Cách bồi dưỡng năng lực bản thân

Xã hội càng phát triển, giáo dục đào tạo cũng phát triển theo, đòi hỏi ngày càng cao hơn phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên. Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao.

Đối với đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học thì công tác tự học, tự bồi dưỡng lại gặp những khó khăn, phức tạp riêng vì dạy 2 buổi trên ngày cho nên việc bố trí, sắp xếp quỹ thời gian cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng không nhiều. Bản thân đội ngũ giáo viên dạy văn hóa phải dạy nhiều môn học nên khả năng hiểu biết chuyên sâu về kiến thức còn hạn chế. Vậy con đường nào giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng có hiệu quả? Đây là vấn đề trăn trở của người quản lý nhà trường Tiểu học chúng tôi hiện nay.

Trong bài viết này dưới góc độ của người Hiệu trưởng, để quá trình tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên đạt chất lượng, hiệu quả, Ban giám hiệu chúng tôi thường xuyên trao đổi, động viên, quán triệt  tư tưởng cũng như định hướng, chỉ ra các biện pháp để giáo viên thực hiện:

1. Bản thân mỗi giáo viên trước hết phải nhận thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm về tự học, tự bồi dưỡng. Chỉ khi nhận thức đúng thì bản thân mới chuyển hóa được nhu cầu, đòi hỏi của xã hội thành động cơ mục đích của cá nhân, từ đó mới chủ động, tích cực, tự giác phấn đấu tự học, tự bồi dưỡng.

2. Ngay từ đầu năm học, giáo viên cần xây dựng cho mình kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng khoa học.Trong kế hoạch này cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian tự học, tự bồi dưỡng. Khi xây dựng kế hoạch giáo viên phải thể hiện rõ những nét phẩm chất, nhân cách, đạo đức nghề nghiệp cần hoàn thiện. Những kiến thức, kĩ năng sư phạm, phương pháp dạy học, …cần bổ sung. Để xây dựng một kế hoạch khoa học, giáo viên cần dựa trên kế hoạch của trường. Ngoài ra cần tham khảo thêm Thông tư 32/2011/TT/BGDĐT ban hành ngày 08/8/2011 về Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học.

Từ đó giáo viên lựa chọn, thống kê các phần công việc cần làm, những yêu cầu cụ thể cần đạt được, mốc thời gian và mức độ hoàn thành phù hợp với điều kiện và năng lực bản thân. Sau khi lập được kế hoạch, mỗi người phải có quyết tâm, có ý thức trách nhiệm, có tinh thần chủ động, kiên trì vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu đặt ra.

3. Cần sắp xếp thời gian tự học, tự bồi dưỡng cho phù hợp với đặc trưng công việc của mình. Thời gian tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên rất hạn chế do vậy mỗi giáo viên cần sắp xếp thời gian tự học qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, nhóm, qua dự giờ thăm lớp, qua tham dự các buổi chuyên đề, tập huấn, hội thảo do trường, Phòng giáo dục tổ chức…vào hè hoặc trong năm học. Ngoài ra giáo viên cần tham gia tự học, tự bồi dưỡng vào ngày nghỉ, giờ nghỉ.

4. Cần xác định được nội dung tự học, tự bồi dưỡng phù hợp. Tự học, tự bồi dưỡng ở đây không chỉ bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ mà còn bồi dưỡng về đạo đức, tác phong, kĩ năng sư phạm. Trong quá trình bồi dưỡng về đạo đức, tác phong, kĩ năng sư phạm người giáo viên cần học tập ở mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Học tập, bồi dưỡng thông qua các mối quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh, với học sinh, với xã hội. Từ đó hoàn thiện nhân cách người giáo viên. Khi bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cần biết lựa chọn tài liệu, nghiên cứu thu thập thông tin một cách có chọn lọc phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Có thể tìm tài liệu bồi dưỡng qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua sinh hoạt chuyên môn… Giáo viên cần bổ sung kịp thời những kiến thức về tin học, ngoại ngữ, đổi mới về phương pháp, trang bị cho mình những kiến thức về văn hóa, xã hội, những hiểu biết pháp luật.

5. Để quá trình tự học, tự bồi dưỡng có hiệu quả phải biết lựa chọn các hình thức bồi dưỡng phù hợp với khả năng, sở trường của mình. Hình thức tự học, tự bồi dưỡng thông qua hoạt động cá nhân giảng dạy, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu các công văn, chỉ thị, thông tư…Hình thức tự học, tự bồi dưỡng qua hoạt động tập thể như tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, qua các hoạt động chính trị, xã hội, qua đào tạo nâng chuẩn.

6. Trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng bản thân phải biết tự kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng của mình. Hoạt động này giúp mình nhìn nhận lại những việc đã làm và chưa làm được trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, từ đó kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch nhằm đạt mục tiêu bồi dưỡng.

Tự học, tự bồi dưỡng được hình thành trong quá trình luyện tập kiên trì có hệ thống, trên cơ sở ý thức trách nhiệm, tính tự giác cao. Hình thành thái độ động cơ phấn đấu đúng đắn để hoàn thiện phẩm chất nhân cách, nâng cao năng lực, phương pháp, tác phong công tác và uy tín nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

                Người viết: Nguyễn Thị Phương

Trong cuộc sống tấp nập hiện nay, bạn thấy mình đã đủ sức để hướng bản thân lên đỉnh cao sự nghiệp như hằng mơ ước chưa? Bạn bước vào đời, đi xin việc làm sau khi tốt nghiệp Đại học với vốn kiến thức eo hẹp chỉ tích lũy sau năm tháng sinh viên rồi sau đó “an phận” với công việc nhân viên và bạn cho rằng đó là mục đích của cuộc sống mà bản thân đã đạt được. Đó là suy nghĩ của cá nhân không có chí tiến thủ, chấp nhận sống dưới sự điều hành của “số phận”. Còn bạn thì sao? Bạn có sẵn sàng bước vào thế giới chẳng có gì rồi bồi đắp nó đầy đủ hơn từ hai bàn tay trắng và kỹ năng “sinh tồn” trong xã hội qua quá trình bồi dưỡng bản thân không? Timvieclamthem.vn sẽ cùng bạn bồi dưỡng bản thân để leo núi lên “đỉnh vinh quang” từ những chia sẻ trong bài viết “bồi dưỡng là gì?” dưới đây nhé!

William Arthur Ward từng nói: “Sự kiên nhẫn của ngày hôm nay có thể biến những nản lòng của ngày hôm qua thành khám phá của ngày mai. Những mục đích của ngày hôm nay có thể biến những thất bại của ngày hôm qua thành quyết tâm của ngày mai”. Câu nói mang nhiều ý nghĩa, khích lệ con người chỉ cần nỗ lực mỗi ngày đều sẽ vươn tới được thành công. 

Bạn chỉ có thể thành công khi thật sự nỗ lực 

Nếu nỗ lực hôm qua mà thành công chưa tới, chỉ cần hôm nay bạn tiếp tục phấn đấu thì ngày mai của lúc nào đó chắc chắn sẽ thành công. Và khoảng không giữa thất bại và thành công là sự nỗ lực vươn lên đó không thể thiếu hoạt động bồi dưỡng bản thân. Vậy bồi dưỡng là gì mà lại giúp con người thành công? Bôi dưỡng là một thuật ngữ chỉ những hoạt động tiếp nhận thêm kiến thức qua giáo dục, đào tại làm tăng thêm hiểu biết cho người học, xuất hiện nhiều trong các lĩnh vực nhà nước nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ công nhân viên chức thế nhưng ở đây tôi lại hướng bồi dưỡng sang một khái niệm trong một hoạt động khác với mục đích rộng hơn và tất nhiên định nghĩa bồi dưỡng vẫn là bồi dưỡng. 

Vẫn là hoạt động con người trang bị thêm kiến thức, kỹ năng, củng cố lại bản thân nhưng không chỉ bó hẹp bản thân mình phát triển trong nhà nước mà cho phép chúng ta mở rộng vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực kinh tế - đời sống – xã hội. Đây là một trong những cách giúp bản thân có cơ hội được “tung tăng” khám phá nhiều thứ quý giá mang cả giá trị về vật chất lẫn tinh thần. Và tất nhiều một người thông minh sẽ biết lựa chọn kiến thức hữu ích để tiếp thu. Bôi dưỡng là để bản thân phát triển theo hướng tích cực chứ không phải bồi dưỡng để bản thân đi xuống dốc khi đang ở giữa “mặt đê”. 

Xem thêm : Bạn đã biết sau khi học công nghệ thông tin ra làm gì chưa ???

