sinh non, hay trong nhà có người thân bị hen, khò khè khi ngửi thấy mùi thuốc lá...

Biểu hiện của người hút thuốc là trước tiên là sẽ hút thuốc là khi thèm, cũng vì hút thuốc lá nên hơi thở, quần áo, thậm trí cả tóc cũng có mùi thuốc lá tùy mức độ nhiều ít khác nhau. Nhìn chung những người nghiện thuốc là thì thường không thể không hút thuốc trong vòng 1 ngày.

Với những người có hút nhưng không nghiện thì những biểu hiện trên không rõ ràng và có thể không nằm ở nhóm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Việc cai nghiện thuốc lá cũng mất khá nhiều thời gian và quan trọng nhất là ý trí của người nghiện, trước tiên họ cần nhận thức là họ đã hút thuốc ở mức độ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cần phải dừng lại để điều trị bệnh hoặc không làm gia tăng, hay tránh nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư vòm họng… Khi đó họ sẽ tự biết cách chọn các hành vi để làm giảm con nghiện thuốc như ăn các loại kẹo cai nghiện.

Nhìn chung cơn nghiện thuốc là không rõ ràng và hoàn toàn có thể kiềm chế nếu người nghiện thực sự muốn cai, không nhất thiết phải có từ tác động bên ngoài. Ngược lại việc tác động cũng không có nhiều hiệu quả và khả năng tái nghiện sẽ cao nếu nhận thức không đúng đắn./.

Cao Văn Hùng