Cách bảo quản trai sống

10 Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bạn cần biết

Bảo quản thực phẩm trong tuđúng cách sẽ giúp tránh lãng phí và chăm sóc sức khỏe cho tất cả các thành viên. Các món ăn ngon chỉ có thể được làm từ thực phẩm tươi mới. Vì vậy đừng quên những cách bảo quản thực phẩm hữu ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Đã cập nhật 9 tháng 11 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ
Sự bền vững

Việt Nam là một đất nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, do đó có đến 70% thời gian trong một năm có nhiệt độ khá nóng. Chính vì vậy, nếu không có cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả, các bà nội trợ có thể lãng phí rất nhiều thức ăn hư hỏng do thời tiết ẩm ương".

1. Hai cách bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh

Để tiết kiệm thời gian, nhiều gia đình lựa chọn đi chợ ít lần nhưng mỗi lần mua rất nhiều thực phẩm. Chính vì vậy việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, đặc biệt đối với loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản là rất cần thiết nếu bạn không muốn thực phẩm chưa dùng đã hỏng. Bạn có thể tham khảo một số cách bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh như:

  • Bảo quản thịt, cá với tủ lạnh: Trước khi cho vào tủ lạnh, bạn cần rửa sạch thịt, cá. Nếu có thời gian, bạn có thể ướp gia vị để thịt, cá tươi lâu hơn. Sau khi làm sạch, bạn cho thịt, cá vào bao hoặc hộp đóng kín, có thể chia ra thành từng phần cho mỗi ngày. Như vậy vừa nhanh chóng hơn khi bạn lấy đồ chế biến, vừa tránh nhiễm khuẩn hay gây mùi cho những đồ ăn, thực phẩm khác trong tủ lạnh.

  • Bảo quản thịt, cá khi không có tủ lạnh: Việc không giữ lạnh làm cho thịt, cá nhanh hỏng hơn. Tuy nhiên bạn vẫn có thể giữ thực phẩm tươi sống với thời gian dài hơn bằng cách rửa sạch rồi ướp muối hoặc gia vị, ngâm nước muối, ướp đá, phơi khô, làm chín, hun khói,

>>> Xem thêm: 7 phương pháp bảo quản thực phẩm không cần dùng hóa chất

2. Hai cách bảo quản rau, củ, quả

Tương tự với cách bảo quản thịt cá, cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh như rau củ, hoa quả cũng có nhiều phương pháp như:

  • Bảo quản rau, củ, quả với tủ lạnh: Đầu tiên bạn cần lưu ý không được xếp chung rau củ với hoa quả bởi hoa quả khi làm lạnh sẽ sản sinh khí etylen khiến rau củ nhanh hỏng. Không nên rửa trái cây trước khi cho vào tủ, nên rửa khi lấy ra dùng. Trái cây nên được bọc thông thoáng để tránh ủng thối. Với rau củ nên bỏ đi phần hỏng trước khi cho vào tủ lạnh. Giống với trái cây, bạn không nên rửa rau củ khi để trong tủ lạnh để tránh bị úng, hư hỏng, bọc rau củ bằng các loại túi thoáng khí, có đục lỗ, tốt hơn có thể dùng các loại giấy bảo quản thực phẩm.

>>> Xem thêm: Cách bảo quản rau củ trong ngăn mát tủ lạnh sẽ khiến rước bệnh vào người

  • Bảo quản rau, củ không dùng tủ lạnh: Đặc biệt đối với cà chua và khoai lang, việc bảo quản ở nhiệt độ thường giúp hai loại rau củ này kéo dài thời gian tươi mới hơn. Ngoài ra các loại củ dùng làm gia vị như hành củ, tỏi, gừng, nghệ, riềng, bạn cũng không cần phải cất trong tủ lạnh. Với những loại rau củ này, bạn chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là có thể giữ được tươi mới rất lâu.

3. Cách bảo quản thực phẩm đã chế biến trong tủ lạnh

Trong những cuộc sống bận rộn hằng ngày, rất nhiều gia đình có thói quen nấu nhiều để ăn nhiều bữa và cất tủ lạnh mà không cần tốn công nấu. Tuy nhiên, trong tủ lạnh chứa rất nhiều các loại vi khuẩn có hại. Nếu bảo quản thực phẩm đã chế biến vào tủ lạnh không cẩn thận sẽ khiến bị nhiễm khuẩn chéo và gây ra các vấn đề cho sức khỏe của người ăn phải.

Như vậy, để ăn toàn vệ sinh, bạn hãy cho thực phẩm đã chế biến và hộp đựng thực phẩm riêng. Hãy chọn loại hộp thủy tinh sẽ hạn chế các chất nhựa tiết ra thấm vào đồ ăn. Kế đến, đặt hộp đựng thực phẩm đã chế biến lên ngăn trên cùng trong tủ mát tủ lạnh.

Lưu ý: Bạn hãy sắp xếp và phân bố đều, tạo các khoảng trống để không khí lạnh trong tủ lạnh được lưu thông xuyên suốt tạo mức nhiệt độ đồng đều. Không nên quá cố nhồi nhét vào gây cản trở lưu thông không khí. Điều này khiến một số vị trí tại tủ lạnh có mức nhiệt tăng cao làm cho thức ăn bị nhanh hư hỏng.

>>> Xem thêm: Thịt cá đã chế biến nên bảo quản bao lâu trong ngăn mát tủ lạnh?

4. Cách bảo quản thực phẩm đóng hộp

Trên từng sản phẩm đóng hộp đều có in hạn sử dụng rõ ràng và được đóng nắp chắc chắn. Những sản phẩm này đều đã được thêm vào chất bảo quản an toàn sức khỏe. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm có thể bảo quản thực phẩm đóng hộp ở nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời.

