Các sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng phải chịu mục thuế bao nhiêu phần trăm

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/ 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT [đã được sửa đổi theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015], quy định:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý Nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do Nhà nước quy định.

Căn cứ quy định trên và theo trình bày, trường hợp công ty của ông Lê Quý Lộc có mua con giống là bò sơ sinh, sau đó tiến hành nuôi trong vòng 6 tháng rồi bán lại cho các hộ dân để làm bò giống, nếu công ty của ông và sản phẩm bò giống đáp ứng các điều kiện nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC [nêu trên] thì sản phẩm bò giống thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Khoản 2 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế:

"2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giông cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp...

+ Tại khoản 5 Điều 5 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

"5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

... Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho công ty XNK C.

Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D [là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở] thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D. Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

... Trường hợp sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã lập hoá đơn, kê khai, tỉnh thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hoá đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản này

+ Tại Khoản 5 Điều 10 quy định thuế suất 5%

"5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản [hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này] ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ".

+ Tại Điều 11 quy định thuế suất 10%

"Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.

Căn cứ quy định trên:

- Trường hợp Chi nhánh có giấy đăng ký kinh doanh giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp thì hoạt động bán giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

- Trường hợp Chi nhánh là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có mua của người nông dân trực tiếp bán ra các sản phẩm như cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, chậu cây cảnh kèm theo [hoặc mang về ươm trồng một thời gian sau xuất bán] thì:

+ Khi xuất bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

+ Xuất bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất [5%].

- Trường hợp Công ty thực hiện các dịch vụ chăm sóc cây xanh, sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%

CÔNG TY TNHH ĐẠI LÝ THUẾ ĐÔNG DƯƠNG

" Nơi gửi trọn niềm tin "

  • MST : 0107819578
  • Địa chỉ trụ sở chính :Số 11, ngõ 13 Khuất Duy Tiến, P.Thanh Xuân, Q.Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
  • Địa chỉ văn phòng đại diện : Số nhà 89, ngõ 233 Đường Chiến Thắng, P. Văn Quán, Q. Hà Đông, TP Hà Nội.
  • Website: //dailythuedongduong.vn   
  • Email : -
  •  ♦ Đại lý thuế - chuyên cung cấp dịch vụ kế toán - thuế, thủ tục với sở kế hoạch và đâu tư nhanh và uy tín.

Đáp án: D

Lời giải: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng sẽ không mất thuế giá trị gia tăng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

10/11/2020 1,062

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Mục lục bài viết

  • I. Thuế GTGT khi mua bán cây giống nhập về bán
  • Trả lời:
  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Luật sư tư vấn:
  • II. Thuế TGTGT khi doanh nghiệp mẹ chuyển tiền cho chi nhánh trả lương
  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Luật sư tư vấn:

I. Thuế GTGT khi mua bán cây giống nhập về bán

Tình huống 1: Kính gửi luật sư, Công ty e đang công tác có đăng ký kinh doanh trồng, mua bán cây con giống, hom giống. Năm 2019 bên e có xuất bán cây giống cho Phòng Nông Nghiệp, Ban QLDA các huyện, vậy khi xuất hóa đơn bán ra thì Doanh nghiệp có phải chịu thuế 5% không ạ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008;

- Thông tư số 219/2013/TT-BTC;

- Nghị định số 209/2013/NĐ-CP.

- Tham khảo công văn số: 9720/CT-TTHT cục thuế Hà Nội ngày 13/12/2017 về việc giải đáp chính sách thuế.

2. Luật sư tư vấn:

Theo thông tin chị cung cấp được biết số cây giống bán cho Phòng Nông Nghiệp, BQLDA các huyện là do bên doanh nghiệp mình nhập từ đơn vị khác.

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.”

Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thế GTGT như sau:

“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Ví dụ 19: Công ty lương thực B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty XNK C thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty XNK C.

Công ty lương thực B bán gạo cho Công ty TNHH D [là doanh nghiệp sản xuất bún, bánh phở] thì Công ty lương thực B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty TNHH D.

Trên hóa đơn GTGT lập, giao cho Công ty XNK C, Công ty TNHH D, Công ty lương thực B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Công ty lương thực B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.”

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/TT-BTC quy định về thuế suất 5% như sau:

“Điều 10. Thuế suất 5%

5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản [hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này] ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.”

Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/TT-BTC quy định về thuế suất 10% như sau:

“Điều 11. Thuế suất 10%

Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định ở trên có thể thấy đối với bán cây giống được chia thành 3 trường hợp:

Trường hợp 1: Công ty sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thì hoạt động bán giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp 2: Công ty là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có mua các sản phẩm như cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, chậu cây cảnh kèm theo [hoặc mang về ươm trồng một thời gian sau xuất bán] thì:

+ Khi xuất bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

+ Xuất bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất [5%]

Trường hợp 3: Công ty thực hiện các dịch vụ chăm sóc cây xanh, sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%.

Vậy, đối với trường hợp của bên mình là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua các sản phẩm cây giống sau đó bán lại cho tổ chức [Phòng Nông nghiệp, BQLDA các huyện] thì theo quy định ở trên sẽ phải kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất [5%].

Nếu bên chị sử dụng cây giống do chính công ty ươm trồng thì không thuộc đối tượng chịu thuế và không phải kê khai nộp thuế GTGT.

II. Thuế TGTGT khi doanh nghiệp mẹ chuyển tiền cho chi nhánh trả lương

Tình huống 2: Chúng tôi là chi nhánh do công ty mẹ [cấp trên là DNTN] quyết định thành lập có mã số thuế 13 số. Nhưng công việc của chi nhánh là đôn đốc điều hành hoạt đông của các chi nhánh khác trực thuộc công ty. Hàng năm khi công ty mẹ có tiền thì công ty mẹ chuyển cho cúng tôi một phần để trả lương, một phần kinh phí công ty chưa chuyển thì chi nhánh tôi phải đi vay cá nhân để trả lương .

Xin hỏi luật sư là:

1/Phần kinh phí cấp trên chuyển và phần kinh phí chi nhánh đi vay để trả lương có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không.

2/Nếu cục thuế yêu cầu chi nhánh xuât hóa đơn cho công ty mẹ để thu thuế GTGT thì có đúng không?

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008;

- Thông tư 39/2014/TT-BTC;

- Thông tư 119/2014/TT-BTC;

- Thông tư số 219/2013/TT-BTC;

- Thông tư 26/2015/TT-BTC.

2. Luật sư tư vấn:

Câu hỏi 1: Phần kinh phí cấp trên chuyển và phần kinh phí chi nhánh đi vay để trả lương có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?

Theo điểm b khoản 1 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định nguyên tắc lập hóa đơn như sau:

“b] Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất]; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.”

Theo điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại điểm b, c khoản 1 Điều 16 trên như sau:

“b] Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.”

Đối tượng chịu thuế GTGT được quy định tại Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 và được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

“Điều 3. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.”

Căn cứ tại điểm b khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:

“b] Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

Ví dụ 5: Công ty cổ phần VC có tiền nhàn rỗi tạm thời chưa phục vụ hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần VC ký hợp đồng cho Công ty T vay tiền trong thời hạn 6 tháng và được nhận khoản tiền lãi thì khoản tiền lãi Công ty cổ phần VC nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT”.

Như vậy, Tiền vay, tiền lãi vay, tiền chuyển nội bộ doanh nghiệp [trường hợp hạch toán phụ thuộc] không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Câu hỏi 2: Nếu cục thuế yêu cầu chi nhánh xuất hóa đơn cho công ty mẹ để thu thuế GTGT thì có đúng không?

Theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về xuất hóa đơn như sau:

"a] Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 [đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC] như sau:

b] Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất].

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống [nếu có]. Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.”

Xuất hóa đơn được thực hiện như sau:

Đối với bên cho vay:

- Khi thu tiền lãi vay sẽ phải xuất hóa đơn GTGT;

- Trên hóa đơn ghi rõ thu lãi tiền vay;

- Dòng thuế suất/ số thuế GTGT: Không ghi và gạch chéo

Đối với bên đi vay:

- Hợp đồng vay tiền;

- Chứng từ thanh toán;

- Hóa đơn thu tiền lãi vay;

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được chuyển tiền nội bộ trong trường hợp hạch toán phụ thuộc.

Chỉ xuất hóa đơn khi thu tiền lãi vay và bên cho vay mới là bên xuất hóa đơn GTGT

Tham khảo Công văn số 38646/CT-TTHT ngày 7/6/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời thắc mắc về việc xuất hóa đơn thu lãi tiền vay.

Trường hợp vay tiền từ tổ chức tính dụng thì sẽ có xuất hóa đơn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề