Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024

Phân viện Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) khu vực Miền Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn)

NAPA

HCH

1952

Quận 10

5

Học viện Kỹ thuật Mật mã cơ sở phía Nam

ACT

KMA

1995

Quận Tân Bình

6

Học viện Kỹ thuật Quân sự (cơ sở 2)

MTA

KQH

1966

Quận Tân Bình

7

Nhạc viện TP.HCM

HCMCONS

NVS

1956

Quận 1

8

Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam phân viện khu vực Miền Nam

VYA

HTN

1976

TP. Thủ Đức

* Danh sách trường đại học do nước ngoài quản lý

STT

Tên Đại học

Tên tiếng anh

Tên viết tắt

Thành lập

Trụ sở

1

Đại học RMIT Việt Nam

RMIT University

Vietnam

RUVN

2000

Melbourne, Victoria

(Úc)

2

Đại học Fulbright Việt Nam

Fulbright University

Vietnam

FUV

2016

Needham, Massachusetts

(Hoa Kỳ)

3

Đại học Quốc Tế Pacific Vietnam University

Pacific Vietnam University

Pacific Vietnam University

2012

USA, California

(HCM City)

4

Đại học Greenwich Việt Nam

University Of Greenwich

Vietnam

Greenwich Vietnam

2009

Greenwich, London

(Vương quốc Anh)

5

Đại học Swinburne Việt Nam

(Cơ sở TP.HCM)

Swinburne University of

Technology Vietnam

Swinburne Vietnam

2021

Swinburne (Úc)

Sự khác biệt giữa Đại học và trường Đại học

Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.

2. Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này.

3. Đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Như vậy, theo quy định trên thì trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành. Còn đại học là cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung.

Quy định về xếp hạng cơ sở giáo dục đại học

- Xếp hạng cơ sở giáo dục đại học nhằm đánh giá uy tín, chất lượng, hiệu quả hoạt động theo tiêu chí nhất định, đáp ứng nhu cầu thông tin cho cá nhân, tổ chức có liên quan.

- Cơ sở giáo dục đại học chủ động lựa chọn, tham gia các bảng xếp hạng có uy tín trong nước, quốc tế.

- Pháp nhân phi thương mại Việt Nam được thực hiện xếp hạng cơ sở giáo dục đại học; phải bảo đảm trung thực, khách quan, minh bạch, có trách nhiệm công khai, giải trình về phương pháp, tiêu chí và kết quả xếp hạng.

(Điều 9 Luật Giáo dục đại học 2012,sửa đổi bởi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018)

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Việt Nam đã chốt con số cuối cùng được vinh dự tham gia Olympic Paris 2024, gồm 14 vận động viên giành vé sau khi đã tham dự các vòng loại trước đó và 2 vận động viên tham dự theo suất đặc cách.

Trần Thị Nhi Yến trở thành vận động viên thứ 16 của Thể thao Việt Nam góp mặt tại Olympic Paris 2024 với tấm vé đặc cách từ Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF).

Như vậy, đoàn Thể thao Việt Nam đã chốt con số cuối cùng được vinh dự tham gia Olympic Paris 2024, gồm 14 vận động viên giành vé sau khi đã tham dự các vòng loại trước đó và 2 vận động viên tham dự theo suất đặc cách.

1. Nguyễn Thị Thật (vận động viên đua xe đạp)

Nguyễn Thị Thật không chỉ là vận động viên Việt Nam đầu tiên giành suất tham dự Olympic Paris 2024 mà cô còn là cua-rơ duy nhất trong lịch sử xe đạp đường trường Việt Nam được tham dự Olympic.

Nguyễn Thị Thật sinh năm 1993, quê ở An Giang; trở thành vận động viên đua xe đạp ở tuổi 15.

Năm 2009, cô tham gia giải đua xe đạp đầu tiên về Điện Biên Phủ và nhận được giải thưởng Áo Trắng - nữ vận động viên đua xe đạp xuất sắc nhất.

Năm 2013, Nguyễn Thị Thật giành huy chương Đồng tại SEA Games 27 (Naypyidaw của Myanmar) - giải đấu quốc tế lớn đầu tiên. Năm 2014, giành huy chương Bạc tại Đại hội thể thao châu Á tổ chức ở Incheon, Hàn Quốc.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Nguyễn Thị Thật giành đã giành được 5 huy chương Vàng tại các kỳ SEA Games các năm 2015, 2017, 2019, 2021, 2023; giành 3 huy chương Vàng giải vô địch đường trường châu Á các năm 2018, 2022, 2023.

Năm 2018, Nguyễn Thị Thật ký hợp đồng với Lotto-Soudal Ladies - câu lạc bộ đua xe đạp chuyên nghiệp tại Bỉ, và trở thành nữ vận động viên đua xe đạp đầu tiên của Việt Nam thi đấu chuyên nghiệp tại châu Âu.

Năm 2019, Nguyễn Thị Thật giành huy chương Đồng giúp câu lạc bộ Lotto Soudal Ladies chiến thắng giải Vuelta a la Comunitat Valenciana Féminas diễn ra ở Valencia (Tây Ban Nha). Đây là giải đầu tiên của nữ trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Xe đạp Thế giới (UCI). Tiếp đó là tấm huy chương Vàng giải Xe đạp GP de Fourmies.

Năm 2023, Nguyễn Thị Thật thi đấu quốc tế trong màu áo câu lạc bộ Roland Israel Premier Tech Roland (Thụy Sĩ). Trong Bảng xếp hạng của Liên đoàn Xe đạp Thế giới (UCI), Nguyễn Thị Thật nằm trong tốp 40 và là vận động viên châu Á có thứ hạng cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Tháng 6/2023, Nguyễn Thị Thật bảo vệ thành công huy chương Vàng nội dung xuất phát đồng hàng tại giải xe đạp vô địch châu Á (Thái Lan).

Tháng 11/2023, UCI và Ủy ban Olympic Việt Nam xác nhận suất thi đấu của “nhà Vô địch châu Á” Nguyễn Thị Thật tại Olympic Paris 2024 ở nội dung đường trường nữ.

Tháng 6/2024, Nguyễn Thị Thật giành huy chương Bạc nội dung xuất phát đồng hàng nữ tại Giải Xe đạp đường trường vô địch châu Á 2024 (Kazakhstan).

2. Trịnh Thu Vinh (vận động viên bắn súng)

Trịnh Thu Vinh sinh năm 2000, quê ở tỉnh Thanh Hóa. Sở trường của Thu Vinh là 10m súng ngắn hơi.

Năm 2014, Trịnh Thu Vinh bắt đầu theo tập điền kinh tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao công an nhân dân. Năm 2017, Thu Vinh chuyển sang tập bắn súng, sau 3 tháng được chọn vào đội tuyển Bắn súng công an nhân dân.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
Trịnh Thu Vinh. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Trịnh Thu Vinh đã sớm cho thấy tiềm năng với 2 huy chương Vàng (cá nhân, đồng đội), đồng thời lập kỷ lục trẻ quốc gia ở nội dung 10m súng ngắn hơi nữ tại Giải súng hơi thanh thiếu niên quốc gia năm 2018.

Năm 2019, Thu Vinh có mặt trong Đội tuyển quốc gia Việt Nam.

Năm 2022, Thu Vinh giành 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại SEA Games 31 (5/2022) và tiếp tục gây tiếng vang khi giành 2 huy chương Vàng tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 9 (12/2022); 3 huy chương Vàng tại Giải bắn súng vô địch Đông Nam Á tổ chức tại Thái Lan (12/2022).

Tháng 8/2023, Trịnh Thu Vinh Đứng top 5 nội dung 10m súng ngắn hơi nữ tại Giải bắn súng vô địch thế giới và chính thức có vé tham dự Olympic Paris 2024.

Cũng trong năm 2023, Thu Vinh giành huy chương Đồng nội dung 10m súng ngắn hơi tại Giải vô địch châu Á 2023 diễn ra ở Hàn Quốc (10/2023) và giành huy chương Vàng nội dung 10m súng ngắn hơi hỗn hợp tại Giải Vô địch bắn súng Đông Nam Á (SEASA) tổ chức tại Đài Loan (Trung Quốc) (11/2023).

Tháng 1/2024 Trịnh Thu Vinh giành huy chương Vàng nội dung 10m súng ngắn hỗn hợp đồng đội tại Giải bắn súng vô địch châu Á diễn ra tại Indonesia.

Với những thành tích nổi bật, Thu Vinh được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an tiêu biểu (2023) và nhận Bằng khen của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2023).

3. Nguyễn Huy Hoàng (vận động viên bơi lội)

Nguyễn Huy Hoàng sinh ngày 10/7/2000, quê ở Quảng Bình. Sở trường của Huy Hoàng là bơi 1.500m và 800m tự do.

Năm 2011, khi mới 11 tuổi, Nguyễn Huy Hoàng tham gia Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Quảng Bình và giành được 2 huy chương Vàng. Năm 2013, Nguyễn Huy Hoàng giành huy chương Vàng tại Giải vô địch trẻ quốc gia khi mới 13 tuổi.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
"Kình ngư" Nguyễn Huy Hoàng. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Năm 2015, trong lần thi đấu quốc tế đầu tiên tại Giải Vô địch các nhóm tuổi trẻ bơi lội Đông Nam Á, Huy Hoàng trở thành hiện tượng khi giành được 5 huy chương Vàng (ở các nội dung 400m tự do, 1.500m tự do, 200m bướm, 200m bơi sải và tiếp sức 4x100m). Ngoài ra, anh còn phá kỷ lục lứa tuổi ở các nội dung 400m tự do, 1.500m tự do và 200m bướm.

