Các hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa năm 2024
Hợp đồng mua bán hàng hoá là một trong những loại hợp đồng thông dụng nhất hiện nay. Bạn cần có hợp đồng này trong mọi giao dịch mua bán: mua bán thực phẩm, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… Dưới đây là những điều bạn cần biết về loại hợp đồng này: Show
Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển hàng hóa cùng quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua, bên mua hàng có trách nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng, việc giao hàng, thanh toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm, phương thức được thỏa thuận trong hợp đồng. Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hóa thành hai loại:
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của luật nào?Trước hết, hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2015 là luật gốc. Nếu hợp đồng mua bán hàng hoá thuộc một trong các trường hợp sau thì không chỉ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 mà còn chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005:
(căn cứ điều 1 Luật Thương mại 2005) Trong bài viết này, chúng tôi tư vấn hợp đồng mua bán hàng hoá trong trường hợp hợp đồng thuộc sự điều chỉnh bởi cả luật gốc là Bộ luât dân sự 2015 và luật chuyên ngành là Luật thương mại 2005. 3. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa:Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật thương mại năm 2005 thì:
Trừ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng mua bán hàng trả chậm hoặc trả dần…, còn thì hợp đồng mua bán hàng hoá không nhất thiết phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro tranh chấp thì một văn bản hợp đồng chặt chẽ là là ưu tiên hàng đầu. Khi bạn kinh doanh hàng hóa thì cần có sẵn mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa để thuận tiện giao dịch – Ảnh minh họa: Internet.4. Ngôn ngữ của hợp đồng mua bán hàng hoáHợp đồng phải được lập bằng tiếng Việt, hoặc bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Nếu sử dụng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì hợp đồng cần quy định thứ tiếng nào ưu tiên hơn khi có sự khác biệt trong diễn đạt bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài, vì các lý do sau:
5. Rủi ro tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa:Có 6 loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá phổ biến mà bạn cần biết trước khi giao kết hợp đồng, đó là:
Để tìm hiểu kỹ hơn về các tranh chấp liên quan tới hợp đồng mua bán hàng hoá, bạn hãy đọc bài viết này: \>>> Xem thêm: 6 tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá phổ biến Để giảm thiểu rủi ro từ hợp đồng, việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá cần rất cẩn thận. Chúng tôi sẽ tư vấn các loại điều khoản cần có trong hợp đồng sau đây: 6. Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa là gì ?Chúng tôi sẽ trình bầy các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hoá sau đây: a. Điều khoản về các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáCác bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá có thể là cá nhân và/hoặc pháp nhân, nhưng thường là pháp nhân. Nếu một hoặc các bên là pháp nhân thì hợp đồng cần có các thông tin cơ bản sau:
Nếu điều lệ của pháp nhân quy định việc giao kết hợp đồng (thường với giá trị lớn) cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nội bộ (như hội đồng thành viên trong công ty TNHH hay đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị trong công ty cổ phần) thì việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá cũng cũng cần được chấp thuận như vậy. Nếu một hoặc các bên là cá nhân thì hợp đồng cần có các thông tin cơ bản sau:
Khi một bên là cá nhân trong hợp đồng thì cần đảm bảo cá nhân đó là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu không thì hợp đồng có thể bị vô hiệu. Lưu ý các trường hợp sau:
Lưu ý quan trọng: Hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ không có hiệu lực nếu các bên (hoặc người đại diện của các bên) không có thẩm quyền giao kết hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu và hậu quả là các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi phải bồi thường. \>>> Xem thêm: Hợp đồng vô hiệu b. Điều khoản về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa:Các bên thoả thuận về đối tượng của hợp đồng:
Lưu ý quan trọng: Quy định về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng Các bên cần có thoả thuận về các trường hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, dựa trên các quy định sau:
