Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là

Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là
Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là

Nguồn hình ảnh, ullstein bild Dtl/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân Liên Xô và phát-xít Đức vui cười sau chiến dịch đánh Ba Lan toàn thắng tháng 9/1939

Ngày 17/09/1939, Liên Xô bất ngờ tấn công Ba Lan không tuyên bố từ phía Đông, phá vỡ Hiệp ước bất tương xâm với Warsaw năm 1932.

Ngày nay, các sự kiện tháng 9 năm 1939 vẫn tiếp tục gây ra tranh cãi giữa Ba Lan và Nga.

Đài phát thanh quốc gia Ba Lan (Polskie Radio) trích giáo sư sử học Wiesław Wysocki nói cuộc tấn công của Liên Xô "hoàn toàn gây ra ngạc nhiên" cho Ba Lan khi đó.

Theo ông Wysocki, chỉ một ngày trước khi đánh Ba Lan, Liên Xô ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản (16/09/1939) để yên tâm về Viễn Đông và có thể tập trung vào chiến dịch quân sự ở phía Tây.

Bị kẹt giữa Đức Quốc xã và Liên Xô, các tướng lĩnh ở Warsaw dưới quyền Tổng tư lệnh Edward Smigly-Rydz đã lập ra một kế hoạch phòng thủ ở cả hai phía.

Nhưng giới quân sự Ba Lan cũng đã tính rằng nếu bị tấn công từ hai phía, họ sẽ thua.

Sau đe dọa đòi vùng Gdansk và hành lang nối Đông Phổ của Đức cắt qua lãnh thổ Ba Lan sang Đức không được, Hitler đã lên kế hoạch xâm lăng nước này.

Veishnoria là nước nào mà 'bị Nga đánh'?

Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu

Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS

Giám mục Ba Lan: 'hãy để yên người quá cố'

Ngày 1/09/1939, chiến hạm SMS Schleswig-Holstein bắn phá pháo đài Westerplatte ở Gdansk của Ba Lan, mở màn cho Thế Chiến 2 tại Đông Âu.

Các quân đoàn Đức, dẫn đầu bởi các sư đoàn xe tăng Panzer hùng mạnh, tràn sang Ba Lan.

Hơn hai tuần sau, ngày 17/09, một triệu quân Liên Xô đánh vào từ phía Đông.

Chính quyền Ba Lan rút sang Romania để rồi sau đó sang Anh, lập chính phủ lưu vong thuộc phe Đồng Minh chống phát-xít.

Trên chiến trường, quân Đức tiến mạnh sang phía Đông với tốc độ nhanh hơn Liên Xô và đến ngày 22/09, tướng Mauritz von Wiktorin và Heinz Guderian của Đức mời trung đoàn trưởng xe tăng Liên Xô, Semyon Krivoshein lên bục danh dự duyệt binh chung ở Brest-Litovsk.

Sau đó, Liên Xô và Đức đồng ý lấy sông Bug là biên giới.

Trong nhiều năm, giới sử gia còn tranh cãi có phải Ba Lan đã chuẩn bị quá yếu cho cuộc tấn công của Liên Xô.

Một số tài liệu còn nói Nguyên soái Edward Smigly Rydz đã chỉ đạo cho quân lính chỉ chống lại Liên Xô để tự vệ chứ không phản công nhằm bảo toàn lực lượng chống Đức.

Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là
Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hai tướng Đức, Mauritz von Wiktorin và Heinz Guderian lên bục cùng chỉ huy trưởng đơn vị xe tăng Liên Xô, Semyon Krivoshein duyệt hàng quân ở Brest-Litovsk ngày 22/09

Nhưng trên thực tế, kế hoạch tác chiến 'Wschod' (Phía Đông) của Ba Lan có những cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế về dân số, địa hình và khả năng quân sự.

