Cách cân bằng giữa chơi game và học tập

Học tập và giải trí có thể được xem là hoạt động chính của học sinh. Sau những giờ tiếp thu kiến thức từ sách vở, trẻ cần được vui chơi để giải tỏa căng thẳng và rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không cân bằng giữ việc học – việc chơi thì cuộc sống của con sẽ bị đảo lộn: học quá nhiều dẫn đến căng thẳng, tự ti, thiếu năng động; chơi quá nhiều thì học kém. Vậy phương pháp cân bằng giữa việc học và giải trí là gì?

1. Sát cánh cùng con khi học

Cha mẹ nên sát cánh cùng con khi học tập

Dù là cấp tiểu học, trung học cơ sở hay phổ thông trung học, cha mẹ cũng cần cập nhật và theo sát lịch học tập của con. Hãy bắt đầu từ thời khóa biểu trong trường, thời gian học ngoại khóa, lịch tự học tại nhà…

– Đối với trẻ tiểu học, cha mẹ có thể giảng giải giúp con những bài tập khó, cùng con chuẩn bị sách vở cho ngày học tiếp theo.

– Trẻ trung học cơ sở tuy có ý thức tự giác trong học tập hơn nhưng bạn cũng cần chú ý đến việc học và giúp con ôn bài trước khi thi học kì, kiểm soát thời gian học tập của trẻ tại lớp, tại nhà.

– Khi con bước vào cấp phổ thông trung học, cha mẹ chỉ nên đóng vai trò là một người bạn, lắng nghe, chia sẻ với con những khó khăn trong học tập về mặt tâm lý.

Hãy trở thành những người bạn của con để chia sẻ và lắng nghe

2. Đồng hành khi vui chơi

Học tập có phương pháp thì vui chơi cũng cần có cẩm nang hướng dẫn. Cha mẹ nên chủ động cùng con vui chơi thông qua chuyến du lịch dài ngày, buổi shopping hay dạo chơi công viên cuối tuần. Ngoài ra, trong việc chọn mua đồ chơi cho con, bạn nên ưu tiên thể loại giúp phát triển trí tuệ, bổ ích [hạn chế những trò bạo lực, tiêu cực]. Hãy giúp con có được định hướng đúng đắn khi giải trí để đời sống tinh thần của con được phong phú và lành mạnh.

3. Khuyến khích con phát triển năng khiếu

Lớp năng khiếu

Hát, chơi nhạc cụ, vẽ, thể thao… là những năng khiếu phổ biến nhất. Bạn nên chú ý sở thích của con và khuyến khích con học môn năng khiếu. Các môn học này vừa mang tính giải trí vừa giúp trẻ phát triển tư duy, có lợi cho quá trình tiếp thu kiến thức trên lớp.

Các bậc phụ huynh hãy cố gắng sắp xếp thời gian của mình để có thể dành thời gian cho trẻ. Hãy vừa là ba mẹ, vừa trở thành người bạn đồng hành với con em mình, để chúng có thể thoải mái tư duy, không gò bó và có thể chia sẻ khi cần. Như vậy vừa giúp con em chúng ta có môi trường học tập vui chơi thoải mái, vừa gắn kết được mọi người với nhau.

Bạn đang xem tin tại Giaitri.vn

Kênh giải trí cập nhật tin tức và xu hướng liên tục, chia sẻ các mẹo vặt làm đẹp, du lịch và các câu chuyện đời sống, gia đình.
Cám ơn bạn đã ghé thăm!

XEM THÊM:

Cách cân bằng thời gian giữa công việc và gia đình dành cho bậc cha mẹ

Bật mí 5 mẹo giúp bạn cân bằng giữa việc học và đi làm thêm

Siêu hấp dẫn khi vừa đi du lịch vừa có thể kiếm được tiền

Mẹo giảm cân khoa học dựa vào “nguyên tắc vàng”

[Gamesao] - Vấn đề chung của rất nhiều gamer để vừa thành công trong cuộc sống nhưng vẫn có những giờ phút thư giãn với game.

Dù bạn có là một người nghiện game, một game thủ chuyên nghiệp, chỉ là fan của một tựa game nào đó hay một người thi thoảng chơi game khi có thời gian, hẳn là đã không ít lần bạn gặp phải những lời phàn nàn, chỉ trích của những người xung quanh về sự ham mê game của mình.

Bạn mải mê chơi game, làm kết quả học tập giảm sút, công việc tiến triển chậm chạp. Cha mẹ phàn nàn vì bạn dành quá nhiều thời gian cho game, lấn sâu vào cuộc sống ảo, bỏ lỡ những cơ hội ngoài đời, xếp chỉ trích bạn vì làm việc không hiệu quả. Đó là khi game làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn, và những sự chỉ trích đó là đúng đắn.

Nhưng với những người chỉ chơi game sau những tiết học kéo dài, những giờ làm việc căng thẳng, chỉ để thư giãn thì liệu có thỏa đáng? Một thực tế hiện nay là mọi người có cái nhìn không tốt về game, đơn giản vì nó làm ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống thực. 

Hẳn bạn vẫn còn nhớ lần đầu tiên được tiếp xúc với "điện tử 4 nút", "điện tử băng", bạn như được nhìn thấy một thứ tuyệt vời đầu tiên trong cuộc đời. Và bạn ngồi hàng giờ để "phá đảo" Contra, Mario hay "xếp hình" cho lên level... Đối với nhiều người, game không chỉ đơn giản là một trò chơi mà còn là những kỷ niệm, là cả tuổi thơ.

Nhưng phải thừa nhận rằng, thế giới game luôn mới mẻ và vô tận, giống như sự phát triển của ngành công nghiệp game, những nhiệm vụ trong game dường như không bao giờ kết thúc. giải cứu công chúa trong Mario, bảo vệ thế giới cùng những người bạn trong Final Fantasy 7, tiêu diệt vua quỷ trong Diablo

Chưa kể với những MMORPG hiện nay, nhiệm vụ chỉ là một phần nhỏ trong game, yếu tố quan trọng là tính tương tác giữa những người chơi và đó là điều làm nên sức hút của game không bao giờ nguội đi. 

Trước một bên là sức ép của cuộc sống thực và một bên là thế giới hấp dẫn trong game, làm sao để cân bằng được cuộc sống thực và ảo?

Sau đây là 3 cách đơn giản để bạn có thể làm chủ được cuộc sống của mình trước sự cuốn hút của game.

1. Chỉ tập trung vào một game duy nhất

Có quá nhiều cái tên để lựa chọn, nếu không thể xác định được sẽ chơi game nào thì bạn sẽ cứ lan man trong vô định, và việc đó sẽ ngốn hết quỹ thời gian của bạn. 

Mỗi thể loại game đều có những đặc điểm chung. Như game hành động và nhập vai sẽ có hệ thống nhiệm vụ chính và nhiệm vụ phụ. Game bắn súng góc nhìn thứ nhất có chế độ campaign và mutiplayer online. Với game đối kháng và đua xe, bạn sẽ phải cày cuốc để unlock các tuyệt chiêu, hình ảnh hay bộ sưu tập xe mới. 

Cách tốt nhất là bạn chỉ nên tập trung vào một game. Những ngày thường chỉ nên dành 1 tiếng để chơi và bạn phải xác định trước hôm nay sẽ làm nhiệm vụ gì, qua màn nào trong game. Nếu có vài chục phút thời gian trống, cũng không nên vào game vì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ không chịu thoát game nếu chưa làm xong nhiệm vụ. Với những ngày rảnh rỗi có nhiều thời gian hơn, có thể dành ra 2-3 tiếng để chơi.

Thậm chí với những ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể chơi đến khi nào cảm thấy thõa mãn hay phá đảo game. Điểm mấu chốt là luôn phải có kế hoạch cụ thể và không phá vỡ nó

2. Xóa game đã phá đảo và cho luôn cả đĩa game

Có một sự kỳ diệu đáng ngạc nhiên là các trò chơi biết cách tự làm mới mình sau một thời gian. Bạn cứ thử phá đảo một game nào đó và chơi lại sau nửa năm hay một năm, cảm giác vẫn thích thú say mê không khác lần đầu là mấy. Nên sau khi hoàn thành game, hãy cho đứa bạn nào đó đĩa game ngay khi có thể và đảm bảo rằng khả năng lấy lại được là thấp nhất.

Điều này rất có tác dụng với những người chơi console, khi phải có đĩa game mới chơi được. Dù có thể mua lại đĩa game bất cứ lúc nào nhưng sự lười cộng với việc đã từng chơi qua rồi sẽ ngăn bạn tìm cách chơi lại, đây là lúc duy nhất tính lười biếng trở nên có ích.

Những người chơi PC lại có nhiều sự lựa chọn hơn khi họ có thể down game về từ internet. Việc này buộc bạn phải tự nghiêm khắc với chính mình hơn một chút, hãy "shift+delete" cả những file cài đặt game trong ổ cứng. Đương nhiên việc down lại game dễ và tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua lại đĩa game.

Nhưng rất may là càng ngày các trò chơi càng đòi hỏi dung lượng trống của ổ cứng cao hơn nên việc down lại game sẽ mất kha khá thời gian chưa kể tới việc số lượng link down từ nước ngoài ngon không nhiều, mediafire thì hiện đang bị quản lý rất chặt và không phải ai cũng có account 4share hay fshare.

3. Hãy chơi game cùng bạn bè

Bạn hay cố gắng tìm những game đạt đủ 2 yêu cầu : bạn bè bạn cũng chơi và game phải mang tính tương tác giữa những người chơi cao.. Như ngày xưa chơi Contra hay bắn Tank, bạn hoàn toàn có thể "phá đảo" game một mình nhưng việc đó khá là buồn tẻ. Tránh chọn những trò như Mario, bạn có thể ngồi lỳ cả ngày cày cuôc một mình. Việc phải có người chơi cùng sẽ giúp giảm cơ hội chơi game của bạn nhưng bù lại khi có đủ 4 đứa bạn trong một game MOBA, bạn sẽ có những trải nghiệm không thể nào quên.

Những điều trên chắc chắn sẽ không thể đúng hết với tất cả mọi người, nhưng mong rằng nó có thể giúp ích phần nào cho những game thủ cân bằng được cuộc sống trong game và ngoài đời thực của mình.

July.N - Theo HG

Video liên quan

Chủ Đề