Lưu ý quan trọng: Quy định về hàng hoá bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện: Điều 25 Luật Thương mại 2005 quy định như sau về đối tượng hợp đồng mua bán hàng hoá: Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Như vậy:
thì hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Hệ quả là các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Lưu ý quan trọng: Quy định về nhãn hàng hoá: Căn cứ Điều 32 Luật Thương mại 2005, hàng hoá phải có nhãn, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật. Các nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Căn cứ Điều 32 Luật Thương mại 2005, hàng hoá nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong các trường hợp hàng hóa được hưởng ưu đãi về thuế hoặc ưu đãi khác; hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nếu không tuân thủ các quy định này, thì hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Hệ quả là các bên phải trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa bạn nên cần chú ý tới các điều khoản quan trọng sau – Ảnh minh họa: Internet.c. Điều khoản về giá hàng hoá:Hơp đồng mua bán hàng hoá cần ghi rõ đơn giá, số lượng, số tiền. Nếu các bên trong hợp đồng là cá nhân, pháp nhân Việt Nam thì đồng tiền thanh toán trong hợp đồng phải bằng VNĐ, căn cứ Điều 3, Thông tư 32/2013/TT-NHNN. Nếu không, hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật và sẽ bị tuyên vô hiệu. \>>> Xem thêm: Quy định về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng đ. Điều khoản về thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoáHơp đồng mua bán hàng hoá cần quy định rõ các lần thanh toán gồm:
\===>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng Lưu ý về chế tài khi chậm thanh toán Hợp đồng nên quy định chế tài phạt chậm thanh toán theo điều 306 Luật thương mại 2005: Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả. \>>> Xem thêm: Phạt do chậm thanh toán e. Điều khoản về giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hoáHợp đồng quy định rõ:
\>>> Xem thêm: Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa f. Điều khoản về kiểm tra hàng hóa, nghiệm thu, bàn giao hàng hoá:Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua. Căn cứ Điều 44 Luật Thương mại 2005. \===>>> Xem thêm: Kiểm tra, nghiệm thu, bàn giao trong hợp đồng g. Điều khoản về bảo hành hàng hoá:Các bên có thể thoả thuận về nghĩa vụ bảo hành hàng hoá của người bán: Bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác. h. Điều khoản về nghĩa vụ của bên bán hàng hoá:Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
i. Điều khoản về quyền của bên bán hàng hoá:
k. Điều khoản về nghĩa vụ của bên mua hàng hoá:
l. Điều khoản về quyền của bên mua hàng hoá:
\>>> Xem thêm: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa m. Điều khoản về cam kết, bảo đảm trong hợp đồng mua bán hàng hoáCác bên nên có các cam kết, bảo đảm tron hợp đồng, đó có thể là các cam kết về:
Mục đích của các cam kết này là đề phòng trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, một bên nhận thấy những cam kết của bên kia không đúng thì:
Lưu ý: Nếu không có những điều khoản này thì sau này sẽ không thể có chế tài để xử lý. n. Các chế tài áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hoáChế tài buộc thực hiện đúng hợp đồngTheo điều 297 Luật thương mại 2005 \>>> Xem thêm: Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Chế tài phạt vi phạmTheo điều 300, 301, 307 Luật thương mại 2005, theo đó mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Lưu ý:
\>>> Xem thêm: Chế tài phạt vi phạm hợp đồng Chế tài buộc bồi thường thiệt hạiTheo điều 302, 303, 304, 305, 307, 316 Luật thương mại 2005: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. \>>> Xem thêm: Chế tài phạt vi phạm hợp đồng Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồngTheo điều 308, 309 Luật thương mại 2005: Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực. \>>> Xem thêm: Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồngTheo điều 310, 311 Luật thương mại 2005 \>>> Xem thêm: Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng Chế tài huỷ bỏ hợp đồngTheo điều 312, 313, 314 Luật thương mại 2005 \>>> Xem thêm: Chế tài huỷ bỏ hợp đồng Các chế tài theo thoả thuậnNgoài các chế tài theo quy định của pháp luât, các bên cũng có thể thoả thuận các chế tài khác, miễn là không trái luật. Đó có thể là:
Lưu ý:
o. Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hoáKhoản 2 điều 351 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Theo điều 156 Bộ luật dân sự 2015: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Như vậy là nếu các bên không có thoả thuân khác trong hợp đồng thì nếu xẩy ra sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm. Để bảo vệ quyền lợi của một bên, luật sư sẽ soạn điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng theo hướng thu hẹp phạm vi miễn trách nhiệm do bất khả kháng, thí dụ:
\>>> Xem ngay: Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng p. Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng mua bán hàng hoáCăn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005: Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: Các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật gồm những điểm nêu trên. Điều này có nghĩa là mặc dù hợp đồng không quy định về miễn trách nhiệm thì khi xẩy ra các sự kiện như trên thì một bên có thể yêu cầu được miễn trách nhiệm. Còn nếu các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng về việc KHÔNG áp dụng một hoặc vài trường hợp miễn trách nhiệm trên thì thoả thuận này sẽ được tôn trọng. \>>> Xem thêm: Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng q. Thời hạn của hợp đồng mua bán hàng hoáHai bên thoả thuận thời hạn thực hiện hợp đồng. l. Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hoáHợp đồng mua bán hàng hoá sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
Lưu ý: Hậu quả pháp lý của chấm dứt và huỷ bỏ hợp đồng là rất khác nhau m. Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá:Điều khoản luật áp dụng và giải quyết tranh chấp có tính chất tiêu chuẩn trong hợp đồng. Trong quá trình soạn thảo và đàm phán hợp đồng, đôi khi các bên không để ý tới điều khoản này. Nhưng khi phát sinh tranh chấp, điều khoản này có ảnh hưởng lớn đến cách thức giải quyết tranh chấp. Quy định không rõ ràng có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý bất lợi đối với một hoặc các bên trong hợp đồng. Khi các bên có tranh chấp và nếu thỏa thuận chọn pháp luật nào điều chỉnh hợp đồng thì pháp luật nước đó sẽ được áp dụng để xác định những vấn đề cơ bản của hợp đồng, đó là:
Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng sẽ xác định cơ quan xét xử và thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được giải quyết bởi tại tòa án và trọng tài Việt Nam, tòa án và trọng tài nước ngoài. Đặc biệt, đối với hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài thì các bên có thể lựa chọn pháp luật nước ngoài điều chỉnh hợp đồng và cơ quan giải quyết tranh chấp nước ngoài. Nhưng việc lựa chọn luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp nào lại vô cùng quan trọng: nó có thể rất rủi ro với một bên trong hợp đồng. Lưu ý: Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng hoá có thể là:
Việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp là quan trọng do nó sẽ ảnh hưởng tới việc đi lại, chi phí kiện tụng và chi phí thuê luật sư khi theo kiện. 7. Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thái AnCông ty Luật Thái An cam kết đem đến chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Luật sư sẽ thực hiện những công việc sau trong phạm vi dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá: Hình thức của hợp đồng mua bán là gì?- Về hình thức, theo quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết.21 thg 4, 2023nullĐặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định pháp luật ...thuvienphapluat.vn › cong-dong-dan-luat › dac-diem-hop-dong-mua-ban-...null Có bao nhiêu loại hợp đồng mua bán hàng hóa?Các nội dung trong hợp đồng như thời gian giao hàng, địa điểm, phương thức giao hàng, thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên,... được thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng mua bán hàng hóa có 2 loại: Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.14 thg 8, 2023nullCác loại hợp đồng thương mại theo quy định pháp luật hiện hànhthaison.vn › tin-tuc › cac-loai-hop-dong-thuong-mai-theo-quy-dinh-phap-l...null Hợp đồng mua bán để làm gì?Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.nullHợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng dân sự gì? Bên mua được ...thuvienphapluat.vn › phap-luat › hop-dong-mua-ban-hang-hoa-la-hop-do...null Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa mang tính thương mại?1/ Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa? Hợp đồng mua bán hàng hóa trong luật thương mại hay có thể gọi là hợp đồng thương mại là sự ghi nhận thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán.nullTìm hiểu về hợp đồng mua bán hàng hóa thương mạiluatsutructuyen.vn › bai-viet-chi-tiet › tim-hieu-ve-hop-dong-mua-ban-han...null |