Kế hoạch này, theo Newsweek Polska (17/09/2017), đặt ra phương án Ba Lan chấp nhận mất bốn tỉnh phía Đông (Wolynskie, Podolskie, Poleskie và Nowogrodzkie), với ít nhất 5 triệu dân, nhưng sẽ cầm cự và phản công chống lại quân Liên Xô và chờ đồng minh Pháp, Anh và Romania ứng cứu.

Ở vào thế yếu, phía Ba Lan tính rằng dù phải mất bốn tỉnh kinh tế lạc hậu, đa số dân là người thiểu số Ukraine, Belarus và Do Thái, họ vẫn bảo vệ được Warsaw và các vùng công nghiệp 'thuần Ba Lan' trong nội địa.

Nước Nga: 25 năm thăng trầm

Tự do báo chí ở Ba Lan tụt hạng

Bị gọi lên đồn công an chỉ vì là cộng sản?

Lực lượng Ba Lan ước tính có bốn quân đoàn tiền phương bảo vệ 1400 km biên giới với Liên Xô, và chừng hai quân đoàn dự bị (Lida và Lvov), cùng rất đông dân quân tự vệ.

Về quân binh chủng, Ba Lan tính toán đúng rằng quân Liên Xô có trang bị khá lạc hậu và dùng nhiều bộ binh, kỵ binh trong khi quân Đức có các binh đoàn thiết giáp hiện đại, tác chiến thần tốc theo học thuyết Blitzkrieg nên để phần lớn các vũ khí hiện đại nhất đề phòng Đức đánh từ phía Tây.

Giới quân sự Ba Lan cũng tính khá chuẩn rằng quân Liên Xô chỉ có thể di chuyển 20-30 km một ngày, và càng vào sâu trong nội địa Ba Lan sẽ gặp kháng cự mạnh và bị đánh du kích, nên tập trung bộ binh (70% quân số phía Đông) để chặn quân Liên Xô.

Toàn bộ lực lượng phía Đông của Ba Lan vì thế chỉ có 2350 pháo và 600 xe tăng, gồm cả xe tăng Renault FT17 của Pháp có tuổi từ Thế Chiến I.

Trên thực tế, các tính toán của Ba Lan không sai, vì cuộc chiến phía Đông có tính hạn chế, và Liên Xô không đánh vào Warsaw như năm 1920.

Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là
Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là

Nguồn hình ảnh, Hulton Deutsch/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân Liên Xô và Đức chụp hình kỷ niệm trong chiến dịch đánh Ba Lan

Chiến dịch của Liên Xô chỉ để thực hiện điều khoản bí mật của Hiệp ước Ribbentrop-Molotov chưa ráo mực (23/08/1939) để cùng Đức chia đôi Ba Lan.

Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tung vào cuộc xâm lăng một lực lượng áp đảo: chừng 1 triệu quân trên hai mặt trận Belarus (tư lệnh là Mikhail Kovalyov) và Ukraine (Semyon Tymoshenko).

Giao tranh hai bên chỉ làm chết vài nghìn lính và đa số quân Ba Lan bị giết sau khi rơi vào tay Liên Xô chứ không phải trên mặt trận.

Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?

Nga tập trận Zapad-2017 làm láng giềng lo lắng

Bạn giống Obama hay Putin?

Putin cổ vũ huyền thoại Thế chiến Hai

Dù hiện nay Bộ Ngoại giao Nga vẫn giữ quan điểm rằng Liên Xô đưa quân vào Ba Lan "để bảo vệ nhân dân khỏi phát-xít Đức", các sử liệu nêu ra sự phối hợp Nga - Đức trong nhiều lĩnh vực.

Cụ thể là quân Liên Xô và Đức không giao chiến và quân Đức khi bắt được tù binh Ba Lan đều trao cho phía Liên Xô.

Sau khi chiếm Poznan, Krakow, Warsaw, phía Đức cũng để cho Liên Xô giữ các tỉnh phía Đông Ba Lan trong các khu vực gồm 13,5 triệu dân.

Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là
Các quốc gia tuyên chiến với đức, khi đức đánh ba lan (1/9/1939) là

Nguồn hình ảnh, Sasha Mordovets

Chụp lại hình ảnh,

Lãnh đạo Ba Lan và Nga dự lễ năm 2011 tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát Katyn tại vùng rừng Smolensk năm 1940

Trong cuộc rút chạy về phía Đông, quân Ba Lan có tâm lý thà chịu đầu hàng Liên Xô còn hơn để bị Đức tàn sát.

Thế nhưng hàng vạn tù binh đã mất mạng trong tay Liên Xô.

Sau cuộc chiến, theo bài của đài phát thanh Ba Lan, chừng 1 triệu 350 nghìn người Ba Lan bị đày đi Siberia.

Báo chí cũng nhắc lại các hành động hoàn toàn trái luật quốc tế như bắt và giam cầm các nhà ngoại giao Ba Lan ở Liên Xô với lý do quốc gia không còn tồn tại nên họ "hết quy chế ngoại giao".

Liên Xô cũng bị cho là đã bắt cóc và giết chết lãnh sự Ba Lan tại Kiev, ông Jerzy Matusinski vào tháng 10/1939.

Khoảng 200 nghìn người Ba Lan thuộc tầng lớp có học gồm sỹ quan, cảnh sát, quý tộc, luật sư và linh mục bị Liên Xô bắt.

Trong số này, 22 nghìn 500 sỹ quan Ba Lan bị Liên Xô giết khi đã là tù binh, trong vụ thảm sát tại Katyn và ở các trại tạm giam ở Kharkov và Tver.

Vụ thảm sát Katyn tháng 4-5/1940 là điểm nhức nhối nhiều năm trong quan hệ giữa Ba Lan và Nga.

Cháu nội Stalin nghĩ gì về ông mình?

Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác

Sách mới: 'Lenin - nhà độc tài'

Thời Stalin, Liên Xô nói chính quân Đức là thủ phạm vụ giết tù binh lớn nhất trong lịch sử châu Âu hiện đại này.

Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, các tài liệu ở Moscow được giải mật cho thấy chính Stalin đã ký lệnh cho bắn chết số sỹ quan Ba Lan này.

Chính quyền Nga cũng công nhận đây là một vụ thảm sát. Hồi 2011, Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev đã đến khu rừng gần Smolensk dự lễ tưởng niệm cùng Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski.

Chụp lại hình ảnh,

Trang Facebook của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga nêu ra một cách giải thích cuộc tấn công chia đôi lãnh thổ Ba Lan năm 1939

Nhưng gần đây, quan điểm của một số giới tại Nga lại cho rằng không hề có cuộc tấn công "cố ý" vào Ba Lan năm 1939.

Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Facebook một bài ngày 17/09/2017 nói Liên Xô không thể "đứng yên" nhìn Đức tấn công Ba Lan năm 1939.

Bài này viết rằng "một số đơn vị Hồng quân vào sau khi Ba Lan đã tan rã trước sức tấn công của Đức tháng 9/1939 để bảo vệ dân Ukraine, Belarus và Do Thái khỏi trật tự phát-xít".

Bộ Ngoại giao Nga cũng nói Liên Xô chỉ lấy lại vùng Tây Ukraine và các tỉnh thuộc Belarus mà Ba Lan chiếm đóng sau cuộc chiến 1920-21.

Không nhắc đến phần bí mật của Hiệp ước Ribbentrop-Molotov và các vụ thảm sát, bài viết cho rằng quân Liên Xô vào "cứu người dân Ba Lan đã bị chính quyền của họ vứt bỏ".

Phía Ba Lan, cho đến ngày hôm nay vẫn bác bỏ quan điểm của Nga và nói cách "đâm vào sau lưng" láng giềng của Liên Xô cũ đáng bị lên án.