Ca sĩ huyền hà nội là ai?

18/10/2019 | 05:29 | 18,396 views

Trả lời tạp chí điện tử Người Nổi Tiếng, học trò cưng của nhạc sĩ Hồ Hoài Anh, ca sĩ Cát Tiên cho biết ca khúc Thu Hà Nội được viết bởi nữ nhạc sĩ Huyền Ngọc, phần hòa âm do nhạc sĩ Nguyễn Thanh Bình thực hiện.

Quán quân Giọng hát hay Hà Nội – 2018, ca sĩ Cát Tiên.

Trong lộ trình âm nhạc của mình, tôi đã đồng điệu với Thu Hà Nội một cách thật tình cờ. Tôi nhớ, hôm đó chị Huyền Ngọc có gửi lời mời tôi thể hiện và thu âm ca khúc của chị ‘trong khuôn khổ bản demo’, để gửi lên Hội Âm nhạc Hà Nội.

Và tôi đã rất yêu thích ca khúc Thu Hà Nội ngay từ lần đầu tôi hát, theo cách của riêng tôi và như các bạn đã thấy đấy. Lần ra mắt ca khúc này, tôi đã chọn thời điểm kỷ niệm một năm đăng quang danh hiệu Quán quân Giọng hát hay Hà Nội – 2018.

Nữ ca sĩ Cát Tiên trải lòng về single ‘Thu Hà Nội’.

Hy vọng qua sản phẩm âm nhạc lần này, Thu Hà Nội sẽ là cầu nối giữa Cát Tiên và khán thính giả. Những con người luôn yêu Hà Nội và thương yêu luôn cả mùa thu của nơi này, nơi Cát Tiên đang sống và trưởng thành mỗi ngày trên từng bước đường hoạt động nghệ thuật.

Hướng đến hình ảnh như đàn chị ‘Nữ hoàng giải trí – Hồ Ngọc Hà’, tuy nhiên Cát Tiên vẫn không quên trải nghiệm, làm mới mình ở những thể loại – dòng nhạc khác.

Nói thêm về điều này, Cát Tiên cho biết cô đã chuẩn bị chu toàn cho việc ra mắt MV Cái mày ở lại đây nha, một ca khúc do chính Cát Tiên viết về các lễ hội văn hóa dân gian. Và những lễ hội ở Yên Bái quê hương cô, chính là một ví dụ điển hình.

Quán quân Giọng hát hay Hà Nội – 2018, ca sĩ Cát Tiên.

• Top 5 The Voice – Giọng hát Việt 2019 • Quán quân Giọng hát hay Hà Nội 2018

• Top 9 [Liên hoan tiếng hát Truyền hình toàn quốc] – Sao Mai điểm hẹn 2015

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Thương Huyền [1923 - 1989] là một trong những ca sĩ tên tuổi nhất tại miền Bắc Việt Nam vào thập niên 1940-1960. Bà là ca sĩ tiên phong của nhiều thể loại như nhạc tiền chiến [trước năm 1945], nhạc cách mạng [sau năm 1945] và đặc biệt là dân ca. Thương Huyền đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân vào năm 1988.[cần dẫn nguồn]

Thương HuyềnNghệ sĩ nhân dânNghệ danhThương HuyềnThông tin cá nhânSinh1923
Hoài Đức, Hà NộiMất1989 [65 – 66 tuổi]
Hà NộiNghề nghiệpCa sĩLĩnh vực

  • Dân ca
  • nhạc tiền chiến
  • nhạc đỏ

Sự nghiệp âm nhạcCa khúc

  • "Câu hò bên bến Hiền Lương"
  • "Hà Nội - Huế - Sài Gòn"
  • "Tình trong lá thiếp"

Giải thưởngNghệ sĩ nhân dân: Đợt 2 [1988]

  • x
  • t
  • s

Bà tên thật là Nguyễn Thị Thường [bà lấy nghệ danh là Thương Huyền nghĩa là Thường]. Bà sinh tại xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Trước kháng chiến

Thương Huyền bắt đầu đi hát và nổi danh từ trước Cách mạng tháng Tám. Bà cùng với nghệ sĩ Mai Khanh hát những bài hát tiền chiến của Văn Cao, Phạm Duy... tại quán Tân Nghệ sĩ, Thiên Thai và gây được nhiều tiếng vang. Cùng với Kim Tiêu, Thái Thanh, bà là một trong những nghệ sĩ đầu tiên hát nhạc của Văn Cao với những ca khúc như Suối mơ, Thiên thai, Đàn chim Việt,...

Sau Cách mạng tháng Tám, Thương Huyền trở thành một trong những ca sĩ đầu tiên đi theo cách mạng. Tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội, bà đã hát 2 ca khúc Suối mơ và Thiên thai trong buổi khai mạc chương trình Tuần lễ Vàng và Hũ gạo cứu đói do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động.

