Các hình thức cơ bản của phương pháp biện chứng

đời. Sự phát triển diễn rathiện hơn. Trong quá trìnhtrong một vòng tuần hoànphát triển sự vật mới ra đờikhép kín.thay thế sự vật cũ.Phương pháp biện chứngGiúp con người có thể đi sâunghiên cứu bản chất củaGiá trị phươngtừng sự vật, hiện tượng riêngpháp?lẻ trong sự đứng im tạm thờicủa nó, trong một khônggian và thời gian xác định.phản ánh hiện thực đúngnhư nó tồn tại, do đó phươngpháp tư duy biện chứng trởthành công cụ hữu hiệu giúpcon người nhận thức và cảitạo thế giới.Chỉ có tác dụng trong mộtphạm vi nhất định, khôngHạn chế củaphương pháp?đánh giá được bản chất củasự vật hiện tượng vì hiệnthực không rời rạc và ngưngđọng như phương pháp nàyquan niệm.* Khái niệm phép biện chứng:- Biện chứng là khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyểnhóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình tronggiới tự nhiên, xã hội và tư duy.- Biện chứng bao gồm:+ Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất.+ Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đời sống ýthức của con người.Ph.Ăng ghen viết: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộgiới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ làphản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên…”11C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, t.20, tr.694.2 - Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giớithành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyêntắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật,hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách rời.b) Các hình thức cơ bản của phép biện chứngTrong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ bản:phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phépbiện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin.* Phép biện chứng chất phác thời cổ đại- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biệnchứng trong lịch sử triết học, là nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học củaTrung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.Tiêu biểu nhất của phép biện chứng chất phát thời cổ đại là các nhà triết họcHy Lạp cổ đại, như: nhà triết học duy tâm Platon, Hêraclit. Hêraclit coi sự biến đổicủa thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi”.“Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”…- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức đúng vềtính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoa học màbằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của sự quan sát trực tiếp.Do đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh được mối liênhệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên.- Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi vàonghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của giới tự nhiên dẫn đến sự ra đời của phươngpháp siêu hình và phương pháp này trở thành thống trị trong tư duy triết học vànghiên cứu khoa học vào thế kỷ XVIII.* Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiệnở hệ thống triết học của G.Hêghen.3 - Triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biệnchứng duy tâm một cách có hệ thống. Tính duy tâm trong triết học của G.Hêghenđược biểu hiện ở chỗ, ông coi phép biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ýniệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan. Ôngcho rằng “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tựnhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. Tinh thần, tư tưởng, ý niệmtuyệt đối là cái có trước, thế giới hiện thực chỉ là bản sao chép của ý niệm.Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắcphải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiêntrình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phépbiện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựngnó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí củanó”22. Phép biện chứng duy vậta) Khái niệm phép biện chứng duy vậtPhép biện chứng duy vật do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở kếthừa có phê phán hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng của G.W.Ph.Hêghen, làphép biện chứng dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật, xuất phát từ biện chứngkhách quan của tự nhiên và xã hội.Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng ... là môn khoa học về những quy luật phổbiến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”3b) Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật* Đặc trưng:- Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biệnchứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.Với đặc trưng này phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin chẳng những cósự khác biệt căn bản với phép biện chứng duy tâm của G.Hêghen mà còn có sự khácbiệt về trình độ so với phép biện chứng duy vật cổ đại.23C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.494.C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.20.4 - Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin có sự thốngnhất giữa nội dung của thế giới quan (duy vật biện chứng) với phương pháp luận(biện chứng duy vật) do đó, nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là côngcụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.* Vai trò:Với những đặc trưng cơ bản trên mà phép biện chứng duy vật giữ vai trò là nộidung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủnghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin,đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt độngsáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.II. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.a) Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn- Khái niệm thực tiễn:Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hộicủa con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.- Các hình thức cơ bản của thực tiễn:+ Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động cơ bản của hoạt động thực tiễn cóvai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội và là cơ sở cho các hoạt độngkhác của thực tiễn.+ Hoạt động chính trị xã hội: nhằm biến đổi các quan hệ xã hội, chế độ xã hội(đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh vì hoà bình...), đây là hìnhthức cao nhất của hoạt động thực tiễn.+ Hoạt động quan sát, thực nghiệm khoa học: đây là hình thức đặc biệt củahoạt động thực tiễn, được tiến hành trong những điều kiện nhân tạo để tạo ra cơ sởnhận thức, làm biến đổi tự nhiên và xã hội.b) Nhận thức và các trình độ của nhận thức- Khái niệm nhận thức:5


A. Khái niệm biện chứng

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệthống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.

Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.

Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách rời.

B. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Trong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép biện chứng trong lịch sử triết học, là nội dung cơ bản trong nhiều hệ thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu như. Tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến trong vũ trụ); “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc tương tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia.

Trong triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng là triết học Phật giáo với các phạm trù như: “vô ngã”, “vô thường”, “nhân duyên”

Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học duy tâm (Platon) coi phép biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Arixtôt đồng nhất phép biện chứng với lôgíc học. Một số nhà triết học duy vật có tư tưởng biện chứng về sự vật (biện chứng khách quan). Hêraclit coi sự biến đổi của thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều biến đổi”. “Người ta không thể tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”.

Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành tựu của khoa học mà bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất phác, là kết quả của sự quan sát trực tiếp. Do đó, chưa đạt tới trình độ phân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh được mối liên hệ phổ biến nội tại của giới tự nhiên.

Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi vào nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của giới tự nhiên dẫn đến sự ra đời của phương pháp siêu hình và phương pháp này trở thành thống trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học vào thế kỷ XVIII.

Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở hệ tthống triết học của G.Hêghen.

Triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của phép biện chứng duy tâm. Tính duy tâm trong triết học của G.Hêghen được biểu hiện ở chỗ, ông coi phép biện chứng là quá trình phát triển khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan.

Ông cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần. Tinh thần, tư tưởng, ý niệm tuyệt đối là cái có trước, thế giới hiện thực chỉ là bản sao chép của ý niệm.

Như vậy, Hêghen, là người xây dựng phép biện chứng tương đối hoàn chỉnh với một hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật. Tuy nhiên, phép biện chứng Hêghen là phép biện chứng duy tâm, là phép biện chứng ngược đầu; ông coi biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật, chứ không phải ngược lại. Ph.Ăngghen nhận xét rằng: “Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động chung của phép biện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”

C. Phép biện chứng duy tâm khách quan

Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học cổ điển Đức cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Thời kì này, khoa học đã đạt được những thành tựu xuất sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những thành tựu khoa học đó là cơ sở để đi tới những khái quát mới về nội dung phép biện chứng.

Đại diện tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm là Hêghen. Ông là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm với một hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật cơ bản. Tính chất duy tâm trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ : Ông coi “ý niệm tuyệt đối” là cái có trước, và trong quá trình vận động phát triển, “ý niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội; cuối cùng lại trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Sai lầm của phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen là ở chỗ ông cho rằng biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Đó là phép biện chứng duy tâm khách quan, thiếu triệt để, thiếu khoa học.

D. Phép biện chứng duy vật

Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà khoa học trước đó, dựa trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời ấy và thực tiễn lịch sử loài cũng như thực tiễn xã hội, vào giữa thế kỉ XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật, về sau được V.I.Lênin phát triển vào đầu thế kỉ XX, đem lại cho phép biện chứng một hình thức mới về chất. Đó là phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. Chính vì vậy, nó đã khắc phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở thành một khoa học. Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.


Page 2