Các đề toán lớp 3 học sinh giỏi năm 2024
Chủ nhật, 9/4/2023, 15:15 Lượt đọc: 47555 Tác giả: Sưu tầm Viết bình luận Để giúp các con học tốt, bên cạnh việc cần nắm rõ các kiến thức cơ bản thì nâng cao, bồi dưỡng thêm kiến thức cho các con là điều vô cùng bổ ích. Dưới đây là các bài bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3 có đáp án vừa tăng độ nhanh nhạy, khả năng tư duy logic, phán đoán cho học sinh và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với quý thầy cô giáo. Bài tập: Bài 1: Tích của hai số là 789. Nếu thừa số thứ nhất tăng lên 2 lần thừa số thứ hai tăng lên 5 lần thì tích mới là bao nhiêu? Gợi ý: Các em Nhớ lại công thức: Thừa số (thứ nhất) x Thừa số (thứ hai) = Tích Sau đó dựa vào các giả thuyết, số liệu của bài để thực hiện giải toán Bài giải Nếu thừa số thứ nhất tăng lên 2 lần thừa số thứ hai tăng lên 5 lần thì tích tăng là: 2 x 5 = 10 (lần) Tích mới là: 789 x 10 =7890 Đáp số: 7890 Bài 2: Từ ba chữ số 6, 7 , 9 ta lập được một số có ba chữ số khác nhau là A. Từ hai số 5, 8 ta lập được một số có hai chữ số khác nhau là B. Biết rằng hiệu giữa A và B là 891. Tìm hai số đó? Gợi ý: Bước 1: Suy luận từ kết quả gợi ý:Dựa vào gợi ý hiệu giữa A và B là 891 nên số có 3 chữ số chắc chắn sẽ lớn hơn 891. Bước 2: Liệt kê các số tạo nên từ 3 chữ số khác nhau Bước 3: Liệt kê các chữ số tạo nên từ 2 chữ số khác nhau Bước 4: Thực hiện phép trừ và đối chiếu với kết quả tính sao cho hiệu bằng 891. Bài giải: Biết hiệu giữa A và B bằng số 891 tức là số có 3 chữ số bắt buộc phải lớn hơn số 891. Từ ba chữ số đã cho 6, 7 , 9 ta lập được các số có ba chữ số khác nhau lớn hơn 891 là số 976 và số 967 Từ hai số 5, 8 ta có thể lập được số có hai chữ số khác nhau là đó là 58 và 85 Theo yêu cầu bài toán, ta xét lần lượt các trường hợp sau: 976 – 58 = 918 (loại vì không phù hợp yêu cầu đề) 976 – 85 = 891 (chọn, phù hợp yêu cầu đề bài) 967 – 58 = 909 (loại vì không phù hợp yêu cầu đề bài) 967 – 85 = 882 (loại vì không phù hợp yêu cầu đề bài) Vậy hai số đó chính là số 976 và số 85 Bài 3: Tính nhanh
Gợi ý: Với các bài toán tính nhanh, chúng ta nên ưu tiên chuyển các số về số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... bằng cách áp dụng tính chất phân phối vào bài toán. Giải:
\= 24 x (5 + 3 + 2) \= 24 x 10 \= 240
\= 217 x (45 + 50 + 5) \= 217 x 100 \= 21 700 Bài 4: Tính nhanh tổng sau: 3 + 7 + 11 + …….+ 75. Gợi ý: Bước 1:Với dạng toán này đầu tiên chúng ta cần liệt kê tất cả các chữ số Bước 2: Chúng ta có thể cộng lần lượt 2 chữ số ở hai đầu rồi cộng lần lượt vào hoặc gộp các số sao cho chúng có tổng giống nhau để thực hiện phép nhân. Bước 3: Đếm các số có tổng giống nhau rồi thực hiện phép nhân, với các số không có tổng giống thì cộng thêm vào. Bài giải: Tổng 3 + 7 + 11 + …….+ 75 có đầy đủ các số hạng đó là: \= 3 + 7 + 11 + 15 + 19 + 23 + 27 + 31 + 35 + 39 + 43 + 47 + 51 + 55 + 59 + 63 + 67 + 71 + 75. \= (3 + 75) + (7 + 71) + (11 + 67) + (15 + 63) + (19 + 59) + (23 + 55) + (27 + 51) + (31 + 47) + (35 + 43) + 39 \= 78 + 78 + 78 + 78 + 78 + 78 + 78 + 78 + 78 + 39 \= 78 x 9 + 39 \= 702 + 39 \= 741 Bài 5. 8 bao xi măng nặng 400kg. Mỗi vỏ bao nặng 200g. Hỏi rằng 5 bao xi măng như thế có khối lượng là bao nhiêu kilôgam? Gợi ý: Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần đổi về cùng đơn vị đo để tính cân nặng thật sự của bao xi măng sau khi đã trừ khối lượng của vỏ bao. Bước 2: Tính khối lượng của một bao xi măng sau khi trừ vỏ bao. Bước 3: Tính khối lượng của 5 bao xi măng. Bài giải: Đổi: 400kg = 400000g Khối lượng của mỗi bao xi măng là: 400000 : 8 - 200 = 49800 (g) Khối lượng của 5 bao xi măng như thế xi măng là: 49800 x 5 = 249000 (g) = 249kg Đáp số : 249 kg. Bài 6. Một vườn cây ăn quả có 5 hàng cây sầu riêng, mỗi hàng 12 cây và có 9 hàng cây măng cụt, mỗi hàng 18 cây. Hỏi vườn cây ăn quả đó có tất cả bao nhiêu cây sầu riêng và cây măng cụt? Gợi ý: Bước 1: Tính số cây sầu riêng bằng cách lấy số hàng x số cây của mỗi hàng Bước 2: Tính số cây măng cụt bằng cách lấy số hàng x số cây của mỗi hàng Bước 3: Tính tất cả: số cây sầu riêng + số cây măng cụt Bài giải: Số cây sầu riêng trong vườn là: 5 x 12 = 60 cây Số cây măng cụt là: 9 x 18 = 162 cây Vườn cây ăn quả có tất cả số cây là: 60 + 162 = 222 cây Bài 8: Có 45 câu hỏi trong cuộc thi “ Trạng nguyên Toán học” .Mỗi câu trả lời đúng sẽ được cộng thêm 4 điểm,trả lời sai bị trừ đi 2 điểm. Tất cả các câu hỏi đều được trả lời.Hỏi nếu Minh Thảo trả lời được 150 điểm thì bạn ấy đã trả lời đúng mấy câu hỏi? Gợi ý: Sử dụng phương pháp giả thuyết tạm: Bước 1: Giả sử bạn MInh Thảo trả lời tất cả các câu hỏi đều đúng Bước 2: So sánh số điểm giả sử với số điểm thật có trong yêu cầu của đề bài. Bước 3: Lập luận dựa vào các gợi ý của đề để tính các câu đúng và các câu sai. Bài giải: Giả sử Minh Thảo trả lời đúng tất cả 45 câu hỏi. Lúc đó tổng điểm của bạn Minh Thảo có là: 4 x 45 = 180 (điểm) Tổng điểm được tăng lên so với thực tế là: 180 - 150 = 30 (điểm) Sở dĩ số điểm tăng lên là vì ta đã cho Minh Thảo trả lời đúng hết tất cả 45 câu. 1 câu đúng hơn 1 câu sai số điểm là: 4 + 2 = 6 (điểm) Số câu Minh Thảo trả lời sai là: 30 : 6 = 5 (câu) Số câu Minh Thảo trả lời đúng là: 45 - 5 = 40 (câu) Đáp số: 40 câu. Bên cạnh các bài toán nâng cao, nhiều lời giải và cần suy nghĩ nhiều, một số bài toán có các bước thực hiện các phép tính cộng trừ nhiều lần hoặc có tỉ số tuy đơn giản nhưng vẫn có thể sai, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ, cụ thể là các bài toán dưới đây: Bài 9: Ba rổ có số ổi bằng nhau. Nếu bán 60 quả ổi ở rổ thứ nhất, bán 45 quả ổi ở rổ thứ 2 và 75 quả ổi ở rổ thứ 3 thì số ổi còn lại nhiều hơn số ổi đã bán là 30 quả. Hỏi lúc đầu mỗi rổ có bao nhiêu quả ổi? Gợi ý: Bước 1: Tính tổng số quả ổi đã bán. Bước 2: Tính tổng số lượng các quả ổi còn lại. Bước 3: Tính tổng số ổi ban đầu có. Bước 4: Tính số quả ổi mỗi rổ có. Bài giải: Tổng số quả ổi đã bán là: 60 + 45 + 75 = 180 quả Số quả ổi còn lại là: 180 + 30 = 210 quả Tổng số quả ổi trong 3 rổ ban đầu là: 180 + 210 = 390 quả Mỗi rổ ổi ban đầu có số quả là: 390 : 3 = 130 quả Đáp số: 130 quả ổi Bài 10: Một cửa hàng cây cảnh có 48 cây hoa mai. Sau một ngày bán chỉ còn lại 1/6 số cây hoa mai. Hỏi:
Gợi ý:
Bài giải Số cây quất còn lại của cửa hàng là: 48 : 6 = 8 (cây) Số cây quất cửa hàng đã bán là: 48 – 8 = 40 (cây) Đáp số:
Hi vọng rằng các bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 3 có đáp án này sẽ hỗ trợ và giúp ích được cho các bạn học sinh, các bậc phụ huynh và quý thầy cô. Chúc các con học tốt và đạt được những kết quả cao! |