Các bước đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non

Từ 0 5 tuổi, trẻ phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều cao, nhưng liệu các bậc phụ huynh có nắm rõ những chỉ số này và hiểu được ý nghĩa của chúng? Hãy bỏ túi ngay cách chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non để có thể nâng cao được chất lượng chăm sóc sức khỏe cho con trẻ.

Cách chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non được đánh giá dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao. Ba mẹ nên cân đo trẻ thường xuyên, bởi từng tháng tuổi có mức đánh giá riêng.

Thực hiện việc theo dõi chỉ số trên một cách đều đặn, phụ huynh sẽ thu được những điểm đánh dấu trên biểu đồ, nối các điểm này với nhau ta sẽ có đường biểu diễn cân nặng và chiều cao của bé. Nếu đường biểu diễn này nằm trong khung màu xanh của biểu đồ tăng trưởng thì bé con nhà bạn đang phát triển tốt.

Tham khảo thêm: thi công nội thất trường học

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non là gì?

Đây là công cụ để ba mẹ theo dõi liên tục sự phát triển thể chất của con trẻ thông qua việc quan sát và thu thập các chỉ số về chiều cao, cân nặng, tỉ lệ cân nặng chiều cao và chỉ số khối cơ thể của trẻ. Dựa vào đó để dưa ra những đánh giá mang tính tổng quát về tình hình phát triển thể chất của các bé trong giai đoạn từ 0 5 tuổi.

Công dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non

Ở lứa tuổi mầm non, các con có sự thay đổi khá nhanh về thể chất, một đứa trẻ phát triển bình thường sẽ có sự tăng trưởng cân nặng và chiều cao đồng đều. Với biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non, ba mẹ có thể dễ dàng đánh giá được liệu con mình có nhịp độ tăng trưởng lành mạnh hay không.

Thông qua những chỉ số trên biểu đồ, phụ huynh có thể phát hiện sớm những dấu hiệu rối loạn về dinh dưỡng như suy dinh dưỡng hay béo phì, từ đó giúp đưa ra những thay đổi hoặc điều chỉnh kịp thời về chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với bé nhà mình.

Hướng dẫn đọc, sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Đường biểu diễn chỉ số cân nặng và chiều cao sẽ giúp cha mẹ đánh giá tình trạng phát triển về mặt thể chất của con trẻ. Dưới đây là biểu đồ chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ mầm non từ 0 5 tuổi được Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 2007.

  • Show source code HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG TRẺ EM
  • Bé gái

Biểu đồ cân nặng của bé gái từ 0 đến 5 tuổi

Biểu đồ chiều cao của bé gái từ 0 đến 5 tuổi

Bảng cân nặng và chiều cao rút gọn của bé gái

TuổiBình thườngSuy dinh dưỡngThừa cân
03,2 kg 49,1 cm2,4 kg 45,4 cm4,2 kg
1 tháng4,2 kg 53,7 cm3, 2 kg 49,8 cm5,5 kg
3 tháng5,8 kg 57,1 cm4, 5 kg 55,6 cm7,5 kg
6 tháng7,3 kg 65,7 cm5,7 kg 61,2 cm9,3 kg
12 tháng8,9 kg 74 cm7 kg 68,9 cm11,5 kg
18 tháng10,2 kg 80,7 cm8,1 kg 74,9 cm13,2 kg
2 tuổi11,5 kg 86,4 cm9 kg 80 cm14,8 kg
3 tuổi13,9 kg 95,1 cm10,8 kg 87,4 cm18,1 kg
4 tuổi16,1 kg 102,7 cm12,3 kg 94,1 cm21,5 kg
5 tuổi18,2 kg 109,4 cm13,7 kg 99,9 cm24,9 kg

