Ca sĩ đào nguyên vũ là ai?

Văn hóa - Giải trí

GiadinhNet - Đào Nguyên Vũ vừa là ca sĩ, vừa là giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia. Với 25 năm làm nghề nhưng phải đến tận bây giờ, anh mới ra mắt sản phẩm âm nhạc gồm CD và DVD với tên gọi "Hoài niệm trong lòng phố".

Ca sĩ Đào Nguyên Vũ [ảnh nhân vật cung cấp].

May mắn có vợ đứng sau hỗ trợ

CD "Hoài niệm trong lòng phố" gồm 11 ca khúc gồm các sáng tác quen thuộc của những nhạc sỹ nổi tiếng như: "Khúc mùa thu", "Mẹ" [Phú Quang], "Hướng về Hà Nội" [Hoàng Dương], "Em còn nhớ hay em đã quên" [Trịnh Công Sơn], "Hà Nội mùa lá bay" [Hữu Xuân], "Mẹ tôi" [Trần Tiến], "Mối tình đầu" [Thế Duy]… Đặc biệt, trong sản phẩm này, Đào Nguyên Vũ cũng lần đầu giới thiệu đến công chúng một bài hát do chính anh sáng tác và trình bày, đó là ca khúc "Hoài niệm trong lòng phố" [phổ thơ của chiến sỹ công an Xuân Trường]. Tựa đề ca khúc này cũng được anh lấy làm tên chính thức cho bộ đôi sản phẩm rất tâm huyết này của anh.

Khi được hỏi vì sao phải đến 25 năm Đào Nguyên Vũ mới cho ra mắt sản phẩm đầu tay, anh chia sẻ: "Sau cuộc thi Sao Mai 2001, tôi cũng đi diễn ở ngoài nhiều nhưng sau đó vào biên chế Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam nên phải tập trung vào việc phục vụ công việc của Nhà hát. Là solist nên các lịch biểu diễn, tôi đều phải đi. 10 năm "nằm im" ở Nhà hát nên không nghĩ đến chuyện đi diễn hay ra album được. Rồi bận rộn chuyện giảng dạy ở Trường Học viện âm nhạc Quốc gia... Đó là đặc thù của những nghệ sĩ làm ở các đoàn nhà nước và tham gia giảng dạy, rất ít cơ hội để làm sản phẩm riêng".

Tuy nhiên, sau sản phẩm này, Đào Nguyên Vũ cho biết, sẽ tập trung nhiều hơn cho sự nghiệp riêng "nhưng dù thế nào thì cũng không thể quá được vì đặc thù của công việc giảng dạy vẫn phải hoàn thành trước đã".

Một điều cũng được nhiều người thắc mắc là tại sao cả CD và DVD không có bài nào có sự kết hợp với vợ là ca sĩ Phương Nga? Đào Nguyên Vũ cho biết: "Tôi là ca sĩ theo dòng nhạc trữ tình, còn vợ tôi chuyên nhạc chính thống nên để kết hợp cũng khó. Thay vào đó, bà xã là người đứng đằng sau hỗ trợ cho Vũ rất nhiều, nhất là về công tác "hậu cần". Ngay cả bạn diễn trong MV cũng là do vợ tìm và "chỉ định"".

Ca sĩ "3 trong 1"

Sinh năm 1979 ở Hà Nội, Đào Nguyên Vũ ngay từ nhỏ đã được gia đình hướng theo môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Có lẽ ít người nào được học tập chính quy, đào tạo bài bản và được "thọ giáo" với nhiều nghệ sĩ gạo cội của nền âm nhạc nước nhà như anh. Đó là những giảng viên như: NSND Quý Dương; NSND Quang Huy, NSUT Đức Lộc; NSND Doãn Tần, NSUT Lê Gia Hội ở những năm đại học và NSND Trung Kiên trong khoảng thời gian anh học Thạc sĩ.

Đến bây giờ khi được hỏi, Đào Nguyên Vũ vẫn nhớ về "bước ngoặt đầu đời" khi bố dẫn đến gặp NSND Quý Dương để "nhờ thầy kiểm tra năng khiếu". Cậu bé 14 tuổi nghịch ngợm ngày ấy rất tự nhiên và bạo dạn, đã vừa hát vừa nhảy khi được NSND Quý Dương yêu cầu hát thử một bài. Sau khi nghe Nguyên Vũ hát, ông có ghé vào tai bố anh, khẽ cười và nói nhỏ: "Thằng bé nhà em rất có tố chất nghệ sỹ, em nên cho nó theo nghệ thuật". Anh đã bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp một cách tự nhiên như thế, tự nhiên như chính con người anh.

"Bệ đỡ" cho nhiều nghệ sĩ trẻ

Năm 1995, Đào Nguyên Vũ bắt đầu theo học hệ Trung cấp Thanh nhạc tại Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội. Hai năm sau, nhờ sự giới thiệu của NSND Quang Huy, anh có cơ hội vừa học, vừa biểu diễn tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, khi mới 17 tuổi. Năm 1999, Đào Nguyên Vũ thi đỗ vào hệ Đại học Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với số điểm cao. Đây cũng là năm mà anh đạt được thành công đầu tiên khi đạt giải Nhất cuộc thi tháng do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức. Một năm sau, anh tiếp tục giành được giải Nhì cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Hà Nội. Đến năm 2001, tại cuộc thi Sao Mai toàn quốc, mặc dù chỉ nằm trong top 10 nhưng với ca khúc "Dáng đứng Việt Nam", dưới sự hướng dẫn của NSND Doãn Tần, Đào Nguyên Vũ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người yêu âm nhạc.

Một điều thú vị là Quán quân cuộc thi năm đó là Phương Nga, người sau này là vợ của Đào Nguyên Vũ. Sau chuyện này, nhiều người vẫn đùa dù không đoạt giải cao nhưng Đào Nguyên Vũ lại "cao tay" khi sở hữu được người sở hữu giải thưởng.

Sau cuộc thi, Đào Nguyên Vũ về công tác tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, được học hỏi các nghệ sĩ nổi tiếng như giáo sư thanh nhạc Michel Ducharme, giảng viên thanh nhạc Majory… Cùng với việc được cọ xát với đỉnh cao của nghệ thuật thanh nhạc, trình độ của anh được nâng lên một tầm cao mới.

Tên tuổi của anh trở nên quen thuộc trong các chương trình nghệ thuật trong và ngoài nước, trong những dự án âm nhạc quốc tế như lần anh được mời tham gia biểu diễn tại Thụy Điển, hay những vai diễn quan trọng trong các vở nhạc kịch do các đạo diễn nổi tiếng của thế giới dàn dựng và công diễn tại Việt Nam như: Gaston – La Traviata; Sportin’s life – Porgy and Bess… Vai diễn đặc biệt gây ấn tượng của anh đó là nhân vật Monotatos trong vở nhạc kịch "Cây sáo thần" của thần đồng âm nhạc người Áo V.A.Mozart.

Đạo diễn Manfred Waba người Áo đã nhận xét: "Dù đã đi nhiều nơi, dựng vở nhạc kịch "Cây sáo thần" tại nhiều nước trên thế giới, nhưng tôi có cảm tưởng vai diễn Monotatos chính là dành cho Nguyên Vũ". Vị đạo diễn này đánh giá đây là một vai diễn khó thể hiện, nhưng là một nhân vật đặc biệt, góp phần không nhỏ tạo nên thành công của vở nhạc kịch nổi tiếng này. Năm 2010, Đào Nguyên Vũ cũng được mời đảm nhận vai trò solist giọng Tenor trong bản "Giao hưởng số 9" của nhạc sĩ Beethoven trong Lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Cùng năm này, anh cũng là một trong ba đại diện của Việt Nam được mời tham gia Hội thảo International voices [Những giọng hát quốc tế] được tổ chức tại London [Anh] với tư cách là giảng viên thanh nhạc. Anh cùng sinh viên của mình đã giới thiệu đến bạn bè quốc tế những ca khúc mang nét đặc sắc, độc đáo của âm nhạc dân gian mang âm hưởng ca trù của Việt Nam. Buổi diễn đã gây được tiếng vang lớn và được đưa lên trang BBC của Anh.

