Cách cài sas windows blog

SAS là bộ chương trình mà nhiều người sử dụng có trình độ cao ưa thích bởi sức mạnh và khả năng lập trình của nó. 

Do SAS là một bộ chương trình mạnh như vậy nên khó học nhất. Để sử dụng SAS, ta phải viết chương trình để thao tác dữ liệu và thực hiện các phân tích dữ liệu của mình. Nếu chương trình mắc lỗi, cái khó là phải biết tìm lỗi ở đâu và cách sửa thế nào.

  • Ưu điểm:

– SAS rất mạnh trong lĩnh vực quản lý dữ liệu, cho phép người sử dụng thao tác dữ liệu hầu như với mọi cách có thể

– SAS có thể làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc; điều này giảm đi tính phức tạp trong chuẩn bị dữ liệu đối với những nhiệm vụ phân tích đòi hỏi phải làm việc với nhiều file dữ liệu cùng một lúc.

– SAS có thể quản lý những file dữ liệu khổng lồ lên đến 32.768 biến và số lượng bản ghi là rất lớn chỉ phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa cứng.

– Đối với phân tích thống kê, sức mạnh lớn nhất của SAS có thể tìm thấy trong phân tích ANOVA, phân tích mô hình hỗn hợp và phân tích nhiều chiều.

– SAS có các công cụ vẽ đồ thị mạnh nhất [SAS/Graph] so với hai bộ chương trình còn lại.

  • Nhược điểm:

– Mất nhiều thời gian để học và hiểu được cách quản lý dữ liệu của SAS và nhiều nhiệm vụ quản lý phức tạp của nó lại được thực hiện bằng những lệnh đơn giản trong SPSS và STATA

– Yếu đối với hồi qui logistic kiểu thứ tự và kiểu phạm trù [vì các lệnh này là đặc biệt khó] và các phương pháp ước lượng mạnh.

– Nó cũng có hỗ trợ một ít cho phân tích dữ liệu theo lược đồ mẫu, nhưng lại hạn chế hơn so với STATA.

  • Download phần mềm: Truy nhập vào trang chủ của hãng theo link download

 Lựa chọn hệ điều hành:


Yêu cầu phần cứng và ứng dụng:


Làm theo hứng dẫn cài đặt từ trang chủ:


Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn download, cài đặt và khởi động phần mềm thống kê và phân tích dữ liệu SAS. Liên hệ Hotline [Call center] 0246 682 0511 Email  hoặc website: www.jywsoft.com để biết thêm chi tiết.

Giới thiệu về giao diện SAS Enterprise Guide.

Mục lục

  • Cài đặt
  • Giao diện
  • Tạo một Project mới
  • Các cài đặt cần thiết
  • Một số thủ thuật hữu ích

SAS Enterprise Guide là phần mềm phổ biến nhất cho các doanh nghiệp. SAS EG có một số ưu điểm như sau:

  • Dễ dàng tổ chức thành các Project.
  • Tạo các Process Flow.
  • Sử dụng linh hoạt giữa coding và các công cụ kéo thả thích hợp sẵn.
  • Tích hợp nhiều tiện tích để quản lý file: Tự động lưu [auto save], kiểm soát phiên bản [version control], kết nối với GitHub.

    Cài đặt

Bước 1. Chọn file Setup.exe trong thư mục cài đặt SAS EG.

File Setup

Cửa sổ cài đặt sẽ hiện ra như sau:

Deployment window

Sau khi load xong, cửa sổ “Choose Language” hiện ra. Bấm “OK” để chọn ngôn ngữ cài đặt là English.

Bước 2. Tại cửa số “SAS Deployment Wizard” chọn “Install SAS software” và bấm “Next”

SAS Deployment Wizard

Tại cửa sổ “Select Products to Install”, có thể chọn Select All khi đó tất cả các cấu phần sẽ được cài. Việc này đôi khi gây mất thời gian. Để tiết kiệm thời gian nên chọn các cấu phần như sau:

Select Products to Install
  • SAS Drivers for ODBC
  • SAS Enterprise Guide
  • SAS Foundation
  • SAS ODS Graphics Designer
  • SAS Provider for OLE DB
  • SAS/GRAPH ActiveX Control

Sau đó bấm “Next”. Cửa sổ “Select SAS Enterprise Guide Mode”. Chú ý chọn 64-bit Naive Mode. Chú ý rằng tùy chọn mặc định của chương trình là “32-bit Compalibility Model [Recommended]”. Sau đó bấm “Next”.

Select SAS Enterprise Guide Mode

Tại của sổ “Select SAS Foundation Products”, chọn “Select All” và bấm Next.

Select SAS Foundation Products

Bước 3: Tại cửa sổ “Specity SAS Installation Data File”.

Specity SAS Installation Data File

Chọn Browse để tìm tới vị trí chứa file cài đặt. File này có dạng txt và có thể hiểu là file chứa Key của chương trình SAS và thường được gửi riêng. Khi chọn đúng file [còn hiệu lực] thì phần mềm sẽ hiện Expiration Date là một ngày trong tương lai. Chú ý thời điểm viết bài này là 23 tháng 11 năm 2021. Bấm “Next” và “Next” ở cửa số tiếp theo [Select Language Support] và Next ở cửa sổ tiếp theo nữa [Default Product for SAS Files Type].

Nếu xuất hiện cửa sổ “Specify SAS/GRAPH Java Applets Deployment Directory” thì chọn Browse và chọn một thư mục mới với tên bất kỳ trong Documents chẳng hạn. Bấm Next

Specify SAS/GRAPH Java Applets Deployment Directory

Tại mục “Configure SAS Studio Basic”, bỏ chọn “Configure SAS Studio Basic” và bấm Next.

Configure SAS Studio Basic

Phần mềm sẽ load các file cần thiết để cài đặt. Sau phi phần mềm load xong, bấm “Next”

Checking System

Bấm Start để bắt đầu cài đặt. Ngồi đợi cho đến khi tất cả các cấu phần được cài.

Deployment in Progress

Giao diện

Sau khi mở chương trình, SAS Enterprise có giao diện như sau:

Giao diện SAS Enterprise Guide

Chi tiết về các phần như sau:

Menu chứa các tiện tích

Giao diện menu

Project ở dạng cây thể hiện cấu trúc của một Project. Mỗi Project có nhiều Process Flow và trong mỗi Process Flow lại có các Programs.

Giao diện Project Tree

Library chứa các thư viện.

Giao diện Library

Thư viện trong SAS là nơi lưu trữ dữ liệu. Có ba dạng thư viện như sau:

  • Thư việc tạm có tên mặc định là WORK. Thư viện được tạo ra khi khởi động chương trình SAS. Các dữ liệu trong thư viện này sẽ mất khi đóng chương trình SAS.
  • Thư viện hệ thống gồm các thư viện SASHELP, MAPSSAS là các thư viện tích hợp sẵn của SAS. Các thư viện này chưa các thông tin do SAS cung cấp. Dữ liệu về bản đồ được chứa trong MAPSSAS và các dữ liệu ví dụ được cung cấp trong thư viện SASHELP. Các dữ liệu trong thư mục này không bao giờ bị mất.
  • Thư viện tự tạo do người dùng tạo ra. Để tạo thư viện, ta dùng lệnh

Trong đó DATA là tên thư viện và PATH là đường dẫn đến thư mục chứa dữ liệu [ví dụ E:\\THANHTRA254\\SASPROJECT\\DATA]

Project Flow chứa các chương trình. Các chương trình có thể kết nối với nhau bằng mũi tên để chương trình SAS chạy theo thứ tự đó. Trong Project Flow cũng trình bày Ouput của mỗi chương trình [bằng mũi tên đi ra]

Giao diện Project flow

Program là phần dùng để gõ code và chạy chương trình.

Giao diện Program

Phần này có 4 tab như sau:

  • Code là phần dùng để gõ code.
  • Log là phần thông báo về tiến trình chạy chương trình. Mục Log sẽ đưa ra các phần như sau:

  • Notes: Các thông báo về chương trình. Ví dụ dữ liệu output có bao nhiêu quan sát. Các nội dụng ở phần Note sẽ có màu xanh.
    • Warnings: Các vấn đề không làm chương trình sai nhưng cần cẩn trọng. Các nội dung ở phần này sẽ có màu vàng.
    • Errors: Các vấn đề làm chương trình sai và không thể chạy tiếp được. Các nội dung sẽ có màu đỏ
  • Result là các kết quả của chương trình. Ví dụ kết quả của PROC PRINT.
  • Output Data là các dữ liệu kết quả của việc chạy chương trình. Một chương trình có thể output ra nhiều dữ liệu. Chú ý rằng khi mở dữ liệu, SAS có hỗ trợ một số công cụ để phân tích dữ liệu nhanh ví dụ như WHERE để lọc dữ liệu.

Tạo một Project mới

Project là file được SAS EG “đóng gói” dưới dạng file .egp. Định dạng này rất tiện lợi cho việc quản lý các công việc. Để bắt đầu tạo một project mới, ta làm các bước như sau:

  • Bước 1. Mở chương trình SAS EG, tại Start Page, chọn “Create a new project”. Sau đó bấm Ctr+S để chọn đường dẫn và lưu lại Project.
Tạo Project: bước 1
  • Bước 2. Chọn tab Project, bấm chuột phải vào Process Flow/Add New/Program. Lưu ý rằng, ta có thể click chuột phải vào Process Flow và chọn Rename để đổi tên Process như ý muốn. Điều này hữu ích khi muốn quản lý project với nhiều flow.
Tạo Project: bước 2
  • Bước 3. Sau bước 2, một chương trình đã xuất hiện. Double click vào biểu tượng Program để mở chương trình soạn thảo [gõ code]. Chú ý rằng:
    • Có thể right click vào biểu tượng program để đổi tên theo ý muốn.
    • Nếu có nhiều hơn 2 program, có thể kéo thả để sắp xếp thứ tự các chương trình.
Tạo Project: bước 3
  • Bước 4. Gõ một đoạn code bất kỳ , bôi đen sau đó bấm Run hoặc sử dụng phím tắt F3 để chạy chương trình.
Tạo Project: bước 4

Các cài đặt cần thiết

Tại menu, chọn Tools/Options. Cửa sổ Options xuất hiện.

Cửa số Options

Các mục quan trọng cần chứ ý như sau:

  • Chọn Start Up/ Bỏ chọn Show Start page để SAS EG không hiện giới thiệu mỗi khi mở Project.
  • Chọn Project and Process Flows/ chọn Automatically run “Autoexec” process flow when project opens. SAS sẽ tự động chạy process flow có tên là “Auto Exec” mỗi khi mở project. Điều này sẽ rút ngắn thời gian chạy library hoặc load macro.
Tự động chạy Autoexec
  • Chọn Auto Recovery/ Chọn Enable auto recovery và đặt giá trị Backup interval [minutes] là 1 [phút]. SAS sẽ thực hiện back up project mỗi 1 phút để tránh các mất mát khi có sự cố bất ngờ.

Một số thủ thuật hữu ích

Khi mở một data, để xuất data ra file excel, ta chọn Share/Output Data/Send to Microsoft Excel

Export Data to Excel

Để copy tên cột, ta sử bấm vào một giá trị trong cột/ Copy with header

Copy tên cột

Chủ Đề