Hoặc nếu bạn vẫn còn lo lắng thì có thể bảo quản thực phẩm đóng hộp trong ngăn mát tủ lạnh. Sau khi mở nắp hộp, bạn nên sử dụng thực phẩm hết một lần và nếu ăn hết thì hãy bỏ vào hộp đựng thực phẩm và đóng kín lại. Hôm sau hãy sử dụng hết phần còn thừa bạn nhé. Đừng để quá lâu khiến món ăn mất dinh dưỡng mà còn hình thành chất độc gây hại cơ thể.

5. Tách biệt thức ăn sống và thức ăn chín

Thực phẩm sống và thực phẩm chín có yêu cầu khác nhau về thời gian và nhiệt độ bảo quản. Thông thường, các loại ký sinh trùng và vi khuẩn thường có trong thực phẩm sống nên bạn tuyệt đối không nên trộn thực phẩm sống với thực phẩm đã nấu chín.

6. Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh bằng cách đóng gói

Trước khi cho thịt vào ngăn đá, tốt nhất bạn nên chia thịt thành từng phần và đóng gói từng phần một. Điều này thuận tiện cho mỗi lần rã đông và sử dụng thực phẩm hơn là bạn để nguyên khối thực phẩm bảo quản trong tủ.

>>> Xem thêm: Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh đúng cách, tươi lâu

7. Không cho thức ăn nóng trực tiếp vào tủ lạnh

Một số người sẽ cho ngay thực phẩm vừa nấu vào tủ lạnh để làm nguội, nhưng nếu cho thực phẩm nóng vào tủ lạnh thì rất có thể sẽ làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.

8. Thức ăn không nên để quá đầy

Thức ăn trong tủ lạnh không nên để quá đầy, tốt hơn nên để một khoảng hở nhất định để không khí trong tủ được đối lưu.

9. Lưu trữ thức ăn thừa và thức ăn dễ hỏng

Thời gian: Nếu nhiệt độ vượt quá 90 ° F, hãy đông lạnh hoặc làm lạnh thực phẩm dễ hỏng trong vòng hai hoặc một giờ.Hướng dẫn chung là ăn thức ăn thừa trong bốn ngày.Biểu đồ này cho thấy bánh pizza và thịt hoặc gia cầm nấu chín sẽ kéo dài từ 3 đến 4 ngày, trong khi thịt và trứng cho bữa trưa, cá ngừ hoặc salad mì ống có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

Hộp đựng: Bảo quản thực phẩm trong hộp thủy tinh phù hợp nhất. Ưu điểm của hộp thủy tinh là dễ dàng kiểm tra đồ bên trong, có thể hâm nóng bằng lò vi sóng, thân thiện với môi trường hơn. Nếu bạn đã có hộp nhựa, chỉ cần kiểm tra để đảm bảo rằng nhãn của chúng không chứa BPA [nếu biểu tượng tái chế trên hộp có số "7" thì nó có thể chứa bisphenol a, có thể gây nguy hiểm]. Một mẹo nhỏ để đảm bảo thức ăn thừa của bạn được ăn hết, và không chỉ cất giữ đẹp mắt, đó là đặt thức ăn vừa nấu gần đây nhất sau thức ăn thừa trước đó. Nếu bạn không thể nhớ mình đã đặt thực phẩm vào tủ lạnh khi nào, hãy thử dùng một mẫu giấy nhỏ để viết ngày tháng trên nắp.

10. Cách bảo quản trứng trong tủ lạnh

Do có rất nhiều sản phẩm từ trứng, nên bạn cần đặc biệt cẩn thận để tránh ngộ độc thực phẩm. Về cơ bản, trứng sống trong vỏ trứng có thể để được lâu [3 đến 5 tuần], trong khi các chất thay thế trứng dạng lỏng chỉ có thể giữ được vài ngày.

Bảo quản thực phẩm là công việc cần thiết để bạn tiết kiệm thời gian đi chợ, nấu nướng cũng như kinh tế gia đình. Vì vậy bạn đừng quên bỏ túi những cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hiệu quả để món ăn nào trong gia đình cũng thơm ngon nhờ các thực phẩm tươi mới.

>>> Xem thêm:

  • Làm sao để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh lâu và an toàn?

  • Cách bảo quản thực phẩm trong ngăn đá

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Câu hỏi thường gặp về bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Lưu ý khi bảo quản rau củ quả trong tủ lạnh

Bạn nên nắm được các loại rau củ quả nào không nên để chung và từ đó sẽ có sự sắp xếp phù hợp để tránh tình trạng thực phẩm sẽ bị nhanh hỏng.

Lưu ý khi dùng túi nilong bảo quản thực phẩm

Bạn không nên sử dụng túi nilong có màu sắc khi bảo quản thực phẩm vì có thể màu từ túi nilong sẽ bị chảy ra và dính vào thức ăn của bạn. Từ đó có thể gây hại đến sức khỏe của bạn khi bạn ăn phải chất nhuộm màu từ túi nilong.

Nguyên tắc quan trọng khi bảo quản thức ăn chế biến trong tủ lạnh

Bạn nên để thức ăn nguội hoàn toàn rồi mới cho vào tủ lạnh để bảo quản vì nếu không làm như vậy thì về lâu dài tủ lạnh của bạn sẽ bị nhanh hỏng khi phải thường xuyên điều hòa lại nhiệt độ bị biến đổi đột ngột.

Video liên quan

Chủ Đề