  • Bé trai

Biểu đồ cân nặng của bé trai từ 0 đến 5 tuổi

Biểu đồ chiều cao của bé trai từ 0 đến 5 tuổi

Bảng cân nặng và chiều cao rút gọn của bé trai

TuổiBình thườngSuy dinh dưỡngThừa cân
03,3 kg- 49,9 cm2,4 kg 46,1 cm4,4 kg
1 tháng4,5 kg 54,7 cm3,4 kg 50,8 cm5,8 kg
3 tháng6,4 kg 58,4 cm5 kg -57,3 cm8 kg
6 tháng7,9 kg 67,6 cm6,4 kg 63,3 cm9,8 kg
12 tháng9,6 kg 75,7 cm7,7 kg -71,0 cm12 kg
18 tháng10,9 kg 82,3 cm8,8 kg -76,9 cm13,7 kg
2 tuổi12,2 kg 87,8 cm9,7 kg 81,7 cm15,3 kg
3 tuổi14,3 kg 96,1 cm11,3 kg 88,7 cm18,3 kg
4 tuổi16,3 kg 103,3 cm12,7 kg 94,9 cm21,2 kg
5 tuổi18,3 kg 110 cm14,1 kg -100,7 cm24,2 kg

Ghi chú:

  • Đường màu xanh: bé phát triển bình thường.
  • Khu vực được giới hạn bởi 2 đường màu cam: Trong khoảng giới hạn cho phép.

Hướng dẫn Cân Đo chiều cao cho trẻ mầm non

Cách cân trẻ:

  • Bước 1 Chuẩn bị dụng cụ và vị trí đặt cân: Ba mẹ có thể dùng cân đồng hồ hay cân điện tử để cân trẻ. Đặt cân tại vị trí an toàn và chắc chắn, trước khi cân phải chỉnh đồng hồ về vị trí cân bằng [vị trí số 0], và thử cân trước với quả cân 5kg hoặc can nước 5 lít.
  • Bước 2 Chuẩn bị trước khi cân cho trẻ:

+ Thu thập thông tin của trẻ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh và giới tính.

+ Cởi bỏ áo ngoài, giày dép, mũ, đồ chơi để cân được chính xác nhất.

  • Bước 3 Kỹ thuật cân:

+ Nên cân trẻ vào buổi sáng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Đặt trẻ lên cân. Chú ý, không để trẻ vịn tay vào người lớn hay đồ vật xung quanh.

+ Đọc kết quả khi kim đồng hồ ở vị trí cố định, kết quả cân được đọc theo đơn vị kilôgam với một số lẻ đằng sau dấu phẩy [ví dụ: 9,8kg].

+ Ghi lại kết quả cân vào phiếu hay sổ theo dõi cân nặng của trẻ.

Lưu ý: Khi tiến hành cân cho trẻ nên đặt cân tại nơi bằng phẳng, không kê trên thảm hay chiếu; không để cân ở nơi có độ ẩm cao, dưới ánh nắng trực tiếp, điều hòa không khí

Cách đo chiều cao của trẻ:

Đo chiều dài nằm [Đối với trẻ dưới 24 tháng tuổi]

  • Chuẩn bị thước và vị trí đo:

+ Vị trí đặt thước: Tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện, bạn có thể đặt thước lên trên mặt bàn hay sàn nhà, chỗ đặt thước phải đủ ánh sáng để đo.

+ Chuẩn bị thước: Đặt thước đo trên vị trí bằng phẳng và chắc chắn đã chọn ở trên.

+ Trong quá trình đo chiều dài nằm cần có ít nhất 2 người thực hiện.

  • Tiến hành đo theo các bước sau:

+ Bước 1: Bỏ giày, dép, mũ của trẻ, để trẻ mặc áo mỏng.

+ Bước 2: Đặt trẻ nằm ngửa trên thước, người phụ đo giữ đầu của trẻ chạm nhẹ vào thanh chặn đầu của thước.

+ Bước 3: Người đo dùng một tay giữ thẳng hai đầu gối của trẻ, còn tay kia dùng để điều chỉnh thanh trượt di động từ dưới lên cho đến khi ép toàn bộ vào lòng bàn chân của trẻ.

+ Bước 4: Đọc kết quả đo với độ chính xác là 0,1 cm và ghi ngay kết quả vào phiếu hoặc sổ theo dõi chiều dài của trẻ.

Lưu ý: Có thể đặt trẻ trên mặt bàn hay mặt sàn nhưng cần đảm bảo an toàn, chắc chắn, sạch sẽ và bằng phẳng để có kết quả đo chính xác nhất.

