Cách chữa bệnh mày đay hiệu quả

Nổi mề đay là một bệnh da liễu rất phổ biến từ trước đến nay. Mức độ nguy hiểm tuy không nặng nhưng những ảnh hưởng mà bệnh mang đến khá rõ ràng. Do đó, chúng ta không nên có thái độ chủ quan nếu mề đay xuất hiện trên cơ thể. Việc áp dụng các phương pháp chữa trị nổi mề đay là cần thiết.

1. Một số phương pháp chữa nổi mề đay không tốn quá nhiều chi phí

Được biết đến như một căn bệnh “quốc dân”, bệnh mề đay gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, một vùng hoặc toàn thân nổi các nốt sần, đỏ ửng. Theo phản xạ tự nhiên, chúng ta đa phần gãi, chà sát thường xuyên những vùng nổi mẩn, ngứa ngáy. Nhưng càng gãi thì càng ngứa và làm bệnh càng trầm trọng.

Do đó, trước khi bệnh nặng hơn, chúng ta nên có biện pháp để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Một số mẹo hay dưới đây sẽ giúp bạn chữa nổi mề đay tại nhà một cách hiệu quả và ít tốn kém nhất.

Chườm lạnh hoặc áp lạnh những vùng nổi mề đay:

Khi mới khởi phát, cơ thể sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, vùng nổi mẩn cũng nóng dần, ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, bạn hãy lấy vài viên đá lạnh bỏ vào túi vải áp lên vùng bị nổi mẩn. Lưu ý túi vải phải thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn cho vết thương.

Duy trì mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 30 phút cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng mất đi, mề đay dần dần lặn xuống. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp trị nổi mề đay triệt để, bên cạnh đó bạn nên kết hợp sử dụng một số loại thuốc để bệnh được điều trị nhanh chóng hơn.

Sử dụng cây nha đam [lô hội]:

Đây cũng là một phương pháp làm giảm ngứa ngáy có hiệu quả tức thì. Nha đam có tác dụng làm mát rất nhanh chóng. Không chỉ vậy, nó cũng là một thực phẩm có chất kháng khuẩn lành tính rất cao, chất làm mềm da, chất chống dị ứng,...

Khi thấy xuất hiện mề đay trên cơ thể, bạn hãy rửa một nhánh nha đam thật sạch, sướt bỏ vỏ, dùng phần thịt chà nhẹ nhàng vào vùng bị nổi mẩn. Hoặc xay nhuyễn thành gel, đắp lên vùng nổi mẩn, giữ nguyên 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Hãy kiên trì làm như vậy, bạn sẽ nhận được kết quả đáng ngạc nhiên đấy!

Nha đam không chỉ có tác dụng chữa nổi mề đay mà còn giúp đẹp da

Sử dụng tinh dầu bạc hà:

Trong hoạt chất của bạc hà có chứa Menthol chất tạo ra cảm giác mát khi được bôi lên da,... Không chỉ vậy, loại tinh dầu này còn có tác dụng chống đầy hơi, khó tiêu, tăng khả năng tiêu hóa. Có chất kháng khuẩn cao, chống sưng, chống viêm, do đó chúng cũng là một trong những thành phần không thể thiếu trong kem đánh răng.

Sử dụng gừng:

Một vài lát gừng, cắt mỏng chà nhẹ lên vùng bị mẩn đỏ, bởi trong gừng có các hoạt chất sát khuẩn, và còn có tính giữ ẩm cao,...

Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn vài củ gừng tươi, cho vào nấu cùng với nước dùng để tắm. Tắm nước gừng không có chỉ có tác dụng giữ ấm, kháng khuẩn mà còn giúp cuốn trôi vi khuẩn nằm trên bề mặt da một cách hiệu quả.

Uống trà gừng cùng với mật ong cũng là một cách trị nổi mề đay tại nhà mà bạn cũng nên áp dụng.

Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, có chất vải mềm mại:

Các bạn có để ý rằng, khi mắc bệnh mề đay những vùng bị bó sát là những vùng ngứa ngáy khó chịu nhất. Do đó, không nên mặc những loại quần áo bó và có chất vải hơn cứng khi bị mề đay. Chúng dễ cà sát gây bệnh thêm nặng.

Sử dụng bột yến mạch:

Bột yến mạch ngâm trong nước cũng là một hỗn hợp tốt, và hay được sử dụng để giữ ẩm cho da và giảm ngứa ngáy.

Cho một ít yến mạch vào bồn tắm cùng với nước ấm. 5 - 10 phút sau khi bột đã nở ra, bạn có thể sử dụng chúng để ngâm toàn thân.

Lưu ý, hỗn hợp ngâm không được quá lạnh. Bệnh sẽ dần cải thiện sau 2 - 3 ngày sử dụng.

Rau má là một loại thực phẩm được dùng để phòng và điều trị nổi mề đay:

Không như những loại thực phẩm trên, loại rau này được nhiều người biết đến với công dụng chữa trị mề đay từ bên trong cơ thể.

Ở loại rau này, ngoài tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan khá tốt. Cách sử dụng vô cùng dễ dàng bằng việc xay nhuyễn lọc lấy nước uống, và nó cũng không tốn qua nhiều chi phí.

Tuy nhiên, bạn vẫn không nên lạm dụng nó, sử dụng quá nhiều đôi khi sẽ gây tác dụng ngược đấy ạ. Đặc biệt là ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Nước ép rau má giúp thanh lọc và giải độc cơ thể rất hiệu quả

Uống trà thảo mộc:

Một loại thức uống có tác dụng thanh nhiệt, có tác dụng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, trà thảo mộc được chọn là một trong những loại thức uống bạn nên sử dụng hàng ngày. Do đó với bệnh mề đay, một căn bệnh khởi phát do nóng trong người càng đáng để được sử dụng. Được chiết suất từ những lá chè xanh và rễ cam thảo, chúng có khả năng kháng histamin - chất gây ra các phản ứng viêm cho cơ thể.

Nên sử dụng các loại trà thảo mộc có các thành phần thanh mát như: hoa cúc, atiso, hoa nhài, chè xanh,... để thanh lọc cơ thể, giúp hỗ trợ tốt cho chữa nổi mề đay.

Xây dựng một chế độ ăn khoa học, giàu chất xơ, đầy đủ các loại vitamin:

Một chế độ ăn uống khoa học là điều tất yếu ở mỗi người bệnh cần phải tuân thủ chứ không riêng gì bệnh mề đay. Một chế độ hợp lý, không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh, mà còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi hơn.

Không chỉ uống nhiều nước, người mắc bệnh nên ăn những thực phẩm có khả năng giải nhiệt tốt, tiêu độc, chứa nhiều chất xơ như: mướp đắng, mồng tơi,... Bên cạnh đó nên bổ sung một số loại gia vị như hành, tỏi, nghệ,... bởi chúng có chứa tính kháng khuẩn rất cao. Một số loại trái cây chứa nhiều vitamin A, C, E rất thích cho người đang chữa nổi mề đay.

Bên cạnh đó, một số thực phẩm các bạn cũng nên kiêng khem trong suốt quá trình mang bệnh, điều trị như:

  • Các thực phẩm nhiều giàu mỡ, cay nóng.

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm như: thịt cá, thịt bò, thịt chó, các loại hải sản,...

  • Các món ăn mặn hoặc các loại bánh ngọt.

2. Chữa nổi mề đay bằng một số loại thuốc tây

Ngoài việc áp dụng các cách điều trị nổi mề đay tại nhà như trên, các bạn còn có thể chữa nổi mề đay thông qua các loại thuốc tây phổ biến hiện nay như:

  • Fexofenadine: Đay là loại thuốc chuyên dụng để chữa nổi mề đay. Tác dụng chính của nó là kháng histamin tổng hợp, hạn chế các phản ứng viêm do histamin gây ra.

  • Hydroxyzine: Cũng là một biệt dược nằm trong nhóm kháng histamin cạnh tranh trên thụ thể H1.

  • Cetirizin: Được bào chế dưới dạng viên nhộng hoặc dung dịch. Chuyên dùng điều trị nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, mẩn ngứa ngoài da,...

  • Loratadin: loại này khá thông dụng ở hiện nay. Có tác dụng kháng histamin 3 vòng.

