Cách cải thiện Listening skill

Trong bối cảnh hằng ngày, 45% thời gian giao tiếp của chúng ta là dành cho việc lắng nghe. Con số này cao hơn nhiều so với thời gian chúng ta nói [30%], đọc [16%], và viết [9%]. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của kỹ năng nghe đối với học ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh, chúng ta cảm thấy khó nhằn khi phải căng não lắng nghe một đoạn băng mà trong đó có vô số chữ xuất hiện khiến ta dịch không kịp và nghe không hiểu. Hay cũng có lúc chúng ta chắc chắn biết nghĩa của những từ tiếng Anh, nhưng khi chúng ghép lại thành một bài nói thì chúng ta lại không nắm được ý cả bài. Bí quyết để khắc phục điều này nằm hoàn toàn ở việc luyện tập. Và để tránh mắc phải các vấn đề trên, DOL xin cung cấp cho bạn 10 mẹo luyện nghe tiếng anh mỗi ngày!

Mẹo #1: Nghe ngắt quãng

Phù hợp: Người mới bắt đầu / Sơ cấp [A1-A2] IELTS 4.0

Với các bạn tiếp xúc tiếng Anh chưa lâu, sức nghe [Listening power] của chúng ta chưa đủ để tập trung nghe bài nói 10 phút hay bộ phim 40 phút chỉ có sub tiếng Anh. Khi ở trình độ căn bản, nghe quá lâu trong khi hiểu quá ít sẽ làm ta chán nản, mất động lực. Cho nên ở trình độ này, chúng ta sẽ luyện nghe bằng phương pháp ngắt quãng.

Bước đầu tiên, các bạn chọn một nguồn tài liệu nghe phù hợp với trình độ của mình, có đi kèm với lời thoại [Transcript], và không dài quá 5 phút các bạn xem ở mẹo số 4 và 5. Bước thứ hai, các bạn phát đoạn nghe và cố gắng lắng nghe nội dung. Sau đó, bạn dừng ở mốc 2 phút, kiểm tra lại độ hiểu của mình với lời thoại. Nếu không hiểu hoặc hiểu sai, hãy tra từ điển những đoạn mà mình chưa hiểu đó nhé. Khi đã rõ nội dung, bạn phát lại bài nói và tiếp tục nghe 2 phút tiếp theo v.v. Cứ tiếp tục điều này cho đến khi hết đoạn nghe, sau đó thư giãn và nghe lại toàn bộ từ đầu. Chỉ cần thực hiện mẹo này mỗi ngày một lần, bạn sẽ thấy sự khác biệt mau chóng đó!

Mẹo #2: Take note khi luyện nghe

Phù hợp: Sơ cấp đến trung cấp [A1-B2] IELTS 4.0-6.5

Dù được gọi là nghe, cả 4 kỹ năng giao tiếp đều có mối quan hệ qua lại và ở trường hợp này, khi ta chép lại những gì mình nghe được, thì ta cũng đang góp phần vào việc cải thiện kĩ năng nghe tiếng Anh. Note-taking là từ tiếng Anh cho việc một người ghi chép lại trong khi lắng nghe người khác nói. Kỹ năng note-taking này lại còn quan trọng hơn ở các tình huống học tập hay công sở. Nếu chúng ta có thể gói gọn được lời nói chỉ bằng vài từ khóa, nghĩ là chúng ta thật sự chủ động nghe và hiểu!

Để luyện tập take note, các bạn chọn nguồn luyện nghe có độ dài mà mình thoải mái, không dễ đến mức mình hiểu 100% và không khó đến mức lúc nào mình cũng phải đoán. Đoạn nghe có thể là đoạn độc thoại, hay là cuộc trò chuyện, nhưng tốt nhất hãy chọn đoạn nghe có tối đa 3 người. Nếu bài nghe có 2 hay 3 người, bạn chia giấy hay phần mềm văn bản của bạn thành 2-3 cột tương ứng cho từng người. Việc kế tiếp là bạn hãy phát bài nghe, và ghi chép lại ý chính [dễ hơn] hoặc những chi tiết [khó hơn] mà bạn nghe được của từng người. Với bài độc thoại, bạn hãy cố gắng nghe ra được những từ báo hiệu hay được dùng trong thuyết trình. Ví dụ như I am going to talk about three factors affecting global warming, sau đó bạn sẽ nghe first of all, moving on to và in summary. Hãy cố gắng nghe và chép ra được mọi ý chính nhé!

Điều thú vị ngoài luyện tập khả năng nghe chủ động, là chúng ta còn có thể so sánh với lời thoại [transcript] để chọn ra những từ hay cụm hay, lưu lại, và mở rộng vốn từ.

Mẹo #3: Shadowing luyện nghe

Phù hợp: Sơ cấp đến trung cấp [A1-B2] IELTS 4.0-6.5

Kỹ thuật shadowing được tận dụng nhiều trong kỹ năng nói, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể làm một chút thay đổi để áp dụng kỹ thuật này cải thiện khả năng nghe. Để thực hiện điều này, bạn chọn nguồn nghe trong đó có nhiều nhân vật và lời thoại của các nhân vật không quá dài. Chúng ta sẽ luyện tập bằng cách nghe lời nói của một nhân vật, pause đoạn nghe lại, và lặp lại đúng với những gì ta nghe được. Chúng ta hoàn toàn không cần biết từ vựng hay câu gì đã được nhân vật nói, mà đơn giản âm thanh gì vào tai chúng ta, chúng ta tái tạo lại âm đó bằng giọng của mình. Chỉ khi nói xong chúng ta mới đọc lời thoại [transcript] kiểm tra xem chúng ta đã nói chính xác không.

Cách luyện này thật sự rất vui và thú vị, nhưng lại giúp chúng tai của ta quen với sự lên xuống giọng nói khi giao tiếp. Quan trọng hơn hết, rất nhiều từ trong tiếng Anh được phát ra thành cụm [chunking]. Ví dụ như whats the matter hay way to go hay Ive và nếu chúng ta không lặp lại được cách nói theo cụm của những cụm từ này, chúng ta cũng sẽ không thể nghe ra được. Cho nên DOL khuyên bạn hãy làm nhiều lần cho đến khi quen nhé!

Mẹo #4: Sử dụng app luyện nghe

Phù hợp: Mọi trình độ

App 1: DOL

Ứng dụng học tiếng Anh của DOL vừa cho phép người dùng luyện tập kỹ năng nghe, vừa theo dõi tiến độ học tập và mức độ cải thiện của bản thân. App thực hiện điều này bằng tài liệu nghe chính thống được tổng hợp từ các nguồn giảng dạy tiếng Anh, cho phép người nghe chọn bài đúng với trình độ ngôn ngữ của mình. Tính năng khác biệt so với những ứng dụng nghe khác là DOL cho phép người nghe chép chính tả bằng hình thức gõ đáp án. Khi đáp áp không chính xác, lời feedback của app sẽ cung cấp transcript của bài đang nghe và đưa ra lý do sai cũng như lời khuyên để cải thiện. Hơn hết, giao diện của ứng dụng rất thân thiện với người dùng đang luyện tiếng Anh và có thể chọn bài nghe dễ dàng.

App 2: Voicetube

Có mặt ở iOS and Android và có 2 triệu lượt tải, Voicetube là nền tảng học nghe tiếng Anh dựa trên video ở đa dạng chủ đề. Khi nhấn play, video sẽ phát nửa trên màn hình, và phụ đề ở nửa dưới còn lại. Người dùng có thể chạm vào chữ mà mình chưa biết, nghĩa từ điển của từ đó sẽ hiện ra. Sau khi xem, người dùng cũng có thể đọc những câu nói đã nghe và được hệ thống thông minh nhân tạo chấm điểm. Từ vựng có thể được lưu lại trong app và sẽ có bài trắc nghiệm dựa trên từ đã lưu.

App 3: VOA Learning English Practice listening everyday

Với 2 triệu lượt tải, VOA Learning English là app luyện nghe miễn phí của Voice Of America đài truyền hình lâu đời của Mỹ. Ứng dụng cung cấp những đoạn tin tức cho người đang học tiếng Anh, độ dài phù hợp, và có phụ đề đi kèm. Transcript của bản tin nằm ở nửa dưới màn hình và người đọc chạm vào từ mà mình chưa biết để hiện nghĩa. Ngoài ra, mục phân loại chủ đề cho phép người dùng chọn chủ đề mà mình hứng thú.

Mẹo #5: Nghe tài liệu phù hợp với trình độ

Phù hợp: mọi trình độ

Bước đầu của mọi buổi luyện nghe bắt đầu với việc chọn nguồn nghe. Chắc hẳn không phải trải nghiệm xa lại, bài nghe vượt ngoài khả năng sẽ tạo chúng ta một cảm giác nản chí, mệt mỏi, và mất động lực. Với vô vàn lựa chọn như hiện nay, việc lựa chọn nguồn nghe lại một cách nghịch lý trở nên khó hơn. Để học được nhiều nhất từ bài nghe đã chọn, DOL cho bạn một vài gợi ý sau.

Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh và ở trình độ sơ cấp, bạn nên bắt đầu với các bài nghe tiếng Anh đơn giản xoay quanh những chủ đề căn bản nhất trong cuộc sống. Bạn có thể xem video tổng hợp quảng cáo tiếng Anh được chiếu ở truyền hình phương Tây [tìm từ khóa commercial compilation], nghe kể truyện qua ảnh [tìm từ khóa bedtime story], học những câu nói được dùng trong tiếng anh hằng ngày [Daily English Conversation]. Hồi Đồng Anh [British Council] cũng cung cấp thư viện luyện nghe tùy theo trình độ A1 là thấp nhất và C1 là cao nhất].

Nếu bạn đã học tiếng Anh lâu và không còn lạ lẫm với chủ đề căn bản, các bạn hãy xem mẹo số 7 và 10.

Mẹo #6: Đặt mục tiêu luyện nghe

Phù hợp: Mọi trình độ

Tiếng Anh có điều thú vị là tổng thời gian nghe tiếng Anh của một người sẽ phản ánh khả năng nghe của người đó. Hay nói cách khác chúng ta nghe càng nhiều giờ đồng hồ, trình độ của chúng ta càng tăng [cũng áp cho học viên IELTS]. Điều này càng đúng hơn khi chúng ta chọn tài liệu nghe phù hợp trình độ. Vị vậy, đặt mục tiêu luyện nghe có nghĩa là chúng ta sẽ chọn số giờ trong tuần mà chúng ta hoàn toàn dành cho việc nghe. Tùy theo thời gian biểu, nó có thể là 2h/tuần hay 5h/tuần v.v., và chia khoảng thời gian này theo số khung giờ mà ta còn trống. Thói quen lập kế hoạch và mục tiêu này đảm bảo chúng ta nghe tiếng Anh thường xuyên hơn và có thêm động lực. Các bạn có biết rằng 400 giờ học tiếng Anh sẽ đưa ta từ trình độ căn bản [A1] đến trình độ trung cấp [B1] và có thể giao tiếp trong mọi bối cảnh hằng ngày không?

Bên cạnh đó DOL còn gợi ý bạn có thể dùng checklist để đánh giá ta có theo kịp mục tiêu mình đã đề ra hay không. Từ đó điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp. Một tips nhỏ nữa là những khung thời gian như 15 phút ăn sáng hay 15 phút ăn trưa hay 30 phút trên máy đi bộ cũng là những khung giờ học nghe phù hợp

Mẹo #7: Sử dụng các trang web luyện nghe online

Trình độ phù hợp: Mọi trình độ

Web 1: DOL

DOL cung cấp học viên một nền tảng luyện nghe online trên trang dol.vn và nền tảng học tập này mang tính hiệu quả và phù hợp với mọi trình độ người học. Bên cạnh giao diện thân thiện với học viên, một tính năng vô cùng hữu ích của DOL cho phép người luyện vừa nghe vừa chép chính tả. Transcript của bài nghe sẽ được cung cấp và học viên cũng nhận được feedback về performance của mình. Tất cả những tài liệu luyện nghe theo chủ đề được tổng hợp từ các nguồn chính thống trong mảng giáo dục tiếng Anh và do đó, các bạn có thể chọn bài nghe phù hợp với mình và cải thiện trình độ thông qua việc nghe tiếng Anh mỗi ngày.

Web 2: Storycorps.org

Storycorps là trang tập hợp những câu chuyện ngắn về trải nghiệm cá nhân được chia sẻ lại. Những câu chuyện này mang lại cái nhìn về cuộc sống của những con người ở các nền văn hóa khác. Các câu chuyện được phân loại theo chủ đề và người nghe có thể chọn ra chủ đề mà mình có thể đồng cảm. Bài nghe cũng đi kèm với mục transcript ở dưới video.

Web 3: Languagelearningwithnetflix.com

Language Learning with Netflix [LLN] là một tính năng add-on Google Chrome cho Netflix khiến trình duyệt của chúng ta có thể hiện cả 2 phụ đề song song cùng lúc [vừa subViet vừa sub Anh]. Đặc biệt hơn, các từ vựng trong phụ đề có thể được click vào và nghĩa từ điển sẽ hiện ra.

Mẹo #8: Luyện nghe qua phim ảnh

Phù hợp: Trung cấp đến cao cấp [B1-C2] IELTS 6.0+

Lời khuyên học tiếng Anh qua phim dường như được nghe ở mọi nơi. Nhưng có một số điểm với hình thức luyện nghe này mà các bạn cần phải chú ý trước khi bắt đầu. Thứ nhất, việc chọn bộ phim mà mình thấy thú vị là điều hiển nhiên, nhưng độ dài của bộ phim không được quá 40 phút và phim được chọn nên là phim bộ hơn là phim một tập. Có lý do những bộ phim như Friends, How I Met Your Mother hay The Big Bang Theory được khuyên dùng để luyện nghe. Khác với những chủ đề phim hành động hay siêu anh hùng, các bộ phim trên nói về những chủ đề thường gặp và dùng ngôn ngữ thường ngày. Thể loại hài hước của phim cũng làm người xem không quá tập trung hình thức mà theo dõi nội dung nhiều hơn, từ đó nghe được cách tiếng Anh được sử dụng và hiểu cốt truyện. Hơn nữa, những tập phim với độ dài 20 phút khiến chúng phù hợp cho khả năng tập trung lúc học. Các bạn có thể xem một tập với phụ đề tiếng Việt để hiểu nội dung, sau đó các bạn xem lại lần thứ 2 bằng sub Anh để học hỏi thêm. Nếu có những câu nói bạn thích thú và muốn chép lại, bạn có thể tìm transcript của bộ phim đó trên mạng.

Mẹo #9: Podcast luyện nghe

Phù hợp: Trung cấp đến cao cấp [B1-C2] IELTS 6.0+

Với sự phổ biến của Spotify trong âm nhạc giải trí, giờ đây chúng ta cũng có thể luyện nghe với thể loại podcast qua Spotify. Lý do podcast dần trở thành nền tảng luyện nghe hiệu quả là vì nội dung của bài nói. Chủ đề của podcast liên quan vô vàn lĩnh vực trong đời sống. Chúng ta có thể nghe tin tức hay những câu chuyện về trải nghiệm bản thân được chia sẻ qua podcast, hay nghe những ý tưởng tinh tế bàn luận sâu về một chủ đề.

Một số podcast có thể kể đến là 6 Minute EnglishLearning English News Review của The BBC hay English Learning for Curious Minds. Đây là những podcast ngắn, được tạo cho người đang học tiếng Anh, về những nội dung mới đang diễn ra hiện nay, và tập mới được ra mắt mỗi tuần.

Mẹo #10: Đa dạng hóa chủ đề nghe

Phù hợp: Trung cấp đến cao cấp [B1-C2] IELTS 6.0+

Với người học tiếng Anh mong muốn đạt mức thông thạo tối đa kỹ năng nghe, tiếp xúc với những văn phong tiếng Anh khác nhau là điều kế tiếp. Nếu các bạn đã quen nghe tiếng Anh ở các kênh YouTube, các bài hát, bài nghe theo giáo trình, hay các bộ phim, các bạn có thể tiếp tục mở rộng đến những khía cạnh cụ thể hơn, mô phỏng cho mình môi trường của một người bản xứ nói tiếng Anh. Có 5 loại kỹ năng nghe khác nhau mà một người thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày.

Loại thứ nhất, nghe để nhận ra thông tin chính, thể hiện qua việc nghe giảng lecture ở tiếng Anh. Để luyện tập điều này, bạn hãy khám phá và tìm học những bài lecture về chuyên ngành mà bạn đã, đang, hoặc sẽ học ở đại học. Hay bạn cũng có thể nghe bài giảng về lĩnh vực mà mình đang làm hiện tại [Khan Academy, Udemy, Coursera, edX, Skillshare].

Loại thứ hai, nghe để tìm thông tin chi tiết, thể hiện qua nghe thời sự và dự báo thời tiết. Các bạn làm quen với điều này bằng hình thức xem thời sự thay vì đọc báo [The BBC, Reuters, ABC News].

Loại thứ ba, nghe để giải trí, thể hiện qua nghe lời bình luận thể thao, xem phim, nghe nhạc [là loại mà các bạn đã áp dụng trước đó để học].

Loại thứ tư, nghe ý kiến và cảm xúc. Hình thức này đặc biệt thể hiện qua những bài phát biểu dài ở những nghi lễ, hay phổ biến hơn là ở các bài nói Ted Talk.

Và loại cuối cùng, lắng nghe lời hướng dẫn, thể hiện qua một dãy các bước hướng dẫn mà chúng ta lắng nghe và làm theo. Với loại cuối này, ta dùng tiếng Anh để học được một kỹ năng khác, như là cách nấu một món ă, hay cách xây dựng một trang web cho riêng mình!

Kết bài: bí quyết để cải thiện kỹ năng nghe, cũng giống như mọi kỹ năng khác, chính là luyện tập. Nếu các bạn thấy mình vẫn chưa thể nghe được một đoạn tiếng Anh và mất động lực vì số lượng từ xuất hiện quá nhiều làm bạn hiểu không kịp, kể cả khi bạn đã biết nghĩa từ đó, thì hãy làm như sự hướng dẫn của DOL qua 10 mẹo trên nhé. Bạn sẽ dần dần nhận thấy trình độ nghe tiếng Anh của mình được nâng cao!

Video liên quan

Chủ Đề