Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

- Những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu , lợi ích phát triển liên kết lại với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 11 - Xem ngay

(1)

CÁC TỔ CHỨC LIÊN KẾT KHU VỰC1. Liên minh châu Âu (EU)


Bắt đầu từ một tổ chức liên kết trên một vài lĩnh vực kinh tế, tổ chức này có sự phất triển khơng ngừng.Một mặt, các lĩnh vực liên kềt ngày càng mở rộng. Đến nay, ngoài những liên kết kinh tế, các quốc gia trongkhu vực còn mở rộng liên kết sang các lĩnh vực an ninh, xã hội và quân sự. Mặt khác những mối liên kếtngày càng chặt chẽ và đồng bộ. Kết quả đã trở thành một liên minh có một thể chế chặt chẽ và phổ cập nhấthành tinh. Quy mô của tổ chức này lớn lên không ngừng. Từ 6 thành viên ban đầu, đến nay EU đã có 25thành viên chiếm phần lớn lãnh thổ châu Âu ngoài nước Nga. Triển vọng tổ chức này còn mở rộng hơn nữatrong thời gian tới do nhiều nước đang đề đạt nguyện vọng gia nhập EU.


EU là một cực kinh tế - chính trị của thế giới. Quy mơ kinh tế của EU tương đương Hoa Kì. Nó là đốitrọng nặng kí của siêu cường bên kia bờ Đại Tây Dương. Tuy nhiên, điểm yếu mà còn lâu EU mới khắcphục được trong cuộc cạnh tranh với Hoa Kì là dù sao thì EU vẫn chỉ là liên minh chứ chưa phải một quốcgia. Do đó, ở EU cịn tồn tại một mâu thuẫn rất lớn là mâu thuẫn giữa lợi ích của trong quốc gia với lợi íchcủa toàn bộ EU nói chung.


2. Hiệp hội các nước Đơng Nam Á - ASEAN


Ngược với EU, ASEAN ban đầu được hình thành với mục đích đảm bảo an ninh trong khu vực là chính.Trong q trình tồn tại, dần dần những liên kết kinh tế, xã hội... mới hình thành. Ngày nay, ASEAN là mộttổ chức liên kết đa lĩnh vực nhưng còn hẹp, kém chặt chẽ hơn EU. Các nước trong khu vực còn phải giảiquyết nhiều vấn đề tồn tại giữa các quốc gia. Do có sự tương đồng về điều kiện phát triển, trình độ cịn thấpnên trao đổi trong nội bộ khối còn chưa nhiều. Những nỗ lực trước mắt là nhằm thực hiện Khu vực mậudịch tự do ASEAN (AFTA), hợp tác giải quyết vấn đề an ninh khu vực và chống đói nghèo.


3. Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mĩ (NAFTA)


Thành lập từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX với nội dung liên kết kinh tế, NAFTA là tập hợp của ba quốc gialiền kề nhưng có khác biệt rất lớn. Đó là siêu cường Hoa Kì có sức mạnh to lớn nhưng đang bị cạnh tranhquyết liệt trên khắp thế giới. Đó là Canađa, cường quốc kinh tế phát triển nhưng với nguồn nhân lực và thịtrường nội địa hạn hẹp và Mêhicô, cường quốc dân số giàu lao động, tiềm năng thị trường lớn nhưng kinh tếcịn nghèo. Do đó, các quốc gia trong NAFTA có khả năng bổ sung cho nhau. Trao đổi kinh tế nội khối làrất mạnh, chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch giao dịch đối ngoại của mỗi nước. Tất nhiên, vai trò đầutầu, chi phối NAFTA phải là Hoa Kì.

Soạn địa lí 11 bài 12: Ô – Xtrây –li – a (khái quát về Ô- Xtrây- li -a)

Soạn địa lí 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á ( hiệp hội các nước Đông Nam Á)

Soạn địa lí 11 bài 11: Khu vực Đông Nam Á (tự nhiên, dân cư và xã hội)

Soạn địa lí 11 bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ( Kinh tế)

Soạn địa lí 11 bài 9: Nhật Bản (Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế)

Soạn địa lí 11 bài 8: Liên Bang Nga (Kinh tế)

Soạn địa lí 11 bài 8: Liên bang Nga (tự nhiên, dân cư và xã hội)

Soạn địa lí 11 bài 7: Cộng hòa liên bang Đức

Soạn địa lí 11 bài 7: Thực hành tìm hiểu về liên minh châu Âu

Soạn địa lí 11 bài 7: EU hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Soạn địa lí 11 bài 7: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới

Soạn địa lí 11 bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (kinh tế)

Soạn địa lí 11 bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kì (tự nhiên và dân cư)

Soạn địa lí 11 bài 5: Một số vấn đề của Mĩ La Tinh

Soạn địa lí 11 bài 5: Một số vấn đề của Châu Phi

Soạn địa lí 11 bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Soạn địa lí 11 bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế

  1. Thành phần chủng tộc

  2. Mục tiêu và lợi ích phát triển

  3. Lịch sử dựng nước, giữ nước

  4. Trình độ văn hóa, giáo dục

Đáp án: B

Giải thích Mục II.1, SGK/11 địa lí 11 cơ bản.

Xu hướng khu vực hóa kinh tế: 

1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành

- Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, nên các quốc gia có những nét tương đồng về mục tiêu và lới ích phát triển… đã liên kết lại với nhau.

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về

- Ví dụ: EU, APEC, ASEAN, NAFTA …

2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

a) Tạo ra cơ hội

- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ.

- Mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

b) Tạo ra thách thức

- Đặt ra nhiều vấn đề như đảm bảo quyền độc lập, tự chủ về kinh tế và chính trị…

Hướng dẫn tìm hiểu Các tổ chức liên kết kinh tế khu vựcđầy đủ, chi tiết nhất và phần kiến thức mở rộng thú vị về Tổ chức liên kết kinh tế khu vực do Top lời giảibiên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực như: EU, APEC, ASEAN, NAFTA,….

Kiến thức tham khảo về Tổ chức liên kết kinh tế khu vực

1. Tổ chức kinh tế là gì ?

Hiện tại các văn bản pháp luật không có quy định rõ ràng về tổ chức kinh tế tuy nhiên theo quy định tại điểm 27 điều 3 luật đất đai 2013 quy định về tổ chức kinh tế như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Nguyên nhận hình thành các tổ chức kinh tế

Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù

3. Liên kết kinh tế khu vực

Liên kết kinh tế khu vựctrong tiếng Anh được gọi làregional economic integration.

Liên kết kinh tế khu vựclà thoả thuận giữa các nhóm quốc gia trong một khu vực địa lí nhằm làm giảm và cuối cùng là xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa hai bên.

Liên kết kinh tế khu vựclà các bước đi cụ thể để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là quá trình mà một quốc gia tiến hành mở cửa nền kinh tế cho các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia phân công lao động quốc tế.

- Cấp độ liên kết

Liên kết kinh tế khu vực được thực hiện với nhiều mô hình và cấp độ khác nhau, tùy thuộc điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia. Cụ thể, nếu xếp theo mức độ liên kết chặt chẽ tăng dần, ta có một số mô hình liên kết kinh tế khu vực đặc thù như sau:

- Khu vực mậu dịch tự do

+Tự do hóa thương mại nội khối

+Từng quốc gia độc lập trong chính sách thương mại ngoại khối

- Liên minh thuế quan

+Tự do hóa thương mại nội khối

+Các quốc gia thành viên thực hiện chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối.

- Thị trường chung

+Tự do hóa thương mại nội khối

+Các quốc gia thành viên thực hiện chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối

+Di chuyển tự do của vốn và lao động

- Liên minh kinh tế

+ Tự do hóa thương mại nội khối

+Di chuyển tự do của vốn và lao động

+Các quốc gia thành viên thực hiện chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối

+Các quốc gia thành viên phối hợp chính sách vĩ mô về kinh tế

- Liên minh chính trị

+Liên minh chính trị được hiểu là một mô hình liên kết chặt chẽ nhất của liên kết kinh tế khu vực, bởi trước hết nó phục vụ giải quyết các lợi ích kinh tế chung cho các quốc gia thành viên.

+Để có thể thực hiện một liên minh chính trị tức là các quốc gia thành viên hướng đến hình thành các thể chế siêu quốc gia. Thể chế này đòi hỏi có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ cả về phương diện kinh tế và chính trị.

4. Một vài tổ chức liên kết kinh tế khu vực

EU

European Union là kết hợp của từ 2 trong tiếng Anh. Cụ thể European là nói về Châu Âu. Còn Union có nghĩa là liên minh hoặc là liên hiệp. Do đóEuropean Union có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt có là nghĩa Liên minh Châu Âu hay tên gọi khác là Liên hiệp Châu Âu.

Đây là một tổ chức có lịch sử 60 năm tồn tại và phát triển qua nhiều tên gọi khác nhau. Có lúc là tổ chức phòng thủ, có lúc mang tên sản phẩm chủ lực như than, thép. Có giai đoạn trở thành cộng đồng kinh tế và sau đó là Liên minh Châu Âu ngày nay.

Liên minh Châu thường được gọi dưới tên là EU hay European Union là một tổ chức tập hợp các nước thuộcChâu Âu với số lượng thành viên hiện nay là 28 nước

APEC

APECchính là mộtdiễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á, Thái Bình Dươngvà được ra đời từ 3 thập kỷ gần đây. Hiện tại APEC bao gồm 21 thành viên, trong đó chiếm 52% diện tích lãnh thổ và 59% dân số cũng như đã đóng góp 57%GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại trên thế giới.

APEC được ra đời vào tháng 11 năm 1989, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chứuc ở Can-bê-ra thuộc ÚC, khi đó có 12 thành viên sáng lập là Mỹ, Nhật bản, Australia, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brenei, Malaysia và Indonesia.

Đến tháng 11 năm 1991 thì Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan được kết nạp vào APEC, tháng 11/1993, Papua New Guinea, Mexico kết nạp vào APEC, tháng 11/1994 thì APEC kết nạp thêm Chi-lê.

Vào tháng 11 năm 1998 thì Việt Nam, Nga và Pê -ru kết nạp vào APEC và cũng từ đây thì APEC đã ngừng kết nạp thành viên trong 10 năm nhằm củng cố tổ chức.

Tóm lại:Cho đến thời điểm bây giờ thì APEC có 21 thành viên là những tổ chức kinh tế lớn trên hàng đầu thế giới, có khoảng hơn 2,8 tỉ dân, 52% diện tích lãnh thổ, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên, 59% tổng sản phẩm quốc nội, 49% thương mại thế giới.

ASEAN

ASEANlàHiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á,viết tắt củaAssociation of South East Asian Nations,đây là tổ chức liên kết, liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.ASEANthành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với năm quốc gia thành viên đầu tiên là: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.

ASEANcó diện tích đất 4,46 triệu km², có số dân khoảng 600 triệu người chiếm 3% tổng diện tích đất của Trái Đất, và chiếm 8,8% dân số thế giới. Vùng biển của ASEAN có diện tích gấp ba lần so với đất. Năm 2010, tổng GDP danh nghĩa của ASEAN đạt 1,8 nghìn tỷ USD. Ngày 31 tháng 12 năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) được thành lập.

ASEANđược tạo dựng nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ủng hộ hòa bình khu vực và phát triển văn hóa giữa các thành viên, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực để làm gì?

Các tổ chức này được thành lập để thúc đẩy hợp tác và hội nhập kinh tế và chính trị hoặc đối thoại giữa các quốc gia hoặc thực thể trong một ranh giới địa lý hoặc địa chính trị hạn chế.

Các tổ chức liên kết khu vực là gì?

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thànhdo sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, nên các quốc gia có những nét tương đồng về mục tiêu và lới ích phát triển… đã liên kết lại với nhau. Ví dụ: EU, APEC, ASEAN, NAFTA…

Nguyên nhân hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là gì?

Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành - Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới, nên các quốc gia có những nét tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích… đã liên kết lại với nhau.

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là gì?

Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mĩ).