Chữa nổi mề đay bằng thuốc tây cho hiệu quả nhanh chóng

Và nhiều loại khác cũng được bày bán tại các tiệm thuốc tây. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên sử dụng chúng một cách tùy tiện. Hầu hết các thuốc này đều có những tác dụng phụ riêng của nó.

Một số tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng thuốc tây như: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy, khô miệng,... nguy hại hơn là gây ngứa thêm tại vùng bôi.

Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ về những loại thuốc phù hợp với bạn, liều lượng, cũng như cách sử dụng ra sao để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tây chữa nổi mề đay

Các phương pháp chữa nổi mề đay hiện nay tuy rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên đâu là giải pháp tốt nhất cho bạn, hi vọng bạn sẽ tìm được sau khi đọc bài viết trên. Hãy gọi cho chúng tôi qua hotline 1900565656 Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, ở đây các bạn sẽ được hỗ trợ, giải đáp tất tần tật các thắc mắc liên quan.

Nổi mề đay là một trong những dạng dị ứng, mẩn ngứa trên da phổ biến khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích. Hầu hết tình trạng nổi mề đay không quá nghiêm trọng, song cần lưu ý nếu có dấu hiệu sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong khi can thiệp chậm trễ. Dưới đây là một số cách chữa nổi mề đay nhẹ hiệu quả ngay tại nhà ai cũng có thể áp dụng.

1. Lý do khiến bạn bị nổi mề đay

Nổi mề đay xảy ra khi mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố kích thích dẫn đến phù cấp hoặc phù mãn tính ở trung bì. Mề đay thể hiện trên da là những vết mẩn ngứa, đỏ, sần lên rõ ràng, khi sờ vào sẽ thấy bề mặt da không còn phẳng như bình thường. Nổi mề đay không phải là tình trạng hiếm gặp, theo thống kê cứ khoảng 100 người lại có 15 - 20 người từng gặp tình trạng này.

Nổi mề đay trên da là dấu hiệu dị ứng gây nhiều khó chịu

Dù không nguy hiểm nhưng nổi mề đay gây không ít khó chịu và bất tiện cho người bệnh, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt. Dựa trên tiến triển bệnh, nổi mề đay được chia thành 2 nhóm gồm:

  • Nổi mề đay cấp tính: Triệu chứng thường kéo dài dưới 24 giờ, song vẫn có trường hợp kéo dài hơn nhưng không quá 6 tuần.

  • Nổi mề đay mạn tính: Triệu chứng kéo dài đến trên 6 tuần.

Tác nhân cụ thể gây ra nổi mề đay rất phức tạp, mỗi người có thể bị nổi mề đay khi tiếp xúc với các yếu tố khác nhau. Các tác nhân gây bệnh thường gặp bao gồm: mỹ phẩm, độc do côn trùng cắn, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn,...

Tác nhân gây nổi mề đay rất phức tạp

Triệu chứng điển hình để nhận biết tình trạng nổi mề đay là trên da mặt, tay chân hoặc thân mình xuất hiện các nốt hoặc mảng ban đỏ. Hình dạng, kích thước các ban có thể không đồng đều, gây ngứa nhẹ đến ngứa rất nghiêm trọng tùy theo mức độ bệnh.

2. Tìm hiểu cách chữa nổi mề đay tại nhà

Mặc dù là triệu chứng bệnh không gây nguy hiểm nhưng nổi mề đay ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sinh hoạt. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh nhanh chóng bằng những biện pháp sau:

2.1. Cách ly với yếu tố nguy cơ gây nổi mề đay

Muốn chữa nổi mề đay hiệu quả nhất, điều quan trọng nhất là xác định chính xác tác nhân khiến bạn bị nổi mề đay và cách ly chúng. Hãy kiểm tra lại các yếu tố tiếp xúc hoặc có thay đổi trong thời gian gần đây như: tiếp xúc nhiều trong thời gian dài với ánh nắng mặt trời, stress căng thẳng, côn trùng cắn, dùng thuốc điều trị mới, nhiễm khuẩn, nấm, virus,...

Hầu hết trường hợp sau khi cách ly không tiếp xúc với yếu tố gây nổi mề đay, triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất trong vòng 24 giờ. Nếu không cách ly tốt mà tiếp tục tiếp xúc với yếu tố gây bệnh, triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn và bạn cần sớm đến bệnh viện kiểm tra như: chóng mặt, khó thở, sưng mặt, sưng môi, sưng họng,...

Cần cách ly ngay lập tức với yếu tố gây nổi mề đay

2.2. Sử dụng dung dịch chống ngứa

Ngứa gây gãi nhiều và làm tổn thương da là tình trạng thường thấy ở những người bị nổi mề đay, cách hiệu quả để kết thúc tình trạng này là vệ sinh vùng da bị bệnh bằng các dung dịch giảm ngứa. Dung dịch hiệu quả bao gồm: bột yến mạch, baking soda, tắm nước mát,...

Mặc dù biện pháp này giúp bạn giảm ngứa, giảm khó chịu do nổi mề đay nhưng nếu triệu chứng vẫn tiếp tục xảy ra và kéo dài nghĩa là bạn vẫn chưa cách ly hoàn toàn với yếu tố gây bệnh.

2.3. Chườm lạnh để giảm nổi mề đay

Biện pháp này được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả tích cực với cả nổi mề đay lẫn các dạng ngứa da, dị ứng da khác. Nhiệt độ thấp từ đá chườm có tác dụng làm mát da, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và người bệnh cũng giảm việc gãi ngứa da.

Tuy nhiên cần lưu ý chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc đá lạnh bọc trong túi vải, chườm trong tối đa 10 phút để tránh gây bỏng lạnh cho da. Thực hiện cách này vài lần trong ngày đến khi triệu chứng nổi mề đay không còn nghiêm trọng.

2.4. Chữa nổi mề đay bằng lô hội

Lô hội là một trong những nguồn mỹ phẩm tự nhiên tốt, rẻ tiền nhưng hiệu quả được nhiều chị em sử dụng. Hơn nữa, rất nhiều sản phẩm dưỡng da hiện nay sử dụng chiết xuất lô hội do trong loại lá cây này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Trong đó điển hình là Vitamin E giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, làm dịu da và phục hồi làn da khỏe mạnh.

Lô hội có thể làm dịu da, giảm nổi mề đay

Tình trạng nổi mề đay hay các dạng viêm da, dị ứng da,...đều có thể dùng lô hội để làm dịu da, tăng tốc độ phục hồi da. Tuy nhiên vẫn có một số người có làn da nhạy cảm, có thể bị viêm da tiếp xúc khi dùng lô hội trực tiếp. Vì thế, hãy thử nghiệm trên vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên toàn bộ da bị nổi mề đay.

2.5. Chữa nổi mề đay bằng thuốc kháng histamin

Với những bạn bị nổi mề đay nghiêm trọng, không thể chữa khỏi hoàn toàn bằng các biện pháp tại nhà trên thì có thể cần dùng đến thuốc điều trị. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, giảm khó chịu do nổi mề đay thường dùng là thuốc kháng histamin. Thành phần thuốc tác dụng trực tiếp đến cơ chế sản sinh histamin gây ra nổi mề đay nên hiệu quả nhanh chóng.

Có một số loại thuốc kháng histamin không kê toa có thể dùng khi nổi mề đay nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ bao gồm:

  • Thuốc benadryl: tác dụng giảm mẩn, ngứa, tác dụng nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống nhưng có thể gây buồn ngủ.

  • Thuốc bôi ngoài da calamine: làm mát da, giảm ngứa do nổi mề đay nhanh chóng, bôi trực tiếp trên vùng da bị bệnh.

  • Thuốc cetirizine, loratadine, fexofenadine,...có tác dụng chống mẩn ngứa, mề đay lâu dài và ít gây buồn ngủ, có thể dùng cho người bị nổi mề đay nặng.

Thuốc kháng histamin điều trị nổi mề đay nghiêm trọng

Mặc dù nổi mề đay thường ít khi kéo dài và có thể kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà nhưng nếu có dấu hiệu dị ứng nặng hơn hoặc triệu chứng không thuyên giảm sau nhiều ngày, cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác, điều trị hiệu quả.

Nếu có thắc mắc khác, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề