Cách chia mè lợp ngói

(bietthudep902.com) Mái nhà là bộ phận quan trọng của ngôi nhà, nó không những giúp che nắng che mưa mà còn là yếu tố tạo nên tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Có rất nhiều thắc mắc của mọi người về khoảng cách lito lợp ngói. Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Lito là gì

Cách chia mè lợp ngói

Lito là những thanh tre hoặc nứa đặt dọc theo chiều dài của mái nhà, nó được buộc vào rui và dùng lợp nhà

Trước khi tìm hiểu về khoảng cách lito lớp ngói bạn cần hiểu rõ lito là gì?

Theo định nghĩa truyền thống thì lito là những thanh tre hoặc nứa đặt dọc theo chiều dài của mái nhà, nó được buộc vào rui và dùng lợp nhà. Từ xa xưa, lito được làm từ các thanh tre, thanh nứa, tuy nhiên này nay khi xã hội phát triển hơn, con người biết sử dụng hồ, vữa hay gạch thẻ tạo nên các đường thẳng trên mái bê tông làm mè và lợp ngói.

Tới thập niên 90 người ta đã chế tạo ra các thanh sắt vuông 15, vuông 20 để làm lito. Tuy nhiên đặc điểm của sắt thường bị axit làm cho han gỉ nên người ta thường sơn bảo dưỡng.

Tìm hiểu về khoảng cách lito lợp ngói

Cách chia mè lợp ngói

Khoảng cách lito lợp ngói cực kì quan trọng bởi vì lito sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng bị dột của ngôi nhà

Khi làm mái nhà, khoảng cách lito lợp ngóicực kì quan trọng bởi vì lito sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng bị dột của ngôi nhà. Chính vì vậy nhà sản xuất thường đưa ra quy định cụ thể về khoảng cách lito khi lợp ngói.

Đối với mỗi loại ngói, khoảng cách lito cũng được thiết kế khác nhau. Khoảng cách lito được xác định bằng cách đo từ tim của cây lito này đến tim của cây lito bên kia và khoảng cách của đầu bên này và đầu bên kia phải bằng nhau để đảm bảo ngói lợp xong sẽ đẹp và có tính thẩm mỹ hơn.

Với những dòng ngói đất nung truyền thống như ngói Đồng Nai, ngói Hạ Long loại 22 viên/m2 thì khoảng cách lito lợp ngói là 270mm

Với những loại ngói Nhật Nakamura HP, dòng ngói sơn phủ thế hệ mới Mamo Silicon 3D+ thì:

  • Ngói sóng: Khoảng cách lito lợp ngói từ 330 - 350mm là tối ưu cho mái nhà
  • Ngói phẳng: khoảng cách lito lợp ngói là 250mm

Với những loại ngói Thái Lan, sử dụng công nghệ WET on WET đảm bảo khả năng bám chắc của lớp áo màu:

  • Ngói sóng: khoảng cách lito lợp ngói là 320 - 340mm
  • Ngói phẳng: Khoảng cách lito lợp ngói từ 310 - 330mm

Đối với ngói Đồng Tâm thì khoảng cách lito lợp ngói từ 280 - 300mm

Đối với ngói Tráng men Ý Mỹ khoảng cách lito lợp ngói từ 345-350mm

Hướng dẫn thi công

Sau khi đã hiểu rõ được khoảng cách lito lợp ngói, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thi công

Chuẩn bị kết cấu ngói trước khi lợp

Đối với kết cấu truyền thống

Cách chia mè lợp ngói

Khoảng cách giữa 2 thanh lito tối thiểu từ 40 - 60mm đối với kết cấu truyền thống

  • Bước 1: Thực hiện lắp đặt 2 thanh lito trên đỉnh nóc 2 mái sao cho khoảng cách giữa 2 thanh lito tối thiểu từ 40 - 60mm.
  • Bước 2: Thực hiện lắp đặt thanh lito đầu tiên (mè kép) áp sát vào đầu thanh rui
  • Bước 3: Xác dịnh số lito bằng cách lấy khoảng cách "L" từ thanh lito đầu tiên đến thanh lito trên đỉnh nóc chia cho 280mm - 300mm ta được số thanh lito cần lắp đặt trên mái. Khoảng cách lito lợp mái được chia đều từ đỉnh đến cuối mái, thừa thiếu thì dồn vào hàng cuối cùng hoặc áp cuối.

Đối với kết cấu mái dùng tấm bê tông cốt thép

Hệ thống kết cấu dùng tấm bê tông cốt thép áp dụng giống hệ thống kết cấu truyền thống nhưng cómột số điểm khác biệt như sau:

Cách chia mè lợp ngói

  • Bước 1: Thực hiện lắp đạt kết cấu trên mái bê tông tương tự như cách thực hiện kiểu truyền thống

Cách chia mè lợp ngói

  • Bước 2: Lắp đạt các thanh sắt chờ trước khi đổ tấm bê tông cốt thép với khoảng cách từ 0,9 đến 1m cho mỗi chiều.

Phương pháp lắp đặt

  • Bước 1: kiểm tra độ dốc mái: Độ dốc máitối thiểu 170, tối đa 900, tối ưu 300- 400.
  • Bước 2: kiểm tra khoảng cách mè: kiểm tra hàng mè đầu tiên, hàng mè cuối cùng, khoảng cách giữa các lito ở giữa, khoảng cách tính theo hình vẽ phần " chuẩn bị kết cấu trước khi lợp"
  • Bước 3: Kiểm tra kết cấu mái
  • Bước 4: kiểm tra các mối tiếp giáp và việc trát vữa
  • Bước 5: Kiểm tra việc vận chuyển ngói và phụ kiện

​Cách thi công ngói chính

Lợp ngói lần lượt từ phải sang trái vài bắt đầu từ hàng dưới cùng của mái.Nếu lợp mái có lợp ngói rìa, viên ngói lợp đầu tiên phải lắp đặt cách mép ngoài của rèm trang trí bên hông 30mm.

Cách chia mè lợp ngói

Móc ngói lên thanh mè tại vị trí gờ móc sau đó lợp viên tiếp theo. Cố định cho mỗi viên ngói ở hàng đầu tiên vào thanh mè bằng loại đinh vít có đường kính 4mmØ5mm và chiều dài 60mmL70mm

Cách chia mè lợp ngói

Lợp một hàng dưới trước, lợp từ dưới lên trên.

Cách chia mè lợp ngói

Lợp ngói theo cách thức từ dưới lên trên, nên lợp xen lẽ

Cách thi công ngói nóc

Các bước chuẩn bị

  1. Lợp khoảng trống tại các điểm nóc và hông mái tiếp xúc nhau, cần phải tính toán và bố trí hợp lý phần lợp ngói lợp chính nhằm hạn chế việc cắt bớt ngói nóc và tăng tính thẩm mỹ của mái.
  2. Tất cả ngói nóc được lợp quay về một phía theo chiều của viên ngói ốp nóc trái
  3. Nóc và hông mái được lợp bằng ngói nóc có cùng tone màu với ngói lợp chính.Xác định ngói cách lợp ngói có dùng vữa

Khuyến nghị:

  1. Nên bắn (bắt) đinh vít cho những viên ốp cuối mái và nên lấy dấu khoan lỗ trước khi bắn vít.
  2. Dùng đinh dễ làm bể ngói hoặc mất thẩm mỹ và không an toàn khi cần phải tháo đinh để canh chỉnh lại vị trí (khi cần).
  3. Đinh vít dùng để bắn (bắt) nên dùng loại đinh Chiều dài (L): 60mm < L < 70mm và đường kính của đinh (O): O < 5mm.
  4. Tỷ lệ lợp vữa như sau: 3 phần cát, 1 phần xi măng, nước (vừa phải) đảm bảo vữa dẻo không bị tuộc khi phủ lên kẽ hở.
  5. Không nên trét vữa tại các mối nối

Một số lưu ý

1.Phải lợp viên ngói ốp cuối nóc trái trước tại vị trí thấp nhất của hông mái.

Đối với mái nhà có lợp ngói rìa, tại các vị trí giao với nóc ta sẽ tiến hành cắt bỏ phần cạnh của viên ốp cuối nóc trái theo hình bán nguyệt sao cho vừa khít với viên ngói rìa.
Lưu ý: phần cắt bỏ lớn/ nhỏ tùy thuộc vào độ

Cách chia mè lợp ngói

2. Cần đo và lấy dấu trung điểm của viên ngói nóc bằng phấn. Căng dây từ đầu viên ốp cuối nóc trái đến đỉnh của hông mái, sau đó lợp các viên ngói nóc sao cho các trung điểm

Cách chia mè lợp ngói

3. Trải vữa xi măng dẻo và khô ở phần đầu viên ngói, không nên phủ toàn bộ góc ngói cũng như trét đầy kẽ hở, tránh để vữa rơi trên khắp mặt ngói.

Cách chia mè lợp ngói

4.Các viên ngói nóc bên trên phải nằm chồng lên viên ngói nóc phía dưới được cân chỉnh qua đường tạo rãnh ở phần đuôi của viên ngói nóc.
Cắt bỏ phần vữa dư thừa không cần thiết. Khi vữa khô hoàn toàn, tiến hành sơn vữa bằng sơn ngói

Cách chia mè lợp ngói

Cách thi công ngói nóc trên hông nhà

1.Tại khe mái hoặc sóng hông, ta cần cắt ngói sao cho khe hở giữa các viên ngói càng nhỏ càng tốt và đường cắt phải thẳng tránh tình trạng ngói bị xê dịch khi cắt, ta có thể sử dụng keo cố định ngói.

Cách chia mè lợp ngói

2.Trải vữa dẻo khô dọc theo hai mái. Cố định ngói ốp cuối nóc bằng đinh vít và nên lấy dấu khoan lỗ trước khi bắt vít.

Cách chia mè lợp ngói

Cách thi công ngói rìa và ốp cuối rìa

1.Ngói rìa được thiết kế để che phủ hết chiều dài viên ngói lợp chính.
+ Bắt đầu lợp từ viên ngói ốp cuối rìa tại vị trí thấp nhất của mái.
+ Nên dùng vít để bắn (bắt) trong suốt quá trình thi công lắp đặt.
+ Đảm bảo các viên ngói rìa và ốp cuối rìa: bao phủ hết phần rìa mái và chạm với thanh mè - tấm trang trí ngoài với phần rìa của ngói lợp chính.

Cách chia mè lợp ngói

2.Lắp mè tạm có tiết diện 4x4cm dưới xà khoảng 5-7cm nhằm đảm bảo các viên ngói rìa được lợp thẳng hàng.

Cách chia mè lợp ngói

3.Dùng thước đo khoảng cách từ viên ngói hàng thứ nhất đến viên ngói hàng thứ hai. Sau đó đo viên ngói ốp cuối rìa, cắt bỏ phần dư ở phía đầu nhỏ của viên ngói ốp cuối rìa nhằm đảm bảo khi lợp viên ốp cuối rìa sẽ che phủ vừa đủ chiều dài của viên ngói lợp chính ở hàng thứ nhất

Cách chia mè lợp ngói

4. Đặt viên ngói ốp cuối rìa sao cho mép dưới sát và song song với mép dưới của ngói lợp chính. Dùng đinh vít bắn (bắt) cố định viên ngói ốp cuối rìa
Đảm bảo các viên ngói rìa và ốp cuối rìa: bao phủ hết phần rìa mái và chạm với thanh mè/ tấm trang trí ngoài với phần rìa của ngói lợp chính.

Cách chia mè lợp ngói

5. Đặt viên ngói rìa tiếp theo (từ đuôi ngói lợp của hàng kế tiếp chạy xuống viên ngói ốp cuối rìa) sát và thẳng hàng với viên ngói lợp bìa. Tiếp tục lợp tương tự từ dưới lên trên cho đến phần giao nhau giữa rìa và nóc. Tất cả các viên ngói rìa phải được bắn (bắt) vít cố định vào thanh mè hoặc tấm trang trí qua hai vị trí lỗ đinh trên thân viên ngói rìa.

Cách chia mè lợp ngói

6.Kiểm tra việc lắp đặt ngói rìa và ốp cuối rìa. Căng dây từ vị trí cuối nóc xuống rìa mái và các viên ngói rìa và ốp cuối rìa thẳng hàng với dây. Hoặc cạnh dưới của viên ngói rìa nằm trên thanh mè tạm.

Khuyến nghị:Chỉ nên rút/tháo thanh mè tạm ra ngay khi kiểm tra việc lắp ngói rìa và ốp cuối rìa

Cách chia mè lợp ngói

7. Tại các vị trí giao nhau giữa rìa với nóc, các viên ngói rìa phải lợp sao cho 2 viên rìa nằm càng sát nhau càng tốt .

Không nên dùng vữa để gắn ngói rìa vì vữa sẽ dễ bị nứt (do khô hoặc đông cứng)

Cách thi công máng xói và mái lợp

  1. Nếu có lắp thêm máng xối tại vị trí này, ngói ốp cuối nóc nên lợp đưa ra ít nhất 50mm so với mép trong của máng xối.
  2. Cắt các viên ngói dọc theo máng để khoảng hở từ 3-4cm. Hàn cố định máng xối vào xà gồ bên dưới hai mái.
  3. Khoảng cách tại mối nối máng xối tối thiểu là 100mm phải được hàn cố định
  4. Nơi giao nhau của hai đầu máng xối cần được nối đúng cách để đảm bảo kín nước, tránh dột.
  5. Không dùng vữa trám lên khe mái vì nước không có chỗ thoát dễ tràn qua mái.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về khoảng cách lito lợp ngói. Hi vọng bài viết này sẽ đem tới những thông tin bổ ích cho bạn.