Năm 2017, tại SEA Games 29, Huy Hoàng giành huy chương Vàng cự ly bơi 1.500m tự do.

Năm 2018, tại ASIAD 18, anh giành huy chương Bạc nội dung 1.500m tự do. Cùng năm đó, khi tham dự Olympic trẻ tại Argentina, anh giành huy chương Vàng đầy thuyết phục.

Năm 2019, tại SEA Games 30, Huy Hoàng giành cú đúp huy chương Vàng ở cự ly 400m tự do và 1.500m tự do.

Năm 2021, tham dự Olympic Tokyo, Huy Hoàng thi đấu hai nội dung 800m và 1.500m bơi tự do nam, lần lượt đứng thứ 20/34 và 12/29. Vận động viên quê Quảng Bình còn giành 2 huy chương Vàng tại giải bơi vô địch quốc gia bể 25m.

Năm 2022, tại SEA Games 31 ở Việt Nam, Huy Hoàng giành 5 huy chương Vàng (nội dung 1.500m, 400m tự do, 800m tự do, 200m bướm và tiếp sức 4x200m tự do). Cùng đồng đội phá kỷ lục 4x200m tự do với thành tích 7 phút 16 giây 31.

Năm 2023, tại SEA Games 32 ở Campuchia, Huy Hoàng giành 3 huy chương Vàng 400m tự do, 1500m tự do, 4x200m tự do nam và huy chương Đồng 200m bướm.

Tháng 9/2023 tại ASIAD-19 tại Hàng Châu (Trung quốc), Huy Hoàng giành 2 huy chương Đồng 400m nội dung tự do, 800m tự do.

Nguyễn Huy Hoàng đã 4 lần đạt danh hiệu vận động viên tiêu biểu toàn quốc (năm 2019, 2021, 2022, 2023); vinh danh là 1 trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng (năm 2019, 2022); là 1 trong 4 vận động viên xuất sắc nhất SEA Games 31 (năm 2022) và được trao Giải Thể thao Cống hiến 2024 hạng mục "Gương mặt thể thao của năm."

Năm 2022, Nguyễn Huy Hoàng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì.

4. Lê Thị Mộng Tuyền (vận động viên bắn súng)

Lê Thị Mộng Tuyền sinh năm 2003, quê ở Thành phố Hồ Chí Minh. Sở trường của Mộng Tuyền là 10m súng trường hơi.

Đến với môn bắn súng khi học cấp II, năm 2019 Lê Thị Mộng Tuyền bắt đầu tập bắn súng chuyên nghiệp tại đội tuyển bắn súng Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia Giải vô địch Bắn súng thanh, thiếu niên quốc gia lần đầu tiên đã giành tấm huy chương Vàng.

Năm 2000, Mộng Tuyền giành huy chương Vàng và phá kỷ lục của chính mình ở nội dung 10m súng trường hơi nữ tại Giải vô địch Bắn súng thanh, thiếu niên quốc gia và giành huy chương Bạc tại Giải vô địch trẻ.

Năm 2021, Mộng Tuyền được triệu tập lên đội tuyển quốc gia.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Đào Trang/TTXVN)

Chỉ một năm sau, năm 2022, cô giành 3 huy chương Vàng và xác lập 4 kỷ lục tại Đại hội thể thao toàn quốc. Cũng trong năm 2022, Mộng Tuyền giành huy chương Vàng nội dung 10m súng trường hơi nữ tại Giải bắn súng vô địch Đông Nam Á (SEASA). Đây là huy chương Vàng quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp của mình.

Năm 2023, Mộng Tuyền giành huy chương Vàng nội dung 10m súng trường hơi đồng đội nữ tại Giải bắn súng vô địch Đông Nam Á (SEASA) tại Đài Loan (Trung Quốc) và 3 huy chương Vàng tại Giải bắn súng vô địch quốc gia.

Tháng 1/2024, Xạ thủ Lê Thị Mộng Tuyền giành 188,7 điểm, đứng thứ 5 chung kết Giải bắn súng vô địch châu Á diễn ra ở Indonesia và giành vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024 ở nội dung 10m súng trường hơi nữ.

5. Trịnh Văn Vinh (vận động viên cử tạ)

Trịnh Văn Vinh sinh năm 1995, quê ở Bắc Ninh. Hạng cân thi đấu của Trịnh Văn Vinh là 61kg-62kg.

Năm 2008, khi đang học cấp 2, Trịnh Văn Vinh được tuyển chọn vào đội cử tạ Bắc Ninh. Năm 2014, Vinh bắt đầu tập luyện, thi đấu trong màu áo công an nhân dân.

