Ca sĩ phạm khánh ngọc là ai?

Cuộc thi Âm nhạc Mùa thu dành cho các nghệ sĩ thính phòng sau 10 năm im hơi lặng tiếng đã quay trở lại tại Phòng hòa nhạc Lớn của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với nhiều đổi mới. Cuộc thi phần nào cho thấy sự lớn mạnh của lực lượng nghệ sĩ đang theo đuổi dòng nhạc thính phòng.

Ca sĩ phạm khánh ngọc là ai?
Khánh Ngọc và Tố Loan nắm chặt tay nhau trong thời khắc công bố giải thưởng Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà

Âm nhạc thính phòng dù còn nhiều khó khăn nhưng đang từng bước phát triển ở những trung tâm như TP.HCM, Hà Nội. Cuộc thi diễn ra trong 5 ngày, với 2 vòng thi, 13 buổi trình diễn. Đêm diễn báo cáo những tiết mục xuất sắc nhất và trao giải tại Học viện Âm nhạc Quốc gia đông chật khán giả với những tràng vỗ tay vang dội dành cho những tài năng hàng đầu Việt Nam hiện nay trong dòng thính phòng. Cuộc thi thu hút gần 170 thí sinh trên cả nước về tranh tài ở 4 bộ môn Thanh nhạc, Độc tấu Piano, Violin và Hoà tấu. Việc bổ sung môn Hát Thính phòng- Nhạc kịch Thanh khiến cuộc thi thu hút nhiều thí sinh và khán giả hơn. Đặc biệt, năm nay bên cạnh các chuyên gia đầu ngành trong nước, cuộc thi mời cả các giám khảo đến từ Hungary, Pháp và Nga cùng tham gia các hội đồng phần nào thể hiện sự hội nhập của Việt Nam trong dòng nhạc kinh điển phương Tây.  Bộ môn Violon thu hút 17 thí sinh tham gia, số lượng tuy ít, nhưng đều đảm bảo tính chuyên nghiệp, nghiêm túc là đánh giá của đại diện Hội đồng Giám khảo, Trưởng BTC cuộc thi NSND Nguyễn Quang Vinh. Hầu hết các thí sinh trình diễn có chất lượng tương đối cao, một số thực sự là những tài năng trẻ triển vọng, trình diễn có cảm xúc, cá tính. “Tuy nhiên, một số thí sinh khi biểu diễn vẫn bị hạn chế về chất lượng vì yếu tố tâm lý, bị áp lực sân khấu, mất bình tĩnh. Đây là nhược điểm lớn của thí sinh Việt Nam vì ít có cơ hội biểu diễn trước công chúng”, Quyền Cục trưởng Cục NTBD, NSND Nguyễn Quang Vinh nhận định. Với bộ môn Piano, số lượng các thí sinh tham gia đông đảo chiếm tỷ lệ cao và trải đều ở cả ba miền, số lượng các đơn vị tham gia cũng ngoài các nhạc viện còn thu hút được ở các trường nghệ thuật khác. Nhiều tài năng còn rất trẻ đã đạt tới trình độ diễn tấu cao. “Đây cũng chính là tiền đề cho khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quốc tế nói chung và nghệ thuật piano nói riêng. Chúng ta có cơ sở và triển vọng để có thể đào tạo được người tài cho đất nước,” ông Vinh khẳng định. Bộ môn Hòa tấu thính phòng được coi là một sân chơi hướng tới tất cả các đối tượng nghệ sĩ, giảng viên, sinh viên trong dòng nhạc nhạc giao hưởng thính phòng. Tuy lần này chưa thu hút được nhiều thí sinh tham gia nhưng các nhóm tham dự đều cho thấy trình độ học thuật cũng như kỹ thuật sử dụng nhạc cụ khá cao. Bộ môn này tìm ra 2 giải Ba, một Nhì, không có Nhất.

Ở bộ môn Hát thính phòng- Nhạc kịch, bên cạnh những gương mặt nổi tiếng quen thuộc đã xuất hiện rất nhiều giọng ca trẻ triển vọng và khá đa dạng. Bộ môn này chia 2 bảng. Bảng A dành cho sinh viên, bảng B- nghệ sĩ. Giải Nhất duy nhất của bảng A thuộc về Nguyễn Đoàn Thảo Ly (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Tuy nhiên người được giám khảo, NSƯT Đăng Dương cho điểm cao nhất lại là Phạm Phương Khanh- một giọng hát mới 16 tuổi theo học tại Nhạc viện TP.HCM chưa đầy một năm. Thầy của Phương Khanh- NSƯT Tạ Minh Tâm cũng là thành viên BGK năm nay. NSƯT Đăng Dương đánh giá Khanh: “Rất tự tin, tố chất rất tốt, hát đúng kỹ thuật mà vẫn rất nhẹ nhàng, tự nhiên, nghe không mệt mỏi. Bài nào khán giả cũng vỗ tay”. Kết quả cuối cùng, Phương Khanh giành giải Ba. Có ý kiến cho rằng ở độ tuổi còn quá trẻ không nên chấm giải cao, sợ thí sinh bị “khớp” sau này khó phát triển(?)

Ca sĩ phạm khánh ngọc là ai?
Phạm Khánh Ngọc thể hiện aria "Estrano... Ah! For se lui... Sempre libera" trích opera La Traviata của G. Verdi trong đêm Gala trao giải cuộc thi Âm nhạc Mùa thu toàn quốc 2019

Khán giả hồi hộp theo dõi kết quả bảng B vì có 2 giọng nữ opera hàng đầu Việt Nam và cũng là hàng đầu khu vực tham dự. Đó là Phạm Khánh Ngọc- giải Nhì cuộc thi hát opera Đông Nam Á lần đầu tiên tổ chức tại Singapore năm 2016. Tố Loan cũng tham gia cuộc này, kỳ sau đó năm 2018 và giành giải Nhất. Tuy nhiên trong khuôn khổ cuộc thi Mùa Thu, Loan lại về Nhì với số điểm khá sít sao 9,72 trong khi điểm của Khánh Ngọc là 9,9. Khánh Ngọc công tác tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch TP.HCM còn Tố Loan- Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, hai đơn vị hàng đầu về opera của cả nước. Cả hai đều có thời gian ngắn tu nghiệp ở nước ngoài. “Trước đây tôi làm việc với Ngọc trong những tác phẩm Việt Nam, bài nước ngoài tôi cũng nghe Ngọc hát vài lần nhưng đến hôm thi vừa rồi, thấy cô ấy có bước thay đổi lớn, thể hiện một quá trình rèn luyện”, giám khảo Đăng Dương nhận xét. “Ngoài rèn luyện, tố chất nghệ sĩ cũng rất quan trọng. Cái đấy không ai dạy được ai. Nó thể hiện qua cảm nhận âm nhạc, cách hát. Loan cũng rất hay, cũng xứng đáng giải Nhất. Hai bạn chỉ chênh nhau một chút về cách hát và xử lý tác phẩm. Ngọc tinh tế. Người trong nghề đều nhận thấy điều đấy”. 

Về điểm số chuyên môn, Nguyễn Quang Tú đứng thứ ba tổng sắp nhưng không có đối thủ cùng giới nên anh nhận giải Nhất Nam Bảng B. Nguyễn Quang Tú hiện là giảng viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, là thành viên tứ ca nam Dòng Thời Gian chuyên hát thính phòng. Người thầy đầu tiên của anh chính là cha anh - NSND Quang Thọ.

Trị giá các giải thưởng của cuộc thi Âm nhạc Mùa Thu: Nhất 14 triệu, Nhì 10 triệu đồng, Ba 6 triệu đồng, Khuyến khích 3 triệu đồng. Giải đệm piano (cho bộ môn Thanh nhạc và độc tấu Violon) trị giá 6 triệu đồng.

Hàn Thị Lan Nam (1936 – 14 tháng 5 năm 2021) nổi tiếng với nghệ danh Khánh Ngọc, là một nữ minh tinh điện ảnh, ca sĩ và kịch nghệ người Việt Nam. Bà là một trong những ngôi sao điện ảnh thuộc thế hệ đầu tiên của làng điện ảnh Sài Gòn trước năm 1975.[1][2]

Ca sĩ phạm khánh ngọc là ai?

Khánh Ngọc

Khánh Ngọc trong những năm 50 của thế kỉ 20

SinhHàn Thị Lan Nam
1936
Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông DươngMất14 tháng 5, 2021(2021-05-14) (84–85 tuổi)
Los Angeles, California, Hoa KỳQuốc tịch
Ca sĩ phạm khánh ngọc là ai?
 
Hoa KỳTrường lớpPasadena Playhouse CollegeNghề nghiệpCa sĩ
Diễn viênQuê quánHà NộiPhối ngẫu

Phạm Đình Chương (cưới 1953–1961)

Người thânPhạm Thành (trưởng nam)Sự nghiệp âm nhạcNghệ danhKhánh NgọcDòng nhạcNhạc tiền chiến
Tình khúc 1954–1975Nhạc cụGiọng hátNăm hoạt động1949–2021Hợp tác vớiBan hợp ca Thăng LongCa khúc tiêu biểuTiếng hát lênh đênh
Mỗi độ xuân về

Khánh Ngọc tên thật Hàn Thị Lan Nam[a], sinh năm 1936 tại Hà Nội, có cha người Minh Hương và mẹ người Việt. Thuở nhỏ Khánh Ngọc theo học trường người Hoa cho đến trung học thì chuyển qua học chữ Pháp. Năm 1951, bà theo gia đình vào miền Nam và học nhạc khi còn là nữ sinh với nhạc sĩ Võ Đức Thu, rồi được theo học nhạc với đôi vợ chồng nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang nên bà bước vào làng văn nghệ từ sớm bắt đầu sự nghiệp ca hát ở Đài phát thanh Pháp Á.[3] Bà lấy nghệ danh Khánh Ngọc, bắt đầu đi khắp ba miền biểu diễn. Theo hồi ức của ca sĩ Khánh Ngọc, ca khúc đầu tiên bà ra mắt khán giả là Tiếng hát lênh đênh (Tử Phác & Lương Ngọc Châu) tại rạp Nam Việt (Sài Gòn).

Năm 1952, Khánh Ngọc tham gia ban Gió Nam - ca đoàn gồm Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung, Hoài Bắc, Phạm Duy. Ban Gió Nam vốn được thành lập từ lâu ở chiến khu Việt Minh Thanh Hóa. Cả ban quyết định di cư vô Sài Gòn để tránh mọi phiền nhiễu về lý lịch, sau đó đổi hẳn thành Ban hợp ca Thăng Long.

Bà sớm vươn lên làm giọng ca chính của ban, bắt đầu đi thâu đĩa và chụp hình quảng cáo. Đương thời, Khánh Ngọc là cái tên được báo giới và dư luận Sài Gòn săn đón, ở các đại nhạc hội và vũ trường thì Khánh Ngọc càng là giọng ca được ưa chuộng nhất trong ban Thăng Long. Điều này là yếu tố chính đưa ban Thăng Long lên đứng đầu thị trường âm nhạc miền Nam trong thập niên 1950, thường được ví là cơn gió lạ thổi vào tân nhạc Sài Gòn bởi lối biểu diễn hoàn toàn mới và cực kì điêu luyện vào thời điểm đó.

Sự nghiệp điện ảnh

Tôi mê thành diễn viên màn bạc từ lâu lắm, chẳng nhớ là từ bao lâu, nhưng có điều chắc chắn là ngay từ hồi bé tí tôi đã mê những Shirley Temple, Mickey Rooney, Deanna Durbin. Tôi thường vẫn nói với tụi bạn bè "ôn con" của tôi hồi đó : Tao mê chúng nó quá biết bao giờ mình mới được đóng xi nê như thế nhỉ ?

— Tuần báo Truyện Phim số 46, 1958

Năm 1955, một phái đoàn điện ảnh Phi Luật Tân được chính phủ Quốc gia Việt Nam mời sang thực hiện cuốn phim tuyên truyền trên màn ảnh đại vĩ tuyến Ánh sáng miền Nam[4]. Khi nhà đạo diễn ngoại quốc có cơ hội xem Khánh Ngọc diễn nhạc cảnh Được mùa của ban Thăng Long tại rạp Việt Long, Khánh Ngọc được chọn làm nữ chính, Thái Hằng, Thái Thanh và Phạm Duy cũng góp mặt. Vai diễn này bất ngờ đem lại cho bà giải thưởng tại Đại hội điện ảnh Manila vào năm 1956.

Năm 1957, bà đóng tiếp phim Đất lành[5] của hãng Đông Phương Films, đạo diễn Ramon Eatells thực hiện theo kịch bản César Amigo và Phạm Duy; Khánh Ngọc có cơ hội diễn chung với Lê Quỳnh, Lê Thương và Kiều Hạnh. Tiếp đó là cuốn phim màu Chim lồng do nhạc sĩ Phạm Duy soạn kịch. Năm 1958 bà tham gia phim cuối cùng Ràng buộc của hãng Alpha Films, diễn cặp với nam tài tử Anh Tứ.

Năm 1953, Khánh Ngọc kết hôn với Phạm Đình Chương và có một cậu con trai.[6] Tuy nhiên cuộc hôn nhân không kéo dài được bao lâu thì xảy ra vụ ngoại tình giữa bà và nhạc sĩ Phạm Duy.[7][8] Vụ đánh ghen giữa ca sĩ Thái Hằng (chị chồng) với ca sĩ Khánh Ngọc trở thành khẩu ngữ "ăn chè Nhà Bè"[b] ầm ĩ trên mặt báo và dư luận thời bấy giờ.[9]

Sau khi ly dị, Khánh Ngọc sang Hoa Kỳ học điện ảnh và trau dồi thêm thanh nhạc tại trường Pasadena Playhouse College. Dù đã tạm xa quê hương, nhưng bà vẫn được báo giới săn tin từng ngày. Sau cách mạng 01 tháng 11, Khánh Ngọc ít xuất hiện trước công chúng. Sau này bà lập gia đình mới rồi mở quán ăn tại Hoa Kỳ và không theo con đường nghệ thuật.[9]

Bà qua đời vào ngày 14 tháng 05 năm 2021 tại California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 85 tuổi.[10][11]

  • Thẩm Thúy Hằng
  • Kiều Chinh
  • Kim Cương
  • Thanh Nga
  • Ban hợp ca Thăng Long

  1. ^ Một số báo chí thường nhầm tên bà là Hàn Thị Lan Anh, sinh năm 1937.
  2. ^ Thuật ngữ "ăn chè" được dùng để chỉ những cuộc tình vụng trộm với hàm ý châm biếm.

  1. ^ Lữ Mai (15 tháng 7 năm 2014). “Nhạc sĩ Phạm Duy với mối tình đầy tai tiếng”. Gia Đình. Truy cập 21 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Châu Mỹ (13 tháng 4 năm 2016). “Ngày ấy - bây giờ của những nữ danh ca Sài Gòn”. Vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2021. Truy cập 21 tháng 9 năm 2021.
  3. ^ “Đôi nét về ca sĩ Khánh Ngọc – Giai nhân một thuở và những sóng gió cuộc đời”. Nhạc Xưa Thời Báo. 28 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2021. Truy cập 21 tháng 9 năm 2021.
  4. ^ “Hình ảnh phim Ánh sáng miền Nam”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ “Sovereignty, surveillance and spectacle in The Saigon Fabulous Four”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ Niệm Quân (23 tháng 5 năm 2021). “Ca khúc "Thuở Ban Đầu" và mối tình nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc”. Nhạc Xưa Thời Báo. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập 21 tháng 9 năm 2021.
  7. ^ Trọng Thịnh (18 tháng 12 năm 2019). “Đau đớn vì bị phụ bạc, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã viết 'Nửa hồn thương đau'”. Tiền Phong. Truy cập 21 tháng 9 năm 2021.
  8. ^ Đình Phùng (17 tháng 8 năm 2020). “Nhạc sĩ Phạm Đình Chương - Tuyệt tình ca từ mối tình bị phụ bạc”. Báo Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập 21 tháng 9 năm 2021.
  9. ^ a b Lê Văn Nghĩa (2 tháng 12 năm 2018). “Khánh Ngọc trong đời nhạc sĩ Phạm Duy”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2021. Truy cập 21 tháng 9 năm 2021.
  10. ^ Tiểu Vũ (23 tháng 5 năm 2021). “Nữ minh tinh Khánh Ngọc qua đời ở Mỹ, Kiều Chinh xót thương”. Một Thế Giới. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 9 năm 2021. Truy cập 20 tháng 9 năm 2021.
  11. ^ “Vĩnh biệt danh ca Khánh Ngọc (1937-2021) – Tên tuổi tiêu biểu của làng nghệ thuật Sài Gòn thập niên 1950”. Nhạc Xưa Thời Báo. 23 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2021. Truy cập 22 tháng 9 năm 2021.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Khánh_Ngọc_(ca_sĩ_sinh_1936)&oldid=68356725”