2. Bồi dưỡng bản thân – sẵn sàng bước vào thế giới chẳng có gì 

 Bồi dưỡng bản thân – sẵn sàng bước vào thế giới chẳng có gì 

Bạn đã tự tin để bước vào thế giới chẳng có gì với kiến thức, kỹ năng mà bản thân đang có chưa? Và trước hết hãy tự trả lời rằng mục đích mình bước vào đó để làm gì? Mình làm gì trong thế giới chẳng có đó khi bản thân cũng chẳng có gì ngoài chất xám của não bộ, bản năng biết suy nghĩ của con người và hai bàn tay trắng. Thiết nghĩ bạn nên đặt mục đích mình là sẽ làm điều gì đó từ hoạt động bằng hai bàn tay trắng, sáng tạo màu sắc cuộc sống với sức sống mới bằng chất xám của não bộ và dùng bản năng của con người để chắt lọc thông tin cần thiết trong quá trình thực hiện mục đích. 

Ở thời điểm cạnh tranh như hiện nay để tồn tại thôi cũng cần bạn phải phải sở hữu những kỹ năng hỗ trợ công việc và đòi hỏi bản thân phải liên tục trau dồi, bồi dưỡng để kỹ năng đó khi cần thiết sẽ phát huy được hết sức mạnh để không bị đối thủ đẩy mình đi xuống trong khi xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng đang ngày một đi lên. Điều này còn chưa kể đến việc bạn muốn đưa bản lên leo lên đỉnh thành công. 

Nhân loại toàn thế giới đang chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục của xã hội trước tác động của kỷ nguyên công nghệ 4.0 – kỷ nguyên công nghệ số kết nối vạn vật. Vì thế con người muốn phát triển bắt buộc phải bắt kịp được với sự thay đổi và phát triển này. Quá trình thay đổi này không phải là đổi mới hoàn toàn mà đổi mới dựa trên những gì đã có, nhân loại chỉ đang phát triển hơn hoặc tạo ra một số sản phẩm mới có tính năng, công dụng ưu việt hơn sản phẩm trước đây để đáp ứng được nhu cầu của con người. Còn chúng ta – những người đang được sử dụng, tận hưởng lợi ích nhiều nhất từ cuộc thay đổi này cũng phải có những tiến bộ đi lên để không bị xã hội bỏ lại phía sau. Và dĩ diễn với những gì mình đang có, vẫn đang phát huy rất tốt tác dụng thì việc thay đổi chỉ là bồi dưỡng nó để công dụng phát huy mạnh mẽ hơn. 

Việc bồi dưỡng bản thân là thực sự cần thiết không có thời điểm bắt đầu mà ngay tại thời điểm bạn nhận ra những thiếu sót của bạn thân là rào cản của thành công là lúc bạn phải hành động ngay để tấm rào đó được loại bỏ sớm nhất có thể. Không việc gì là quá muộn để làm nhưng lại có những việc khiến ta hối hận tại sao không làm trước đó để có nhiều thời gian tận hưởng thành công hơn. 

Xem thêm : Công nghệ thông tin là gì? Học công nghệ thông tin ra làm gì?

3. Sự tồn tại có nguyên do của thành công 

Thành công không tự nhiên mà có, nó tồn tại ở bất cứ ai đều có nguyên do. Nó đến từ chính sự nỗ lực của bản thân, đến từ sự kiên nhẫn khổ luyện của hôm nay và đến từ việc giám hành động, dám gạt bỏ nỗi độ cao để leo lên đỉnh chạm tới “ngọn cờ” thành công.

Thành công không đến một cách ngẫu nhiên 

Bill Gates – nhà sáng lập Microsoft, bạn nghĩ tại sao ông ấy lại giữ vị trí người giàu nhất thế giới trong nhiều năm? Và tại sao sự nghiệp của ông ấy lại thành công, đạt tiếng vang lớn tới vậy? Chắc chắn đó không phải là do may mắn lại càng không phải số phận sắp đặt cho Bill Gates vào vị trí đó [nghe thật ngớ ngẩn],… Vậy theo bạn điều gì đã giúp Bill Gates làm điều này? Microsoft được thành lập khi Bill Gates còn là cậu sinh viên năm hai của trường Đại học Harvard  và thành công của ông bắt nguồn từ sự đam mê, lòng quyết tâm và cả ở tài năng của bản thân lúc đó. Thế nhưng Microsoft không thể tồn tại thành công cho đến tận hôm nay nếu vẫn giữ phiên bản cũ đó để ứng dụng vào thời đại công nghệ không ngừng xoay chuyển như hiện nay. 