Tháng 4/2016, tại Giải vô địch cử tạ châu Á diễn ra ở Tashkent (Uzbekistan), Trịnh Văn Vinh giành huy chương Vàng với thành tích cử đẩy 158kg và huy chương Bạc với tổng cử 282kg ở hạng cân 62kg.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Tháng 8/2017, tại SEA Games 29, anh xuất sắc giành 2 huy chương Vàng hạng cân 62kg với thành tích cử đẩy 172 kg và tổng cử 307kg, đồng thời phá kỷ lục SEA Games ở nội dung cử đẩy và tổng cử.

Tháng 11/2017, tại Giải Vô địch Cử tạ Thế giới tổ chức tại Anaheim, California (Mỹ), anh giành huy chương Vàng cử giật với thành tích 136 kg hạng 62kg.

Tháng 8/2018, tại ASIAD 18 ở Indonesia, Trịnh Văn Vinh giành huy chương Bạc hạng cân 62kg với thành tích tổng cử 299kg (cử giật 133kg + cử đẩy166kg).

Tháng 2/2019, Trịnh Văn Vinh bị cấm thi đấu 4 năm cùng án phạt 5.000 USD do bị Liên đoàn cử tạ thế giới (IWF) phát hiện dương tính với doping khi đang chuẩn bị tham dự Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc.

Tháng 5/2/2023, Trịnh Văn Vinh chính thức quay trở lại Đội tuyển quốc gia.

Tháng 9/2023, tại Giải vô địch cử tạ thế giới (World Championships) tại Riyadh (Saudi Arabia), Vinh giành huy chương Đồng với thành tích tổng cử 292kg (cử giật 129kg + cử đẩy 161kg), qua đó tiếp tục tích lũy thêm điểm chuyên môn trên Bảng xếp hạng tranh vé dự Olympic.

Tháng 2/2024, Trịnh Văn Vinh giành huy chương Đồng với thành tích tổng cử 290kg (cử giật 129kg + cử đẩy 161kg) tại Giải cử tạ vô địch châu Á tổ chức tại Uzbekistan.

Tháng 4/2024, đạt tổng cử 294kg hạng 61 cân (cử giật 131kg + cử đẩy 163kg) đứng hạng 6 ở Cup cử tạ thế giới (World Cup cử tạ) tổ chức tại Phuket (Thái Lan) và đứng đầu nhóm B, Trịnh Văn Vinh giành vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

6. Nguyễn Thị Hương (vận động viên đua thuyền Canoeing)

Nguyễn Thị Hương sinh năm 2001, quê ở Vĩnh Phúc. Môn thi đấu của Nguyễn Thị Hương là Canoeing, nội dung thi đấu là thuyền đơn và đồng đội.

Khởi đầu của Nguyễn Thị Hương với sự nghiệp thể thao là môn đẩy gậy và vật tự do nữ, nhưng sau đó bộ môn cô gắn bó là canoeing.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Năm 2022, tại SEA Games 31, Nguyễn Thị Hương giành 5 huy chương Vàng (3 huy chương Vàng cá nhân và 2 huy chương Vàng đồng đội) nội dung Canoeing. Nguyễn Thị Hương và Huy Hoàng là hai vận động viên đạt số Huy chương Vàng cho cá nhân nhiều nhất ở Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31. Với thành tích này, cô được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì.

Năm 2023, tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Hương 3 huy chương Vàng đồng đội nội dung thuyền truyền thống (thuyền rồng).

Tháng 4/2024, Nguyễn Thị Hương về đích thứ 2 với thời gian 49 giây 351 nội dung thuyền đơn nữ C1 200m tại vòng loại đua thuyền canoeing Olympic châu Á tại Nhật Bản và giành suất chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

7. Phạm Thị Huệ (vận động viên đua thuyền Rowing)

Phạm Thị Huệ sinh năm 1990, quê ở Quảng Bình. Môn thi đấu của Phạm Thị Huệ là Rowing, nội dung thi đấu là thuyền đơn và đồng đội.

Phạm Thị Huệ không phải là gương mặt xa lạ với những người yêu thể thao Việt Nam. Không chỉ bởi tài năng, sự tận hiến, người ta còn nhớ về một cô gái từng 2 lần lỡ hẹn với Olympic dù đạt chuẩn góp mặt ở đấu trường danh giá này.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Minh Đức/TTXVN)

Thành tích nổi bật của Phạm Thị Huệ trong những năm qua là: huy chương Vàng SEA Games 26, 3 huy chương Vàng SEA Games 28; 3 huy chương Vàng SEA Games 31; 2 huy chương Bạc ASIAN Games 18; huy chương Đồng ASIAN Games 19.

Đáng chú ý, Phạm Thị Huệ đã 2 lần đạt chuẩn tham dự Olympic (2016, 2020). Tuy nhiên, quy định của ban tổ chức là mỗi quốc gia chỉ có tối đa 1 suất cho vận động viên nữ nên tay chèo người Quảng Bình đã nhường vinh dự này cho đồng đội.

Tháng 4/2024, Phạm Thị Huệ về đích thứ 5 vòng chung kết nội dung thuyền đơn hạng nặng Rowing vòng loại Olympic châu Á tại Nhật Bản và giành suất chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

8. Nguyễn Thùy Linh (vận động viên cầu lông)

Nguyễn Thùy Linh sinh ngày 20/11/1997, quê ở Phú Thọ.

Năm 2014, Nguyễn Thùy Linh giành huy chương Đồng đơn nữ tại Đại hội Thể dục thể thao Toàn quốc. Năm 2015 giành chức Vô địch tại Giải các tay vợt xuất sắc toàn quốc 5; Á quân tại Giải cầu lông Quốc tế Bangladesh; được chọn vào đội tuyển Quốc gia dự SEA Games 28.

Năm 2016, Nguyễn Thùy Linh vô địch giải Nepal International, Vô địch Giải Mongolia International, Á quân giải Bangladesh International. Thành công này đưa Thùy Linh lọt vào nhóm 100 tay vợt hàng đầu thế giới.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Năm 2017, Thùy Linh Vô địch International Series 2017 ở Lào, International Series 2017 ở Mông Cổ.

Tháng 12/2017, cô đạt cúp vô địch tại giải Italian International 2017, giúp cô có 4.000 điểm thưởng để tiếp tục thăng tiến trên bảng xếp hạng BWF.

Năm 2018, Thùy Linh thắng đàn chị Vũ Thị Trang tại bán kết cầu lông nữ Đại hội Thể dục thể thao Toàn quốc và trở thành cây vợt số 1 Việt Nam. Cũng trong năm này, cô giật Giải vô địch Bangladesh International Challenge; Á quân Hungarian International.

Năm 2019, Thùy Linh tiếp tục giật giải Á quân Norwegian International; Vô địch Bangladesh International. Năm 2020, Á quân Austrian Open; Tại thế vận hội Olympic Tokyo, Thùy Linh xếp thứ 46 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF).

Năm 2021, tại SEA Games 31, Thùy Linh giành huy chương Đồng nội dung đồng đội nữ. Năm 2022, vô địch Giải Vietnam Open; Vô địch Giải Belgian International và thành công giữ vị trí 33 thế giới sau khi góp mặt trong giải thi đấu cầu lông Singapore mở rộng.

Tháng 3/2023: Vô địch nội dung đơn nữ Giải cầu lông Vietnam International Challenger; Hạng Nhì Thailand International Challenger. Ngày 24/10/2023: Tay vợt nữ cầu lông số 1 Việt Nam Nguyễn Thùy Linh lần đầu vào top 20 trên bảng xếp hạng của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Đây cũng là thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của tay vợt.

Ngày 3/3/2024, cô có thêm thành tích là Á quân giải Cầu lông Đức mở rộng 2024.

Ngày 17/4/2024: Nguyễn Thùy Linh chính thức có vé dự Olympic Paris 2024 cho cầu lông Việt Nam với 48.350 điểm, xếp hạng 17/35, thuộc nhóm 2 ở kết quả bốc thăm chia bảng tại Olympic 2024.

Cho đến nay, các thành tích nổi bật của Thùy Linh bao gồm hạng 1 Việt Nam; hạng 6 Đông Nam Á; hạng 17 châu Á; hạng 20 thế giới (10/2023); danh hiệu Vận động viên tiêu biểu toàn quốc 2023; giành vé tham dự Olympic Paris 2024.

9. Lê Đức Phát (vận động viên cầu lông)

Lê Đức Phát sinh ngày 1/2/1998, quê ở Đồng Nai. Lê Đức Phát sinh ra trong gia đình có truyền thống thể thao, cha là vận động viên boxing Lê Văn Đức từng vô địch quốc gia năm 1988, 1989.

Năm 16 tuổi, Đức Phát chính thức tập luyện chuyên nghiệp trong đội tuyển cầu lông của Quân Đội.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Năm 2017, Đức Phát giành được huy chương Vàng giải cầu lông YONEX SUNRISE Pakistan International Series 2017 - giải quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp. Chiến thắng này đã giúp anh có thêm 2500 điểm trên bảng xếp hạng cầu lông thế giới để thăng hạng thành tích bản thân trên đấu trường quốc tế. Sau đó, anh tiếp tục giành huy chương Đồng tại giải quốc tế Nepal năm 2017, 2018.

Tháng 12/2021, trong trận chung kết giải Vô địch cầu lông các cây vợt xuất sắc Quốc gia năm 2021, Đức Phát giành ngôi Vô địch. Đây là danh hiệu đơn nam thứ 3 liên tiếp của anh trong năm 2021, sau giải Các câu lạc bộ tỉnh, thành, ngành Toàn quốc ở Cần Thơ và giải Cá nhân Quốc gia tại Bắc Giang.

Năm 2022, Đức Phát giành ngôi Vô địch nội dung đơn nam và trở thành tay vợt nam số 1 Việt Nam.

Năm 2023, Đức Phát khởi đầu bằng ngôi Á quân tại giải cầu lông quốc tế Ciputra Hanoi - Yonex Sunrise Vietnam International (3/2023), sau đó còn giành ngôi Á quân tại Giải cầu lông Quốc tế Kazakhstan (Apacs Kazakhstan Future Series) (6/2023) và giành ngôi vô địch tại Giải cầu lông Quốc tế Tajikistan (Tajikistan International) (8/2023).

Ngày 25/2/2024, Đức Phát xuất sắc giành chức Vô địch đơn nam tại Giải cầu lông Uganda International Challenge 2024. Với thành tích này, Đức Phát tích lũy thêm 4.000 điểm thưởng trên bảng xếp hạng thế giới, để tiếp tục cuộc đua tranh suất dự Olympic Paris 2024. Trước đó, Đức Phát đã lọt vào tứ kết Iran International và vòng 2 của Azerbaijan International.

Ngày 6/4/2024, mặc dù dừng bước ở trận bán kết giải International Challenge tại Kazakhstan, mất cơ hội vào chơi trận chung kết, nhưng Đức Phát vẫn còn cơ hội giành vé dự Olympic Paris 2024 khi đứng ở vị trí 34 vòng loại đơn nam, sau khi Đức Phát tích lũy được 2.800 điểm nhờ lọt vào bán kết giải International Challenge (một trong những giải đấu có tính chất vòng loại Olympic).

Ngày 30/4/2024, Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF) chính thức công bố danh sách các vận động viên được suất chính thức dự Olympic 2024, trong đó có Lê Đức Phát.

10. Võ Thị Kim Ánh (vận động viên boxing)

Võ Thị Kim Ánh sinh năm 1997, quê ở An Giang. Hạng cân thi đấu hiện nay của cô là 54kg nữ.

Bén duyên với Boxing từ năm 2012, cô gái An Giang nhanh chóng cho thấy tiềm năng khi có tới 6 lần giành huy chương Vàng tại các giải Vô địch quốc gia (năm 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023).

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)

Tuy nhiên, Kim Ánh lại chưa có duyên trên đấu trường quốc tế khi chỉ có duy nhất 1 lần giành chức vô địch tại giải Boxing Thái Lan mở rộng vào tháng 4/2022. Ở cả hai kỳ đại hội thể thao khu vực gần nhất là SEA Games 31 và SEA Games 32, nữ võ sĩ đều không có cơ hội tham dự.

Tháng 3/2024, tại Vòng loại thứ nhất môn boxing Olympic 2024 (Italy), võ sỹ Võ Thị Kim Ánh thắng áp đảo 5-0 trước vận động viên Islem Ferchichi (Tunisia) để vào bán kết và giành tấm vé dự Olympic 2024.

11. Hà Thị Linh (vận động viên boxing)

Hà Thị Linh sinh năm 1993, quê ở Lào Cai. Hạng cân thi đấu hiện nay của cô là 60 kg nữ.

Năm 2005, Linh bén duyên với boxing sau khi được các huấn luyện viên đội boxing Hà Nội phát hiện có tố chất phù hợp. Năm 2008, Linh bước vào con đường thi đấu chuyên nghiệp.

Năm 2013, tại SEA Games 27 tổ chức tại Myanmar, Hà Thị Linh giành tấm huy chương Vàng đầu tiên ở hạng cân 64kg. Năm 2015, Linh tiếp tục khẳng định tài năng khi giành huy chương Đồng tại giải boxing vô địch châu Á.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: TTXVN)

Sự nghiệp thi đấu quốc tế của Linh bị chững lại khi nhiều lần không được tham gia các kỳ SEA Games 28, 29, 30, vì không có hạng cân của mình. Tiếp đó, cô lập gia đình nên việc thi đấu bị gián đoạn.

Năm 2018, Hà Thị Linh quay trở lại tập luyện. Cô 2 lần giành được huy chương Vàng ở hạng cân 69 kg nữ tại Đại hội thể thao toàn quốc 2018 và năm 2022.

Năm 2023, Hà Thị Linh xuất sắc giành huy chương Vàng hạng cân 63 kg tại SEA Games 32 tổ chức tại Campuchia.

Ngày 2/6/2024, Hà Thị Linh giành chiến thắng chung cuộc 4-1 ở vòng loại thứ 2 Olympic Paris 2024 hạng cân 60 kg nữ tại Thái Lan và giành tấm vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

12. Lê Quốc Phong (vận động viên bắn cung)

Lê Quốc Phong sinh năm 2000, quê ở Vĩnh Long.

Tháng 9/2023, tại Giải Vô địch bắn cung quốc gia năm 2023, Lê Quốc Phong giành 3 huy chương Vàng (nội dung: toàn năng (70m x 2) cung 1 dây nam, 50m cung 1 dây nam, 30m cung 1 dây nam).

Tháng 4/2024, tại Giải Vô địch cung thủ xuất sắc quốc gia năm 2024, Quốc Phong phá 2 kỷ lục quốc gia ở nội dung cung 1 dây nam các cự ly 70m, 90m.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: TTXVN)

Tháng 5/2024: tại Cúp bắn cung thế giới 2024 ở Incheon, Hàn Quốc, Lê Quốc Phong làm nên lịch sử cho Bắn cung Việt Nam, lần đầu tiên Việt Nam có cung thủ xếp thứ 4 World Cup.

Tháng 6/2024: tại Cúp bắn cung thế giới ở Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ, với chiến thắng 6-2 trước vận động viên Ram Krishna Saha (Bangladesh), Lê Quốc Phong lọt vào bán kết và giành tấm vé chính thức dự Olympic Paris 2024.

13. Hoàng Thị Tình (vận động viên judo)

Hoàng Thị Tình, sinh năm 1994, quê ở Thanh Hóa. Hạng cân thi đấu hiện nay của cô là 48 kg nữ.

Tháng 12/2019, Hoàng Thị Tình giành huy chương Vàng hạng cân 52 kg bộ môn Kurash, tại SEA Games 30. Tháng 5/2022, giành huy chương Vàng hạng cân 48 kg bộ môn Judo, tại SEA Games 31.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
Hoàng Thị Tình (áo trắng). (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)

Tháng 1/2023, Hoàng Thị Tình đạt huy chương Vàng tại Giải vô địch Judo Đông Nam Á. Đây là tấm huy chương Vàng đầu tiên cho thể thao Thanh Hóa trong năm 2023. Tháng 5/2023, cô tiếp tục mang về huy chương Vàng nội dung đối kháng 48 kg nữ bộ môn Judo, tại SEA Games 32.

Tháng 5/2024, Hoàng Thị Tình, lọt top 10 Olympic nữ châu Á và top 100 thế giới tại giải Judo Grand Slam 2024.

Ngày 22/6/2024: Hoàng Thị Tình giành huy chương Vàng sau khi đánh bại võ sĩ Mauritius Priscilla Morand trong trận chung kết tại Giải Judo Lima Panamerican Open 2024 tổ chức ở Peru và giành vé chính thức dự Olympic Paris 2024.

14. Đỗ Thị Ánh Nguyệt (vận động viên bắn cung)

Đỗ Thị Ánh Nguyệt sinh năm 2001, quê ở Hưng Yên.

Bắt đầu sự nghiệp vận động viên vào năm 2016 với môn bóng rổ, đến năm 2017, các huấn luyện viên cho rằng Ánh Nguyệt có những tố chất của một cung thủ, nên đã khuyên cô thử bộ môn này. Theo đó, Đỗ Thị Ánh Nguyệt quyết định rẽ ngang sang con đường cung thủ và nhanh chóng trở thành một hạt giống tiềm năng của thể thao Việt Nam.

Đỗ Thị Ánh Nguyệt đã trải qua quá trình tích lũy điểm số qua thành tích tốt tại các giải đấu, từ khu vực đến quốc tế, với nhiều màn trình diễn khá ấn tượng trong thời gian qua.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

Cụ thể, Ánh Nguyệt đã giành được những điểm số quan trọng trên bảng xếp hạng thế giới, nhờ vào thành tích tại giải vô địch châu Á 2023 (27 điểm), ASIAD 19 (21 điểm), giải vô địch thế giới 2023 (20 điểm), vòng loại Olympic châu Á 2023 (17 điểm).

Đỗ Thị Ánh Nguyệt còn đạt thành tích nổi bật trong các kỳ SEA Games: huy chương Vàng SEA Games 30 nội dung cung 1 dây nữ đồng đội; huy chương Bạc SEA Games 31 nội dung cung 1 dây nữ đồng đội; huy chương Đồng SEA Games 31 nội dung cung 1 dây đôi nam nữ.

Ngày 26/6/2024, Đỗ Thị Ánh Nguyệt giành vé chính thức, trở thành vận động viên thứ 15 của Thể thao Việt Nam tham dự Olympic Paris 2024. Đây cũng là kỳ Olympic thứ 2 liên tiếp của Ánh Nguyệt ở nội dung cung 1 dây. Trước đó, nữ vận động viên này đã từng tranh tài tại Olympic Tokyo 2020.

15. Võ Thị Mỹ Tiên (vận động viên bơi lội)

Võ Thị Mỹ Tiên sinh năm 2005, quê ở Long An.

Năm 10 tuổi, khả năng bơi lội của Mỹ Tiên được các huấn luyện viên Trường Năng khiếu Thể dục Thể thao tỉnh biết đến trong một lần tuyển chọn vận động viên cho các tuyển trẻ.

Năm 2019, Mỹ Tiên giành 2 huy chương Bạc và 3 huy chương Đồng tại giải Bơi vô địch các nhóm tuổi Đông Nam Á. Từ đó, tại các giải trẻ hàng năm, Mỹ Tiên luôn mang về số huy chương nhiều nhất cho Đội tuyển bơi Long An. Không dừng lại ở đó, năm 2019, Mỹ Tiên lần đầu tiên được góp mặt tại đấu trường SEA Games 30 trên đất Philippines khi chưa tròn 14 tuổi.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Năm 2020, cái tên Mỹ Tiên được người hâm mộ biết đến nhiều nhất khi liên tiếp giành huy chương Vàng và phá 2 kỷ lục của siêu kình ngư Ánh Viên trong 2 giải bơi (Giải bơi-lặn vô địch trẻ quốc gia 2020 và Giải bơi-lặn vô địch các nhóm tuổi quốc gia 2020).

Đầu năm 2022 tại Giải bơi-lặn vô địch Quốc gia được tổ chức tại Thừa Thiên-Huế, Mỹ Tiên thi đấu rất thành công khi giành 1 huy chương Vàng cá nhân, 1 huy chương Vàng tiếp sức nữ, 13 huy chương Bạc cá nhân và tiếp sức cùng 1 huy chương Đồng.

Mỹ Tiên đã 3 lần dự SEA Games. Tại SEA Games 31 cô giành 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng; tại SEA Games 32, Mỹ Tiên đạt 2 huy chương Đồng.

Ngày 25/6/2024, Võ Thị Mỹ Tiên được Liên đoàn Thể thao dưới nước Quốc tế (FINA) lựa chọn là vận động viên của Việt Nam giành suất đặc cách tham dự Olympic Paris 2024. Tài năng trẻ của Long An cũng là vận động viên nữ duy nhất vượt chuẩn và tham dự giải bơi vô địch thế giới 2023, điều kiện bắt buộc của suất đặc cách Olympic ở môn bơi.

16. Trần Thị Nhi Yến (vận động viên điền kinh)

Trần Thị Nhi Yến sinh năm 2005, ở xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước (Long An).

Với chiều cao 1m72, sải chân sải tay đều dài, Yến có nhiều ưu thế để chơi thể thao. Yến có thể chơi nhiều môn và chơi môn nào cũng giỏi, nhất là bóng chuyền.

Ban đầu Trần Thị Nhi Yến được tuyển vào đội năng khiếu bóng chuyền của tỉnh, để làm nguồn cho câu lạc bộ Bình Điền Long An. Tuy nhiên, Nhi Yến lại từ chối vì thấy mình “không mê bóng chuyền lắm mà thích nhất nhảy xa." Để rồi, Nhi Yến bén duyên với đường chạy tốc độ.

Sau khi thi đấu thành công giải học sinh toàn quốc vào tháng 6/2022 ở Huế, Yến được chọn dự giải lứa tuổi rồi giải trẻ. Sau đó, Yến được gửi lên Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia 2 để tập luyện cho Đại hội Thể dục thể thao Toàn quốc 2022.

Bộ đề tuyển sinh đại học năm 1995 môn hóa năm 2024
(Ảnh: Hoàng Linh/TTXVN)

Chỉ 6 tháng tập luyện ngắn ngủi, Yến đoạt huy chương Vàng 100m và huy chương Bạc 200m Đại hội trong sự ngỡ ngàng của giới chuyên môn. Nhiều người còn chưa từng nghe đến cái tên Trần Thị Nhi Yến. Từ đó, cô được chọn để tham dự SEA Games 32 tại Campuchia vào tháng 5 và liên tiếp tạo nên những bất ngờ.

Đến nay, Nhi Yến đã sở hữu bảng thành tích đáng nể với tấm huy chương Vàng Đại hội Thể thao Toàn quốc 2022, cú đúp huy chương Vàng cùng hai kỷ lục 100m, 200m giải Trẻ quốc gia, cú đúp huy chương Vàng 100-200m giải Vô địch quốc gia, 2 tấm huy chương SEA Games, top 8 vận động viên chạy chung kết 100m châu Á và lọt vào chung kết chạy 100m rồi 200m tại Asian Games 19; và gần đây là huy chương Bạc ở Giải điền kinh U20 châu Á 2024./.