Ca sĩ rock nguyễn là ai?

Nguyễn Hải Phong [sinh 1982] là một nhạc sĩ, DJ, ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc. Hải Phong sinh ngày 23 tháng 5 năm 1982 tại Huế. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và hiện đang định cư tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hải Phong ra mắt thị trường âm nhạc lần đầu với bài "Ngây ngô" do Lam Trường trình bày. Đến năm 2007, Bài "Bàn tay trắng" đã giành được Giải Bài hát do khán giả bình chọn trong lễ trao giải Bài hát việt 2007.

Năm 2008 bài hát "Góc tối" do anh sáng tác và thể hiện đã giành được Giải bài hát của tháng và Giải ca sĩ được yêu thích tháng 5 trong chương trình Bài hát Việt. Bài hát "Góc tối" còn được Hội đồng thẩm định bình chọn là bài hát mang phong cách rock đương đại nổi bật.

Năm 2009, anh thành lập một công ty riêng có tên NHP Entertainment, là một công ty chuyên về giải trí và các sản phẩm âm nhạc.

Ngày 15 tháng 1 năm 2011 Nguyễn Hải Phong đã phát hành album Linh hồn Và thể xác đầu tay với dòng nhạc chủ đạo là Gothic rock, một vài ca khúc được phối theo nhạc pop, dance. Album bao gồm 8 ca khúc được chia làm 2 phần, phần 1 là những hit cũ được phối lại như Tan biến, Góc tối, Dòng thời gian, Lột xác. Phần 2 là những sáng tác mới như Linh hồn và thể xác, Con ma, Nhắm mắt, Cậu ấm.

Facebook: //www.facebook.com/NguyenHaiPhongProducer

Bây giờ đã 77 tuổi, Phương Tâm sống ở ngoại ô thành phố San Jose. Trước năm 2019, Tâm không kể lại quá khứ âm nhạc của mình cho ba đứa con nghe. Thực sự, câu chuyện này gần như không thể tin được.

Quá khứ của Phương Tâm

Lớn lên ở Hóc Môn gần Sài Gòn phồn hoa vào thập niên 1950, gia đình của Nguyễn Thị Tâm ít khi nghe nhạc, nên Tâm thường lắng nghe nhạc ở sau vườn được phát ra từ cái radio của người hàng xóm, họ nghe nhạc thịnh hành của Mỹ.

Một thầy bói đã nói rằng Tâm sẽ là người nổi tiếng trong tương lai. Nhưng khi 14 tuổi, Tâm là một học sinh trung bình. Tại sao cô ấy không quan tâm đến việc học, vì cô đã có âm nhạc.

Ở Sài Gòn năm 1961, Nguyễn Thị Tâm thi tuyển vào Biệt đoàn Văn nghệ, một đoàn văn hóa nghệ thuật miền Nam Việt Nam: chương trình của chính phủ chiêu mộ các nghệ sĩ biểu diễn tham gia quân đội.

Sau một năm, cô đã tìm thấy những người cố vấn có chung niềm yêu thích với âm nhạc phương Tây. Cô ca sĩ lấy nghệ danh là ‘Phương Tâm’, tên nghe có vẻ nữ tính hơn. Một nhạc sĩ nổi tiếng, Nguyễn Văn Xuân, đã nhận cô ấy là một học sinh riêng của mình.

Phương Tâm tìm nhiều cơ hội biểu diễn trong các phòng trà và hộp đêm. Ban ngày cô tập dượt và ban đêm cô biểu diễn cho khán giả người Việt và nước ngoài.

Phương Tâm trình diễn với ban nhạc Khánh Băng trong đại nhạc hội Hoa Hậu Việt Nam, 1965. [Nguyễn Ánh 9]

Cô ấy cũng ‘chạy sô’ như những nghệ sĩ biểu diễn khác: 5 giờ chiều tại Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất, 7 giờ tối, tại An Đông, 8 p.m. tại Capriccio Bar - sau đó đến Tự Do. Và cứ thế, mỗi giờ, ba bài hát cho mỗi địa điểm. Vào lúc nửa đêm, cô ấy đã hoàn thành một tập kéo dài một giờ tại Olympia.

Trong một bài phê bình về âm nhạc, nhà văn Mai Thảo đã viết về sức hút của người thiếu nữ bận trang phục khiêm tốn nầy:

“Nhưng đến khi Phương Tâm cất tiếng hát, cái cảm tưởng về đứa nhỏ hiền lành lạc giữa bầy thú dữ ở ta không còn nữa. Đôi mắt long lanh, bàn tay vỗ nhịp. Phương Tâm lùi lùi, tiến tiến trước máy ghi âm, thoát chốc đã hiện hình trong một vóc dáng mới, cái vóc dáng bây giờ được vẽ bằng những đường lửa cháy, như một trái non đã chín dần dưới ánh nắng mặt trời.”

Qua diã nhạc “Twist surf beguine rock” mà Phương Tâm đã hát những tác phẩm của người khác, Phương Tâm học những bản này rất nhanh, thu âm chỉ một lần thôi. Không cần đến hai lần. [Continental]

Phương Tâm được nhiều nơi mời trình diễn, và nhiều nhạc sĩ nổi tiếng như Khánh Băng thường tập dượt với Tâm trước khi vào phòng thu để thu âm. Những bài hát rock này nhìn chung là những biểu hiện lạc quan và trẻ trung của tình yêu, đan xen với nỗi cô đơn và mất mát, với những ca từ như “chia ly là một phần của cuộc sống” và “chiến đấu trong một cuộc chiến không mong muốn.”

Cô ca sĩ gặp một người hâm mộ

Phương Tâm, hình bài tạp chí Đẹp, Sài Gòn 1965. [Phương Tâm]

Tâm có một người hâm mộ, một sĩ quan đã theo cô từ lúc cô hoạt động từ Phi Trường Tân Sơn Nhất đến những phòng trà như Paramount và Olympia. Một đêm nọ, người sĩ quan này dắt theo một bác sĩ quân đội mới. Lúc đó Hà Xuân Du còn trẻ.

Sau ba năm kết hôn, sự kết hợp giữa một ca sĩ và người con trai của một gia đình quyền lực gây xôn xao dư luận. Cha mẹ của Du không đến dự lễ cưới.

Tâm nói điều này không thành vấn đề. Con gái lớn nhất của Tâm, Hannah, nói lúc đó họ đắm đuối yêu nhau. Nhưng trước khi trở thành vợ, Tâm đã là một ngôi sao rồi.

Một cuộc sống mới bắt đầu

Khi mới vừa lên đỉnh danh vọng, sau năm 1966, Phương Tâm ngừng đi hát và cũng không có chuyến lưu diễn từ biệt, hoặc một cuộc phỏng vấn cuối cùng. Đến lúc chiến tranh tàn khốc, cô ấy đã có ba đứa con. Hannah nhớ lại kỷ niệm trốn tránh bom đạn.

Khi Sài Gòn thất thủ năm 1975, cả gia đình di tản bằng máy bay chuyên chở hàng hoá. Họ đã đến được nam Cali. Ở nơi đó, Tâm tìm được việc làm, đa số là may áo quần.

Trong khi đó chồng cô đã đi học để lấy lại bằng y sĩ. Cuộc sống vây lúc đầu quanh những đứa con, và dần dần lại hướng về hỗ trợ cho phòng mạch bác sĩ nhi đồng của Du ở thành phố San Jose.

Phương Tâm [bên phải] với con gái Hannah Hà. [Lê Mỷ]

Hannah cũng là bác sĩ như cha của cô. Trên thực tế, tất cả ba đứa con của Tâm đều là bác sĩ. Mặc dầu các con không có khiếu về âm nhạc, cha mẹ của họ vẫn yêu thích âm nhạc. m nhạc là thứ đã đưa họ đến với nhau tại Việt Nam, và nó tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ của họ tại Hoa Kỳ.

Quá khứ ca sĩ của Tâm cũng giống như là một bí mật được công khai. Cô không phủ nhận, nhưng cô vẫn hát những bài của người khác chứ không hát những bài tủ của mình. Khi chồng cô dùng Google để tìm cô trên trang mạng thì ông đã tìm ra được nhiều video của những phụ nữ khác tự xưng mình là Phương Tâm.

Năm 2019, chồng của Tâm đã qua đời sau khi đấu tranh với bịnh tình lâu dài.

Cái chết của ông là một cột mốc của đời của Tâm và Hannah. Hannah đã đi lùng kiếm tài liệu về quá khứ của mẹ mình. Hannah tiếp tục phát hiện được rất nhiều Phương Tâm giả trên YouTube.

Hannah có ý định lập ra một sưu tập của những bản nhạc của Phương Tâm thật, pha trộn tất cả các phiên bản cũ mà cô tìm được, và có thể tải lên YouTube. Nhưng với sự giúp đỡ của nhà sản xuất Mark Gergis và nhờ những mối quan hệ của ông ấy trên toàn thế giới, cuối cùng cô có được một tác phẩm đầy tham vọng hơn. Họ tìm được những ghi âm nguyên bản hiếm có và nhiều cuộn thu âm, sửa lại những bài nhạc, và họ đã tạo ra một an-bum có chất lượng của phòng thu âm: Magical Nights.

Magical Nights: Saigon Surf Twist and Soul 1964-1966. [Sublime Frequencies]

Lần đầu tiên Tâm nghe những bản nhạc mới được sửa chữa lại, ví dụ như “Những Ngày Qua” từ năm 1965, Tâm đã khóc. Cô chưa được nghe những bản nhạc này trong 50 năm qua và hầu như đã quên đi chúng. Nhưng khi Hannah tìm ra chúng thì Tâm đã nhớ lại.

Tâm nhớ là ai đã chơi bàn phím, ai chơi ghi-ta. Cô nhớ đến tình thân thiết trong buổi điểm tâm sau một đêm hát hò. Cô ước gì chồng của cô, người đã ở bên cạnh cô lúc danh vọng lên ngôi, có thể nghe lại những bài hát này.

Tâm vẫn còn hát ở những buổi tiệc karaoke, và có khi trình diễn tại nhà hàng xóm ở thành phố San Jose. Trong quá khứ Tâm thường hay núp sau bóng của chồng cô, nhưng giờ thì Tâm hát một mình và đầy hảnh diện.

Cô có một ban nhạc dự bị gồm các nhạc sĩ nghiệp dư Việt Nam đã nghỉ hưu. Cô ấy chủ yếu hát các bài hát của người khác, nhưng bây giờ cô ấy muốn đề cập đến an-bum mới của mình.

Những người khách ở những buổi tiệc này rất thích thú. Một ông nọ đã dự tiệc nầy, ông ấy đã nói rằng dòng nhạc đã đem ông ta trở lại với thời thơ ấu, trước sự tàn khóc của chiến tranh Việt Nam.

Khi nhà Sản Xuất Gergis xem Tâm trình diễn, ông nói “Đây chính là người phụ nữ trong dĩa nhạc. Đây là chính người phụ nữ của thời đại đó. Đây là một người tràn đầy ánh sáng và tính chất đàn hồi, bà ấy vẫn còn một giọng hát rất hay, rất mạnh mẽ và lòng khát khao để hát nhạc. m nhạc ở trong máu của bà.

Hannah nói: “Tôi không nghĩ rằng mẹ tôi tuyệt vời chút nào. "Và bây giờ, mẹ rất là nóng bỏng!"

Và đang sẵn sàng cho chuyến lưu diễn đầy chiến thắng của mình.

Đọc thêm

Bài tiếng Anh ở trang mạng KQED của Christine Nguyen.

Bài tiếng Anh đăng trên báo The Guardian của Sheila Ngoc Pham.

Video liên quan

Chủ Đề