Ca sĩ mai thành đông là ai?

Ca sĩ mai thành đông là ai?
Con rể kéo vĩ cầm 'ru' giấc ngàn thu nhạc sĩ Phú Quang

Trước khi trút hơi thở cuối cùng, nghệ sĩ Mai Thành được gia đình đưa đến Bệnh viện Vạn Hạnh điều trị, sau đó sức khỏe chuyển biến xấu ông được chuyển qua BV Nhân dân 115. Mặc dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình chăm sóc nhưng nghệ sĩ Mai Thành đã ra đi mãi mãi trong giấc ngủ trưa ngày 15/12/2021.

Ca sĩ mai thành đông là ai?

Nghệ sĩ Mai Thành (1939 - 2021)

Sự ra đi của nghệ sĩ Mai Thành làm nhiều khán giả, đồng nghiệp không khỏi tiếc thương dù vẫn biết "sinh lão bệnh tử" là không tránh khỏi. Đối với khán giả cả nước, nghệ sĩ Mai Thành để lại sự yêu mến trong nhiều phim truyền hình, đặc biệt là các tác phẩm Xóm nước đen, Chuyện của Tuấn, Người đẹp Tây Đô, Long thành cầm giả ca, Khi người điên biết yêu, Giai nhân và ác quỷ,Lá sầu riêng,…

Vóc dáng khắc khổ, chòm râu bạc trắng, Mai Thành thường được giao các vai lão có tính cách hiền hậu, số phận truân chuyên. Ngoài điện ảnh, nghệ sĩ Mai Thành còn là diễn viên sân khấu đóng đinh trong các vở ăn khách một thời như Lá sầu riêng, Vó ngựa truy phong, Dưới hai màu áo...

NSND Kim Cương hoài niệm, ngày xưa, Mai Thành rất đắt show, quay cho nhiều ban kịch truyền hình, chủ yếu là vai lão. Mỗi khi tập tuồng, Mai Thành rất hay tranh luận với đạo diễn để vai của mình lẫn bạn diễn có chiều sâu hơn, tránh trùng lặp dạng vai đã đóng.

Đạo diễn Thanh Hiệp khi nhận tin nghệ sĩ Mai Thành qua đời không khỏi bàng hoàng và thương xót. Theo chia sẻ của đạo diễn Thanh Hiệp, sinh thời nghệ sĩ Mai Thành được đồng nghiệp yêu mến kính trọng không chỉ bởi tài năng, mà còn bởi sự chỉn chu, ý thức kỉ luật, sống yêu thương chân thành với mọi người. Dù tuổi ở thất thập cổ lai hy nhưng mỗi khi được mời tham gia diễn xuất, nghệ sĩ Mai Thành đều hào hứng và sẵn sàng nhận lời.

Ca sĩ mai thành đông là ai?

Nghệ sĩ Mai Thành trong phim Long thành cẩm giả ca.

Trong khi đó, đạo diễn Xuân Phước cho biết, trong những lần hợp tác cùng nghệ sĩ Mai Thành thì ông làm việc cực kỳ nghiêm túc, chuyên nghiệp. Hễ tới đoàn phim là nghệ sĩ Mai Thành trực đến chừng nào hết cảnh quay mới về chứ không chạy như nhiều người. Đồng nghiệp khi nhắc đến Mai Thành chỉ có khen chứ không có chê vì ông rất tận tụy, yêu nghề và là tấm gương cho những nghệ sĩ trẻ.

Nghệ sĩ Mai Thành tên thật là Võ Văn Thiêm, sinh năm 1939 ở huyện Ba Tri, Bến Tre. 

Năm 13 tuổi, ông cùng gia đình di cư từ Long Xuyên lên Sài Gòn. Từ nhỏ Mai Thành đã đam mê nghệ thuật, 16 tuổi ông thi vào Trường Quốc gia Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện TP. HCM) và học khóa diễn viên đầu tiên của trường. Mai Thành cũng là học trò của NSND Phùng Há. Ra trường, Mai Thành về đầu quân cùng Đoàn Kịch nói Kim Cương.

Ca sĩ mai thành đông là ai?

Nghệ sĩ Mai Thành và nghệ sĩ Phi Điểu trong một đoạn phim ngắn.

Nghệ sĩ Mai Thành, ông luôn đề cao chuẩn mực làm nghề, đó là cách học tuồng, tạo sự tương tác với bạn diễn. Kể từ ngày đóng bộ phim đầu tiên, niềm say mê điện ảnh trong lòng ông vẫn hừng hực. Cho đến cuối đời ông vẫn tranh thủ dạy ca hát, dạy múa cho các diễn viên trẻ tại nhà văn hóa các quận và Trường Khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, CLB Bừng Sáng...

Theo thông tin từ gia đình, tang lễ của nghệ sĩ Mai Thành được tổ chức tại nhà riêng (phường 11, quận 10, TP. HCM). Lễ động quan vào 18/12, sau đó an táng tại đất nhà ở Ba Tri, Bến Tre.

Ca sĩ mai thành đông là ai?
Tiễn biệt nhạc sĩ Phú Quang trong sáng mùa đông se lạnh


Diễn viên Tấn Thi - đồng nghiệp - cho biết bàng hoàng khi được người thân nghệ sĩ Mai Thành báo tin ông qua đời hôm 15/12. Tấn Thi nói: "Do dịch bệnh, tôi hiếm khi được gặp ông. 5 năm gần đây, sức khỏe ông ngày càng xuống dốc, đi lại khó khăn vì chân yếu".

Tang lễ nghệ sĩ được tổ chức tại nhà riêng ở đường 3/2, quận 10. Lễ động quan diễn ra sáng 18/12, linh cữu được an táng tại huyện Ba Tri, Bến Tre - quê nhà nghệ sĩ.

Nghệ sĩ Mai Thành nổi tiếng với vai ông già phúc hậu trên màn ảnh, sân khấu miền Nam. Ảnh: Thanh Hiệp

Một thời làm nghề chung với Mai Thành, bà "bầu" Kim Cương cho biết ông đầu quân cho đoàn kịch của bà khi cải lương dần thất thế, phim ảnh Hong Kong lên ngôi. Cùng bà và nhiều cộng sự, ông góp phần mở đường cho dòng kịch Nam bộ, với các tác phẩm Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo... Kim Cương nói: "Thời đó, Mai Thành đắt sô lắm, quay cho nhiều ban kịch truyền hình, chủ yếu là vai lão. Mỗi khi tập tuồng, ông rất hay tranh luận với đạo diễn để vai của mình lẫn bạn diễn có chiều sâu hơn, tránh trùng lặp dạng vai đã đóng".

Nghệ sĩ Mai Thành tên thật là Võ Văn Thiêm, sinh năm 1939, quê Bến Tre. 13 tuổi, ông cùng gia đình di cư lên Sài Gòn. Mê hát từ nhỏ, ông từng mơ theo nghiệp sân khấu để giúp gia đình có tiền đong gạo. Mỗi lần có tiền ăn sáng, ông gom góp mua sách in các bài vọng cổ để tập ca. Lớn lên, ông thi vào khóa diễn viên đầu tiên của trường Quốc gia Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện TP HCM).

Ông được cố nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há dạy kỹ năng diễn từ những vai nhỏ, như chạy cờ, múa kiếm, nhắc tuồng, làm quân hầu, múa ngựa... Ông từng nói: "Vai nào tôi cũng chịu diễn, cả ngày không muốn rời sàn tập, ai dạy gì thì cũng học và làm cho tới cùng. Có thể nhờ cá tính đó, tôi được thầy cô khen là kép cải lương tử tế". Ông dần được biết đến trong các vở nổi tiếng: Khi người điên biết yêu, Giai nhân và ác quỷ, Vó ngựa truy phong...

Thập niên 1990, ông được chú ý trên màn ảnh với các phim Xóm nước đen, Chuyện của Tuấn, Chim phóng sinh, Chung cư, Con chó Phèn, Ngày ấy quê tôi, Người đẹp Tây Đô, Sương gió biên thùy... Vóc dáng khắc khổ, chòm râu bạc trắng, ông thường được giao các vai lão có tính cách hiền hậu, số phận truân chuyên. Một thời gian, ông còn đi làm nghề lồng tiếng vì thích nói lên tâm tư của nhiều nhân vật. Phim cuối cùng ông tham gia là vai thầy Nguyễn trong Long Thành cầm giả ca năm 2010 (đạo diễn Đào Bá Sơn) - tác phẩm được thực hiện nhân kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Khi bước sang tuổi 70, ông vẫn chưa hết đam mê diễn xuất. Hễ có lời mời đóng phim, kịch, ông lại vác ba lô lên đường. Vài năm trước, khi được hỏi về tâm nguyện ở tuổi gần 80, ông cho biết: "Tôi mong có được cơ hội như má Bảy Nam, ở tuổi 94 vẫn được diễn cùng con cháu, dẫu một suất thôi cũng mát dạ". Niềm an ủi cuối đời của ông là có gia đình gồm vợ cùng tám người con làm điểm tựa tinh thần, luôn ủng hộ ông với nghiệp diễn.

Tam Kỳ

Ca sĩ mai thành đông là ai?

Sự ra đi của nghệ sĩ Mai Thành khiến nhiều đồng nghiệp và khán giả xót xa

Nghệ sĩ Tấn Thi chia sẻ với Thanh Niên ông được một người bạn là hàng xóm của nghệ sĩ Mai Thành thông báo về việc nam nghệ sĩ gạo cội qua đời. Bên cạnh đó, nghệ sĩ Tấn Thi cũng đăng tải cáo phó của diễn viên Người đẹp Tây Đô trên trang cá nhân.

Theo cáo phó, nghệ sĩ Mai Thành qua đời lúc 14 giờ 40, ngày 15.12, hưởng thọ 83 tuổi. Lễ động quan được cử hành lúc 6 giờ, ngày 18.12, sau đó linh cữu của nam nghệ sĩ gạo cội được đưa đi an táng tại huyện Ba Tri, Bến Tre.

Sự ra đi của nghệ sĩ Mai Thành khiến nhiều đồng nghiệp không khỏi tiếc thương. Diễn viên Lê Quốc Nam bày tỏ: "Thương tiếc vĩnh biệt một người bố hiền lành. Thành kính phân ưu". Nghệ sĩ Kim Xuân cũng để lại biểu tượng và bày tỏ lòng tiếc thương đến người đồng nghiệp. Một khán giả viết: "Ông Tiên của truyện cổ tích. Chia buồn cùng gia đình, mong ông an nghỉ". "Tiếc thương chú, thành kính phân ưu", một tài khoản bình luận.

Nghệ sĩ Mai Thành tên thật là Võ Văn Thiêm, sinh năm 1939 tại Bến Tre. Ông được biết đến với các vai diễn trong các vở cải lương nổi tiếng như: Khi người điên biết yêu, Giai nhân và ác quỷ, Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Men nắng, Vó ngựa truy phong...

Năm 1981, ông bắt đầu bước vào làng điện ảnh với vai diễn đầu tiên, giám đốc Tư Trực trong phim Biển sáng. Sau này các đạo diễn tìm vai ông già đều mời ông thể hiện và ông được khen ngợi qua các phim: Xóm nước đen, Chuyện của Tuấn, Chim phóng sinh, Chung cư, Con chó Phèn, Ngày ấy quê tôi, Người đẹp Tây Đô, Sương gió biên thùy...

Tin liên quan