Các quyền cơ bản của trẻ em là gì

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi question date

Ngày hỏi:03/11/2018

Tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến trẻ em và có thắc mắc muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Trẻ em có những quyền gì? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Căn cứ theo quy định tạo Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em chó những quyền sau đây:

    STT Quyền Nội dung
    1 Quyền sống Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.
    2 Quyền được khai sinh và có quốc tịch Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
    3 Quyền được chăm sóc sức khỏe Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
    4 Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
    5 Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

    - Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

    - Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

    6 Quyền vui chơi, giải trí Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
    7 Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

    - Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

    - Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

    8 Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
    9 Quyền về tài sản Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
    10 Quyền bí mật đời sống riêng tư

    - Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

    - Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

    11 Quyền được sống chung với cha, mẹ

    - Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

    - Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

    12 Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.
    13 Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

    - Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.

    - Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

    14 Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
    15 Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
    16 Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
    17 Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
    18 Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
    19 Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
    20 Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
    21 Quyền được bảo đảm an sinh xã hội Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
    22 Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.
    23 Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
    24 Quyền của trẻ em khuyết tật Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
    25 Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn

    Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Trên đây là nội dung trả lời về các quyền của trẻ em. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật Trẻ em 2016.

    Trân trọng!


Trẻ em luôn là đối tượng được đặc biệt quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Vậy Trẻ em có những quyền gì? Quyền cơ bản của trẻ em? nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề trên.

Trẻ em có những quyền gì?

Để tìm hiểu Trẻ em có những quyền gì? Trước hết chúng tôi sẽ làm rõ một số khái niệm sau:

+ Trẻ em là gì? Để xác định đối tượng nào là trẻ em thì cần căn cứ vào độ tuổi của người đó. Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Như vậy trẻ em là nhóm người có độ tuổi thấp nhất xếp hệ thống thang bậc tuổi, cụ thể là người dưới 16 tuổi.

+ Quyền trẻ em là gì? Trẻ em cũng là một công dân của đất nước vì vậy mà trẻ em cũng có đầy đủ các quyền cơ bản của con người, của công dân. Theo đó, quyền trẻ em là tất cả những gì mà trẻ em cần để sống và phát triển trong một xã hội. Quyền trẻ em không thể tách rời quyền con người.

Dựa vào Công ước về Quyền trẻ em thì quyền của trẻ em có thể chia thành 04 nhóm quyền như sau:

+ Quyền được sống còn: Đây là quyền nhằm đảm bảo quyền sống của trẻ em, trẻ em có quyền được sống một cuộc sống bình thường để tồn tại và phát triển. Trẻ em được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất về cả thể chất và tinh thần. Trẻ em khi sinh ra được khai sinh, được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, y tế và cơ hội được ưu tiên tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục.

+ Quyền được phát triển: Bao gồm những điều kiện tốt nhất, đầy đủ nhất để trẻ em được học tập, vui chơi, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được phát triển hài hòa cả về tinh thần và đạo đức.

+ Quyền được bảo vệ: Trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bóc lột, lạm dụng tình dục, bị bỏ rơi, buôn bán. Quyền riêng tư của trẻ em bao gồm cả quyền được giữ bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín đều được tôn trọng và bảo vệ. Không ai có quyền tra tấn, đánh đập, bạo hành trẻ em.

+ Quyền được tham gia: Trẻ em được tạo mọi điều kiện để đưa ra ý kiến, quan điểm cá nhân liên quan đến cuộc sống của mình. Có quyền giao lưu, kết bạn và tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi.

Tất cả những quyền trên đều được pháp luật Việt nam ghi nhận, tôn trọng và được bảo vệ. Cụ thể trong Luật trẻ em năm 2016 Việt Nam đã ghi nhận đầy đủ 25 quyền của trẻ em. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức xâm hại, bóc lột hoặc bị đối xử bất công.

Để được giải đáp toàn bộ thắc mắc: Trẻ em có những quyền gì? Quyền cơ bản của trẻ em? Mời Quý độc giả tiếp tục theo dõi các nội dung dưới đây của bài viết.

Quyền cơ bản của trẻ em?

Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm một số quyền sau đây theo quy định của Luật trẻ em năm 2016:

+ Quyền khai sinh: Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh để ghi nhận họ, tên, quốc tịch, xác định cha, mẹ. Giấy khai sinh chính là giấy tờ pháp lý của mỗi cá nhân.

+ Quyền được chăm sóc: Trẻ em có quyền được yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần. Cha, mẹ, người nuôi dưỡng có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng, trông nom, bảo vệ quyền lợi của con.

+ Quyền được học tập: Học tập là quyền cơ bản của trẻ em, mỗi trẻ em khi sinh ra đều được quyền học tập, phát triển tư duy và năng khiếu. Nhà nước, gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm giáo dục trẻ em và xây dựng nền giáo dục, môi trường giáo dục phát triển, văn minh chho trẻ em.

+ Quyền vui chơi, hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Trẻ em có quyền được vui chơi trong môi trường lành mạnh, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch để phát triển nhân cách, kĩ năng sống và hòa nhập với môi trường xung quanh.

Như vậy, qua bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp tới Quý vị những thông tin cơ bản nhất về nội dung Trẻ em có những quyền gì? Quyền cơ bản của trẻ em? để Quý vị tham khảo và tìm hiểu các thông tin liên quan tới trẻ em, quyền trẻ em.

Video liên quan

Chủ Đề