Đo chiều cao đứng [trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên]

  • Chuẩn bị thước và vị trí đo:

+ Chuẩn bị vị trí đặt thước: Thước đo cần được đặt cố định trên nền nhà phẳng và chắc, mặt thước áp sát vào tường hoặc cột thẳng đứng, bằng phẳng.

+ Trong quá trình đo chiều cao đứng cần có ít nhất 2 người đo.

  • Tiến hành đo theo các bước sau:

+ Bước 1: Bỏ giày, dép, mũ của trẻ, để trẻ mặc áo mỏng.

+ Bước 2: Cho trẻ đứng dựa lưng vào thước, hai bàn chân tạo thành hình chữ V ở giữa thước. Gót chấn, bắp chân, mông và đầu áp sát vào thước, tay hướng về phía trước hay bỏ thõng hai bên người, mắt nhìn thẳng.

+ Bước 3: Người đo chính và người phụ đo đứng về hai bên của thước để dễ thao tác, người phụ đo giữ và ép gối chụm lại, chỉnh tư thế cho bé; người đo chính giữa đầu bé áp sát vào thước và ép thanh trượt từ trên xuống cho đến khi chạm vào đỉnh đầu của trẻ.

+ Bước 4: Đọc kết quả đo với độ chính xác là 0,1 cm và ghi ngay kết quả vào phiếu hoặc sổ theo dõi chiều dài của trẻ.

Lưu ý: Mắt người đo luôn ngang tầm với chiều cao của trẻ để dễ dàng quan sát và đọc kết quả chính xác; đặt thước vào tường hay một điểm tựa cố định nào đó để tạo thành một góc 90o so với mặt đất.

Hướng dẫn cách chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non

Đối với từng lứa tuổi, chúng ta có mốc thời gian cân đo cụ thể như sau:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: đo mỗi tháng 1 lần vào một ngày có định trong tháng.
  • Trẻ từ >1 tuổi 3 tuổi: 2 3 tháng cân đo và chấm biểu đồ một lần.
  • Trẻ trên 3 tuổi: 3 6 tháng cân đo và chấm biểu đồ tăng trưởng một lần.

Lưu ý:

  • Ba mẹ nên cân đo cho bé nhà mình vào một thời gian cố định trong ngày và trong tháng. Ví dụ: 7h tối ngày 10 tháng này so với 7h tối ngày 10 tháng trước.
  • Cùng một tình trạng của bé, ví dụ: sau khi ăn xong hoặc sau khi đi vệ sinh, bé chỉ mặc đồ ngủ

Cách chấm biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non:

Sau khi cân và đo trẻ, ba mẹ tiến hành chấm trên biểu đồ tăng trưởng, điểm giao nhau giữa số tháng tuổi và cân nặng/ chiều cao chính là điểm mà chúng ta cần chấm. Ví dụ khi bé được 12 tháng tuổi sẽ có mức cân nặng cụ thế, tiếp tục tiến hành đo khi bé 13 tháng tuổi, sau khi nối các điểm lại với nhau chúng ta có được biểu đồ tăng trưởng của con theo thời gian.

Công cụ kiểm tra chỉ số chiều cao cân nặng theo WHO 2007

Từ 0 5 tuổi là độ tuổi phát triển vô cùng quan trọng của mỗi người, nó tác động và quyết định trực tiếp đến hình thể chiều cao khi người đó trưởng thành. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy kiểm tra thường xuyên theo từng giai đoạn phát triển cơ thể của con để đưa ra chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe phù hợp nhé.

Tiến hành kiểm trả chỉ số chiều cao cân nặng tại đây: //caolonthongminh.vn/bieu-do-tang-truong

Chú ý: Công cụ này chỉ giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc theo dõi, tham khảo thông tin về sự phát triển của trẻ. Để hiểu rõ hơn, phụ huynh nên đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về ý nghĩa của chỉ số chiều cao cân nặng, từ đó có thể đưa ra những điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học cho con em mình.

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến khích các bậc phụ huynh nên sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ mầm non, bởi nhờ công cụ này ba mẹ có thể đánh giá được quá trình phát triển thể chất của các con, từ đó có cách điều chỉnh và tác động phù hợp cho con trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề