Các trường đào tạo Đại học từ xa ở Hà Nội

E-Learning là phương thức học tập từ xa có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin truyền thông và hỗ trợ giải đáp cho người học từ phía giảng viên và nhà trường. E-Learning là phương thức học tập hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông tiên tiến trong giảng dạy và học tập, giúp bạn làm chủ tri thức, làm chủ công nghệ.

Chỉ cần một máy tính có kết nối mạng, người học có thể tham gia lớp học tại bất kỳ nơi đâu, bất cứ khi nào, giảm thiểu các chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ được ứng dụng trong đào tạo trực tuyến, người học cũng có thể tham gia học tập bằng các phương tiện công nghệ thông tin viễn thông khác như điện thoại, máy tính bảng…

Đầu khoá học, người học được nhà trường cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn đầy đủ về phương pháp học tập trực tuyến, cách thức sử dụng các phương tiện, phần mềm phục vụ việc tự học và trao đổi giải đáp về kiến thức, kinh nghiệm với giảng viên. Ngoài ra nhà trường còn có đội ngũ cố vấn học tập nhiệt tình, trách nhiệm tư vấn cho sinh viên phương pháp tự học có hiệu quả, các qui chế, qui định của nhà trường, để sinh viên hoàn thành tốt kế hoạch học tập của mình. Trong quá trình học tập, người học ngoài việc được tiếp thu các kiến thức môn học mà còn có khả năng sử dụng tốt CNTT.

Sinh viên theo học loại hình này phần lớn là những người đã đi làm, nhiều người giữ vị trí lãnh đạo trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức,… Nhưng với phương thức học tập trực tuyến, thông qua các phương tiện hỗ trợ như lớp học trực tuyến, diễn đàn, chat, … sinh viên có thể dễ dàng trao đổi và được giải đáp thắc mắc với Giảng viên, Cố vấn học tập. Sinh viên cũng có thể trao đổi thường xuyên với nhau các thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong học tập,  trong công việc…

Trường Đại học Mở Hà Nội là trường đại học tiên phong trong lĩnh vực giáo dục từ xa và đào tạo eLearning ở Việt Nam

Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập VĐHMHN [nay là Trường Đại học Mở Hà Nội] và giao chức năng nhiệm vụ chủ yếu cho nhà trường là triển khai đào tạo từ xa, nhằm tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp dân cư, nâng cao kiến thức, góp phần tăng tiềm lực cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước [trích QĐ 535 TTg ngày 3/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ]. Chính phủ đã phê duyệt đề án Phát triển Đào tạo từ xa đến năm 2020, trong đó có nêu tập trung đầu tư cho Đại học Mở.

Trường ĐHMHN đã triển khai nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục từ xa. Đề Tài cấp Nhà nước về triển khai ứng dụng ĐTTX ở Việt Nam được nghiệm thu năm 1997.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt cho Trường ĐHMHN triển khai Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu về đào tạo từ xa, Đề tài trọng điểm về Nghiên cứu triển khai đào tạo eLearning và nhiều đề tài nghiên cứu về ĐTTX và eLearning.

Trường ĐHMHN có bề dày kinh nghiệm về đào tạo từ xa ở Việt Nam, triển khai ĐTTX từ năm 1994 với 7 chuyên ngành đào tạo và đã cung cấp nguồn nhân lực cho đất nước  100.000 người. Trường ĐHMHN triển khai ĐTTX tại 45 địa điểm thuộc các tỉnh thành trên cả nước, từ Bắc tới Nam. Qui mô đào tạo hàng năm gần 40.000 người, những người theo học chủ yếu là những người đang đi làm, nhiều người giữ cương vị trọng trách trong các cơ quan, doanh nghiệp. Trường ĐHMHN bắt đầu triển khai đào tại eLearning từ năm 2008, qui mô đào tạo hàng năm tăng nhanh, đến cuối năm 2012 đã có gần 8000 người theo học, 979 người đã tốt nghiệp.

Năm 2011, Trường ĐHMHN được trao Biểu tượng vàng về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.

Đề án xã hội học tập hướng tập trung đầu tư cho Trường Đại học Mở Hà Nội thực hiện nhiệm vụ ĐTTX.

Trường ĐHMHN có quan hệ với nhiều trường Đại học Mở trên thế giới, tham gia và có nhiều đóng góp về giáo dục từ xa trên Quốc tế:

– Trường ĐHMHN là thành viên của Hiệp Hội các trường Đại học Mở Châu Á AAOU gồm 62 trường Đại học Mở khu vực Châu Á và trên thế giới tham gia [tổng số người học từ xa của các trướng trong Hiệp hội theo báo cáo năm 2012 là 12 triệu người]. Trường ĐHMHN thường xuyên có các trao đổi hợp tác trong lĩnh vực giáo dục từ xa với các trường trong Hiệp hội. Trường ĐHMHN là 1 trong số 11 trường Đại học Mở là Ủy viên Ban Điều hành của Hiệp Hội.

– Hiệu trưởng Trường ĐHMHN là thành viên Hội đồng quản trị của Trung tâm Đào tạo từ xa thuộc Tổ chức Bộ trưởng Bộ giáo dục các nước Đông Nam Á SEAMEO SEAMOLEC.  Hai đơn vị thường xuyên phối hợp tổ chức Hội nghị Hội thảo, tập huấn cho cán bộ làm đào tạo từ xa, đào tạo eLearning của Đại học Mở Hà Nội và một số trường về sử dụng công nghệ, xây dựng giáo trình học liệu eLearning ,… Nhiều năm qua, Trường ĐHMHN được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức các Hội thảo Quốc tế về Giáo dục từ xa có sự tham gia của đông đảo chuyên gia trong nước và Quốc tế về Giáo dục từ xa.

Trường Đại học Mở Hà Nội tuyển sinh ĐH từ xa năm 2022

HV Công nghệ Bưu chính viễn thông tuyển sinh ĐH từ xa năm 2022

ĐH Mở TP.HCM tuyển sinh ĐH hệ đào tạo từ xa đợt 1 năm 2022

ĐH Bách khoa Tp.HCM tuyển sinh ĐH từ xa năm 2019

ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh ĐH từ xa năm 2019

ĐH Vinh tuyển sinh đào tạo ĐH VLVH và từ xa năm 2018

ĐH Đà Nẵng tuyển sinh đào tạo từ xa năm 2018

ĐH Công nghệ thông tin Tp.HCM tuyển sinh ĐH từ xa đợt 3 năm 2016

ĐH Cần Thơ Tuyển sinh đại học hình thức đào tạo Từ xa - năm 2016

ĐH KHTN TPHCM tuyển sinh cử nhân CNTN đào tạo từ xa qua mạng năm 2016

Trang |< 1 >|

Các học viên hệ đào tạo từ xa trường ĐH Mở - bán công TP.HCM trong ngày nhận bằng tốt nghiệp - Ảnh: Thanh Niên
Chỉ cần nộp hồ sơ xét tuyển

Hiện nay, có nhiều trường được phép tuyển sinh hệ đại học [ĐH] từ xa, gồm Viện ĐH Mở Hà Nội, trường ĐH Mở TP.HCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Ngoại ngữ [ĐH Quốc gia Hà Nội], ĐH Đà Lạt, ĐH Dân lập Bình Dương, ĐH Hà Nội và Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.

Đa số các cơ sở đào tạo này đều có nhiều đợt tuyển sinh trong năm hoặc tuyển sinh trong suốt cả năm học. Việc đăng ký tuyển sinh sẽ do từng trường có yêu cầu cụ thể đối với học viên. Nhưng một tiêu chí chung là người học chỉ cần tốt nghiệp THPT, TCCN hoặc tương đương và không thuộc diện bị tước quyền đăng ký dự thi, tuyển sinh vào hệ ĐH theo quy định của Bộ GD-ĐT đều được quyền đăng ký dự tuyển.

Hình thức tuyển sinh của tất cả các trường là xét tuyển. Một số trường do nguồn lực đào tạo có hạn, nếu số lượng học viên đăng ký quá lớn thì trường có thể giới hạn số lượng nhập học bằng hình thức thi, kiểm tra, sát hạch...

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, chương trình giáo dục từ xa có khối lượng, nội dung và cấu trúc kiến thức tương đương với chương trình chính quy cùng ngành học, cấp học.

Việc đào tạo hệ ĐH từ xa thường được các trường phân chia thành 5 công đoạn chính gồm: đăng ký kế hoạch học tập tự học có hướng dẫn thực hành thực tập thi kiểm tra kết thúc học phần thi làm đồ án và công nhận tốt nghiệp.

Công đoạn tự học có hướng dẫn sẽ được các trường tổ chức thực hiện khác nhau, trong đó sẽ cung cấp học liệu cho học viên và hỗ trợ việc học tập bằng nhiều cách như tổ chức thảo luận, thông qua các diễn đàn học tập, làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Hiện nay, có khá nhiều cơ sở đào tạo từ xa đã ứng dụng các phương tiện đào tạo hiện đại như mạng viễn thông, mạng tin học giúp cho việc học của sinh viên rất tiện lợi như Học viện Bưu chính Viễn thông, ĐH Công nghệ thông tin ĐH Quốc gia TP.HCM...

Được học tiếp lên tiến sĩ

Quy chế đào tạo từ xa cho phép kỹ sư, cử nhân tốt nghiệp hệ đào tạo từ xa được phép học tiếp lên cao học và nghiên cứu sinh. Quy chế cũng quy định thời gian đào tạo cho hình thức giáo dục từ xa như sau:

Đối với giáo dục ĐH: từ 5 đến 7 năm cho người có bằng tốt nghiệp THPT, TCCN hoặc tương đương từ 2 đến 4 năm cho người tốt nghiệp CĐ cùng chuyên ngành hoặc ĐH cùng nhóm ngành.

Đối với giáo dục CĐ: từ 4 đến 5 năm cho người có bằng tốt nghiệp THPT, TCCN hoặc tương đương.

Đối với giáo dục TCCN: Từ 4 đến 6 năm cho người tốt nghiệp THCS từ 2 đến 3 năm cho người tốt nghiệp THPT.

Khi kết thúc khóa học, học viên có thể thi hoặc làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp nếu đạt yêu cầu và được cấp bằng tốt nghiệp. Nếu có một trong các môn thi tốt nghiệp chưa đạt sẽ được tham gia thi lại vào kỳ thi tiếp theo [cách kỳ thi trước tối thiểu 6 tháng]. Các môn đã đạt sẽ được bảo lưu kết quả, chờ kết quả thi lại để xét công nhận tốt nghiệp.

Văn bằng chứng chỉ do các cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp, được Nhà nước đảm bảo về tính pháp lý và giá trị sử dụng như văn bằng chứng chỉ của các loại hình giáo dục khác. Nhà nước không có sự phân biệt giữa người tốt nghiệp hệ đào tạo từ xa với các hệ đào tạo khác.

Theo Vũ Thơ
Thanh Ni

Video liên quan

Chủ Đề