Thương Huyền đã trở thành nữ danh ca ở Hà Nội tại thời điểm này. Bà hát nhiều thể loại, từ những ca khúc trữ tình, tiền chiến như những ca khúc của Văn Cao, Trào lòng [Nguyễn Văn Khánh], Chinh phụ hoài khúc [Lê Xuân Ái], Hòn vọng phu 1 [Lê Thương], Nhắn người chiến sĩ [Doãn Mẫn]... cho tới những sáng tác cách mạng mới như Nhớ chiến khu, Côn Đảo, Sơn La [Đỗ Nhuận], Tiếng gọi sinh viên, Lên đàng [Lưu Hữu Phước],...

Chiến tranh Đông Dương

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Thương Huyền tham gia Đoàn Kịch Giải phóng [có Song Kim, Lưu Bách Thụ, Phạm Văn Đôn, Hoàng Oanh, Phạm Duy, Phạm Đình Viêm [Hoài Trung sau này], Văn Cao, Mai Khanh] theo đoàn đi biểu diễn ở nhiều nơi trên các chiến trường, các khu sơ tán. Năm 1947, bà được mời về công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Tại đây bà đã được thu âm và phát sóng nhiều bài hát như Người Hà Nội [Nguyễn Đình Thi], Cảm tử quân [Hoàng Quý], Mơ đời chiến sĩ [Lương Ngọc Trác], Đoàn Vệ quốc quân [Phan Huỳnh Điểu], Sông Lô, Làng tôi, Ca ngợi Hồ Chủ tịch [Văn Cao], Du kích sông Thao [Đỗ Nhuận]...

Trong thời gian này, bà đã đi học hỏi những làn điệu dân ca, hát chèo của các nghệ sĩ lão thành như Năm Ngũ, Dịu Hương... Bà đóng thành công vai Tấm trong vở chèo Tấm Điền cải biên từ vở Tấm Cám của Thế Lữ và Lưu Quang Thuận. Thương Huyền là giọng hát dân ca Bắc Bộ số một trong thập niên 1950 - 1960. Với giọng hát mượt mà, trong sáng tự nhiên và kĩ thuật rung hột [một kĩ thuật điển hình của quan họ] ấn tượng, bà đã thể hiện nhiều ca khúc dân ca Bắc Bộ, đặc biệt là dân ca quan họ Bắc Ninh như "Trống cơm, Hoa thơm bướm lượn, Trèo lên trái núi thiên thai, Lý cây đa...

Sau kháng chiến

Sau khi kháng chiến kết thúc, năm 1954 bà trở về Hà Nội công tác. Bà cùng đội hợp xướng Hòa Bình sang Trung Quốc thu những đĩa hát đầu tiên của Việt Nam. Năm 1957 trong Đại hội Liên hoan Thanh niên và sinh viên lần thứ VI tổ chức tại Moskva, bà đã giành Huy chương Bạc ở cuộc thi hát dân ca quốc tế [đây cũng là lần đầu tiên một ca sĩ Việt Nam giành một giải thưởng quốc tế].[cần dẫn nguồn]

Thương Huyền là một trong những ca sĩ tên tuổi nhất ở miền Bắc trong thập niên 1950-1960. Bà là người thể hiện thành công nhiều ca khúc như: Câu hò bên bến Hiền Lương [Nguyễn Tài Tuệ], Hà Nội - Huế - Sài Gòn [Hoàng Vân], Tình trong lá thiếp [Phan Huỳnh Điểu], Đảng là người mẹ hiền [Đỗ Minh], Trăng sáng đôi miền [An Chung], Ánh đèn sáng trên cầu Việt Trì [Hoàng Hà], Đóng nhanh lúa tốt [Lê Lôi], Ru con [dân ca Nam Bộ], Hòa bình tươi vui,...

Với 40 năm ca hát, Thương Huyền là một trong những ca sĩ tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam. Bà còn là thầy của nhiều người, trong đó có những nghệ sĩ nổi tiếng như Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung, giảng viên Hồ Mộ La... Bà đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú [1984] và Nghệ sĩ nhân dân [1988].

Thương Huyền mất năm 1989 tại Hà Nội.

Trong hồi ký của Phạm Duy, ông đã nhiều lần nhắc đến Thương Huyền. Ví dụ như ở chương 6, chương 7 tập 2. Phạm Duy miêu tả Thương Huyền như một người đàn bà tài năng như đa tình, phóng túng, có tính cách bạt mạng, bất cần đời. Phạm Duy kể lại rằng Thương Huyền là "người tình chớp nhoáng" của ông và hai người đã từng có thời điểm "yêu nhau thắm thiết".[cần dẫn nguồn]

  • Nhạc sĩ Việt Nam hiện đại - Hội Nhạc sĩ Việt Nam
  • Thương Huyền trên trang web của Bộ Văn hóa Thông tin[liên kết hỏng]
  • Hồi ký Phạm Duy

  Bài viết nhân vật Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thương_Huyền&oldid=67531481”

Video liên quan

Chủ Đề