Bill Gates cùng cộng sự của mình ông Paul Allen và toàn bộ nhân viên trong Công ty liên tục có những cải tiến, đổi mới và phát minh nhiều hơn những sản phẩm mà nhân loại cần đến đó chính là sự đoán được nhu cầu người dùng trong tương lai. Và dĩ nhiên bản thân Bill Gates cũng phải thường xuyên bổ sung kiến thức cho bản thân bởi dù ông có là một trong những nhân vật lịch sự làm thay đổi cuộc sống của nhân loại thì không có nghĩa ông là nhà “biết tuốt” cái gì cũng biết, cũng có thể làm theo chỉ qua một cái nhìn. 

Từ dẫn chứng đó, có thể thấy rằng việc bồi dưỡng nâng cao hiểu biết và trình độ của bản thân từng ngày chính là nguyên nhân cho thành công hiện hữu xung quanh những công việc, những hoạt động mà bạn thực thi  

Xem thêm : Giúp bạn giải đáp những thắc mắc về luật dân sự là gì?

4. Đứng vững trên con dốc cao của sự tăng trưởng nhờ bồi dưỡng mỗi ngày 

Đứng vững trên con dốc cao của sự tăng trưởng nhờ bồi dưỡng mỗi ngày 

Xã hội là mũi tên đi lên và mọi cá thể, hoạt động trong xã hội đang đứng tại một vị trí trên mũi tên đó tuy nhiên nếu không đảm bảo năng lực, không đủ điều kiện đáp ứng được những yêu cầu công việc của xã hội bạn có thể trượt xuống bất kỳ lúc nào. Nhưng nếu nhận ra nhanh chóng những hạn chế còn tồn tại ở bản thân, bạn có lấy nỗ lực, sự kiên trì và tình thân ham học hỏi để bồi dưỡng bản thân làm “má phanh” để ngăn việc trượt xuống rồi bằng chính sức mạnh của bản thân tăng tốc bứt phá đi lên từ việc: 

- Thấu hiểu chính mình: Hiểu bản thân mình muốn gì? Cần gì? Và thiếu sót gì? Để rút ngắn thời gian hoàn thành mọi mục tiêu và cũng là đòn bẩy để đưa ra những quyết định sáng suốt. Một khi chính mình hiểu được bản thân mình thì bạn sẽ nhận thức rõ hơn về những hạn chế mà bản thân cần khắc phục. Đây cũng là cách để bạn cư xử tốt nhất của bản thân lúc này. 

Người kiên trì, nỗ lực chắc chắn sẽ thành công

- Sống kỷ luật hơn với bản thân: Những việc bạn phải chịu đựng khi sống kỷ luật luôn ít hơn nhiều so với sự hối tiếc trong tương lai và nếu bạn vượt qua được khó khăn ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn muốn hưởng thành công lâu dài trong tương lai, bạn hãy chấp nhận mất một vài năm khó khăn ở hiện tại để bồi dưỡng tinh thần sắt đá cho bản thân. 

- Ý chí phải chiến thắng rắc rối của bản thân: Nếu công việc kinh doanh đầu tiên bạn thất bại đã khiến bạn mất niềm tin thì đó là vấn đề lớn nhất bạn cần giải quyết lúc này. Những người thành công hôm nay luôn sẵn sàng chấp nhận thử thách và can đảm đối mặt và  khi có vấn để xảy ra. Họ luôn suy nghĩ rộng hơn những gì chỉ gói gọn trong sự việc phức tạp đó. Qua đó mới hiểu tại sao người giàu thì cứ mãi giàu còn người nghèo thì vẫn mãi cứ nghèo. 

Thành công luôn trao cơ hội công bằng với tất cả mọi người và nhiệm vụ của con người là biết nắm bắt cơ hội để tới gần hơn với thành công. Hy vọng qua bài chia sẻ về “bồi dưỡng là gì?” trên đây, Timvieclamthem.vn đã có bạn cái nhìn tích cực hơn về những vấn đề đang xảy ra xung quanh cuộc sống của mình. Tích cực bồi dưỡng bản thân là một trong những con đường dẫn bạn tới thành công nhanh và dễ đi nhất. Timvieclamthem.vn mong nhận được tin tốt lành thông báo đã leo lên đỉnh “thành công”.

Video liên quan

Chủ Đề