Ngoài công việc chuyên môn, Đào Nguyên Vũ còn thành công ở vai trò giảng dạy. Những học trò xuất sắc của anh đã giành được những giải thưởng cao tại các cuộc thi hát như Ninh Đức, Hoàng Long – giải Nhất cuộc thi Opera quốc tế tại Budapest [Hungary], Anh Quân Idol, Quân Jakii hay Sao Mai 2015 Trần Hữu Tuấn…

Ở vai trò sáng tác, Đào Nguyên Vũ ghi dấu ấn với ca khúc "Khúc xưa thành Thăng Long", lời ca chính là bài thơ nổi tiếng "Long Thành cầm giả ca" của đại thi hào Nguyễn Du đã mang lại thành công cho Bích Hồng tại Sao Mai 2011, với giải "Khán giả yêu thích nhất" và thí sinh Phan Ngọc Ánh giành giải Nhì Sao Mai 2017. Anh cũng là người đầu tiên trích hịch tướng sĩ vào trong ca khúc được ca sĩ Hoàng Thanh Long thể hiện tại cuộc thi tài năng trẻ toàn quốc và anh đã đạt được huy chương bạc tại cuộc thi bằng ca khúc này...

Giao hưởng bán vé tiền triệu, tín hiệu mừng cho âm nhạc đỉnh cao

Minh Nhật

Được biết đến là ca sĩ, giảng viên thanh nhạc công tác giảng dạy tại Học viện âm nhạc Quốc gia đào tạo nhiều lớp học trò có tên tuổi nhưng đây là lần đầu tiên ca sĩ Đào Nguyên Vũ ra mắt sản phẩm mới kỷ niệm 25 năm hoạt động nghệ thuật.

Buổi họp báo giới thiệu sản phẩm âm nhạc của ca sĩ Đào Nguyên Vũ. 

CD Hoài niệm trong lòng phố gồm 11 ca khúc gồm các sáng tác quen thuộc của những nhạc sỹ nổi tiếng như Khúc mùa thu, Mẹ [Phú Quang], Hướng về Hà Nội [Hoàng Dương], Em còn nhớ hay em đã quên [Trịnh Công Sơn], Hà Nội mùa lá bay [Hữu Xuân], Mẹ tôi [Trần Tiến], Mối tình đầu [Thế Duy]… Đặc biệt, trong sản phẩm này, Đào Nguyên Vũ cũng lần đầu giới thiệu đến công chúng một bài hát do chính anh sáng tác và trình bày, đó là ca khúc Hoài niệm trong lòng phố [phổ thơ của chiến sỹ công an Xuân Trường]. Tựa đề ca khúc này cũng được anh lấy làm tên chính thức cho bộ đôi sản phẩm rất tâm huyết này của anh.

Các ca khúc đều được phối khí và thể hiện theo phong cach semi classic rất sang trọng, nhẹ nhàng, bay bổng, tinh tế và đầy cảm xúc. Với tình yêu nồng nàn và chân thành của Đào Nguyên Vũ dành cho Hà Nội, vì thế mỗi câu hát cất lên, chất chứa trong đó là sự tự hào, ngợi ca và cả sự biết ơn đối với mảnh đất đã sinh ra mình. Đào Nguyên Vũ đã thổi vào những ca khúc quen thuộc một làn gió mới bằng lối hát giản dị nhưng đầy kỹ thuật, được ẩn bên trong bằng cách hát tự sự, trải lòng.

Anh từng giành giải Khán giả yêu thích nhất cuộc thi Giọng hát hay hàng tháng trên sóng phát thanh VOV năm 1999; Giải Nhì Tiếng hát Truyền hình Hà Nội 2000; Top 10 chung kết Sao Mai toàn quốc 2001.

Chia sẻ về lý do 25 năm mới ra mắt sản phẩm âm nhạc đầu tiên, ca sĩ Đào Nguyên Vũ cho biết, trước đây, khi anh giành một số giải thưởng đã đi hát bên ngoài rất nhiều nhưng từ khi được vào biên chế Nhà hát vũ kịch Việt Nam, anh quyết định tập trung vào công việc nhà hát như đóng vở, đi diễn miền núi, hải đảo… Đó cũng là lý do anh chậm trễ ra mắt sản phẩm âm nhạc của riêng mình.

“Khi dạy các học trò, các em ra mắt sản phẩm mà tôi cũng vui như sản phẩm của mình vậy. Cứ như thế, công việc nhà hát, giảng dạy… cuốn tôi đi và tôi quên cả việc phải ra sản phẩm của riêng mình.

Sau sản phẩm lần này, tôi sẽ tiếp tục có những dự án mới, những sản phẩm mới gửi tới khán giả, bên cạnh công việc chính của mình”, anh tâm sự.

NSND Trung Kiên.

Tới chúc mừng Đào Nguyên Vũ, NSND Trung Kiên trải lòng, ông đã trực khóc khi ngồi tham dự buổi họp báo của học trò khi thấy Đào Nguyên Vũ đã trưởng thành trong cái nôi của nhạc viện.

“Tôi biết Nga và Vũ – cặp uyên ương yêu nhau từ khi còn trẻ tới giờ, với tình yêu trong sáng ấy họ đã xây dựng lên tình yêu đẹp trong âm nhạc. Tình yêu đó được hai bạn vun đắp qua thời gian, năm tháng qua mà không phải cặp đôi nào cũng làm được.

Vũ hiền lành, chân chất, Phương Nga sắc sảo nhưng hai người cùng nhau xây dựng những tình khúc đẹp mãi mãi không thể phai nhòa. Tôi chỉ muốn chúc hai em vun đắp tình yêu của mình ngày càng bền chặt, vững vàng, nồng ấm”, ông nhắn nhủ.

NSND Quốc Hưng.

NSND Quốc Hưng cũng cho biết, anh rất vui khi thấy Đào Nguyên Vũ ra mắt dự án - sản phẩm âm nhạc này. Khi nghe album của đồng nghiệp, anh hiểu được sự đầu tư, chỉn chu trong từng bản phối, những ca khúc được làm mới mẻ tốn kém cả về tiền bạc, thời gian và mất rất nhiều năm để có được như ngày hôm nay.

Các diễn viên tham gia. 

Được biết, Đào Nguyên Vũ đã sử dụng 7 ca khúc trong CD để làm một DVD xâu chuỗi thành một câu chuyện chấm phá hình ảnh thanh xuân của mình. Anh thể hiện tình yêu chân thành xuất phát từ trái tim của mình dành cho Hà Nội – nơi anh sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm tuổi học trò và những rung động đầu đời. Anh cũng muốn gửi lời tri ân đến đấng sinh thành đã cho anh hình hài và giọng hát để trở thành một ca sỹ, một giảng viên thanh nhạc.

Với Mẹ [Phú Quang], Mẹ tôi [Trần Tiến], Đào Nguyên Vũ như thổn thức với chính mình về tình yêu của một người con dành cho người mẹ kính yêu. Hai ca khúc này đã được rất nhiều ca sỹ thể hiện thành công, nhưng tiếng hát Đào Nguyên Vũ vẫn mang một màu sắc khác biệt, không quá ảo não mà vẫn tràn đầy cảm xúc, chất chứa cả sự biết ơn và sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Với những bài hát như Mùa hạ còn đâu [Phú Quang], Phố vắng [Duy Thái] lại là những kỷ niệm trong trẻo của tuổi học trò, hay Hà Nội mùa lá bay [Hữu Xuân], Khúc mùa thu [Phú Quang] lại là những hồi ức về những rung cảm đầu đời trong quãng đời thanh xuân đẹp nhất.

Ca khúc cuối cùng trong DVD Hoài niệm trong lòng phố do chính Đào Nguyên Vũ sáng tác [lấy nghệ danh Ái Nhân] được phổ thơ từ một bài thơ của anh Xuân Trường – một chiến sỹ công an hình sự - một người bạn thân thiết của Đào Nguyên Vũ. Bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, lời ca mộc mạc, giản dị và đầy chất thơ nói về những ký ức đẹp của một chàng trai sinh ra và lớn lên trong lòng phố phường Hà Nội. Ngoài giọng hát đẹp thì Đào Nguyên Vũ còn cho thấy khả năng sáng tác ca khúc của anh, vì ngoài Hoài niệm trong lòng phố, anh từng sáng tác nhiều bài hát khác được các học trò của anh thể hiện, thậm chí mang đi thi những cuộc thi hát lớn như Sao Mai.

Đào Nguyên Vũ vừa là ca sĩ, vừa là giảng viên thanh nhạc, hiện anh đang trực tiếp làm công tác giảng dạy tại Học viện âm nhạc Quốc gia.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tuổi thơ của anh gắn liền với những con đường, góc phố của Thủ đô với những hàng hoa sữa mùa thu toả hương thơm ngát, những thảm phượng đỏ rực khi hè về, những con đường rợp bóng cây ven hồ và những mái ngói rêu phong cổ kính. Tất cả những hình ảnh quen thuộc và rất đẹp ấy đã tạo cho tâm hồn Đào Nguyên Vũ một khoảng trời bình yên đầy ắp những kỷ niệm, nó cũng chính là chất xúc tác làm nên phần hồn trong giọng hát của Đào Nguyên Vũ. Vì thế, khi anh cất giọng, thấy cả sự hoài niệm và dáng dấp của chàng trai thành thị, thanh lịch và sang trọng.

Gia đình không ai làm nghệ thuật nhưng từ khi 15 tuổi, Đào Nguyên Vũ đã theo học thanh nhạc tại Trường ĐH VHNT Quân Đội. Vũ từng tham dự cuộc thi Sao Mai năm 2001 và lọt vào top 10 chung kết toàn quốc. Quán quân cuộc thi năm đó là Phương Nga, và như một cái duyên trong cuộc đời, dù không đoạt giải cao, nhưng Đào Nguyên Vũ lại lấy được vợ, chính là nữ quán quân Sao Mai 2001 Phương Nga, xuất phát từ sân chơi âm nhạc ấy.

Về chuyên môn thanh nhạc, có lẽ ít người được học tập chính quy, đào tạo bài bản và được “thọ giáo” với nhiều nghệ sĩ gạo cội của nền âm nhạc nước nhà như Đào Nguyên Vũ. Đó là những giảng viên như: NSND Quý Dương; NSND Quang Huy, NSƯT Đức Lộc; NSND Doãn Tần, NSƯT Lê Gia Hội ở những năm đại học và NSND Trung Kiên trong khoảng thời gian Thạc sĩ. Chính vì thế, ngoài chất giọng bẩm sinh thì anh đã bồi đắp được cho mình vốn kỹ thuật thanh nhạc và các kỹ năng biểu diễn thính phòng dày dặn và chuẩn chỉ. Vì thế, anh được nhận vào Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và hoạt động biểu diễn ở đây 10 năm.

Anh đã từng giành các giải thưởng như: Giải Khán giả yêu thích nhất cuộc thi Giọng hát hay hàng tháng trên sóng phát thanh VOV năm 1999; Giải Nhì Tiếng hát Truyền hình Hà Nội 2000; Top 10 chung kết Sao Mai toàn quốc 2001.

Ngân An

Video liên quan

Chủ Đề