Cách chức giám đốc công ty TNHH

Miễn nhiệm, cách chức là một trong các hình thức kỷ luật được áp dụng với Giám đốc, Tổng giám đốc Doanh nghiệp nhà nước. Việc áp dụng miễn nhiệm hay cách chức tùy vào mức độ của hành vi vi phạm. Pháp luật quy định các trường hợp miễn nhiệm và cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước tại Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể như sau:

1. Các trường hợp miễn nhiệm

Miễn nhiệm là việc người được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm. Vì lý do chính đáng hoặc năng lực có hạn hoặc vi phạm kỷ luật chưa đến mức bị cách chức mà người đương nhiệm hoặc cơ quan, tổ chức đã bổ nhiệm thực hiện miễn nhiệm.

Các trường hợp miễn nhiệm đối với Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2020:

Điều 102. Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng

1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:

a] Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 101 của Luật này;

b] Có đơn xin nghỉ việc.”

Như vậy, các trường hợp miễn nhiệm gồm:

- Giám đốc, Tổng giám đốc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Điều 101 Luật Doanh nghiệp năm 2020, bao gồm:

Điều 101. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.

3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.”

Pháp luật đưa ra các tiêu chuẩn và điều kiện nhằm sàng lọc, lựa chọn được những ứng cử viên đáp ứng được các yêu cầu để đảm bảo việc điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Khi Giám đốc, Tổng giám đốc đó không còn đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định thì đương nhiên bị miễn nhiệm.

- Có đơn xin nghỉ việc: Trong quá trình làm việc, công tác vì một lý do nào đó [lý do sức khỏe, nhu cầu công việc, kết quả hoàn thành nhiệm vụ không tốt…], Giám đốc, Tổng giám đốc không muốn đảm nhiệm chức vụ này nữa và tự nguyện xin nghỉ việc. Khi quan hệ lao động chấm dứt thì Giám đốc, Tổng giám đốc cũng không còn giữ chức vụ quản lý trong doanh nghiệp.

2. Các trường hợp cách chức

Cách chức là việc người có thẩm quyền ra quyết định cho người được bổ nhiệm đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

Đối với việc cách chức Giám đốc, Tổng giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước, nội dung này được quy định tại Khoản 2 Điều 102:

Điều 102. Miễn nhiệm, cách chức đối với Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, Kế toán trưởng

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc bị xem xét cách chức trong trường hợp sau đây:

a] Doanh nghiệp không bảo toàn được vốn theo quy định của pháp luật;

b] Doanh nghiệp không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm;

c] Doanh nghiệp vi phạm pháp luật;

d] Không có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp;

đ] Vi phạm một trong số các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quản lý quy định tại Điều 97 và Điều 100 của Luật này;

e] Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.”

Như vậy, các trường hợp cách chức gồm:

- Doanh nghiệp không bảo toàn được vốn theo quy định của pháp luật. Việc bảo toàn vốn của Doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 [được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 40/2020 ngày 30/11/2020] cụ thể:

“Điều 22. Bảo toàn vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Mọi biến động về tăng, giảm vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan tài chính để theo dõi, giám sát.

2. Việc bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:

a] Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật.

b] Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.

c] Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau đây:

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

- Dự phòng các khoản phải thu khó đòi;

- Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính;

- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp.

d] Các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Định kỳ hàng năm doanh nghiệp phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của doanh nghiệp, phương pháp đánh giá như sau:

a] Sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không phát sinh lỗ hoặc có lãi, doanh nghiệp bảo toàn vốn.

b] Trường hợp sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ [bao gồm trường hợp còn lỗ lũy kế], doanh nghiệp không bảo toàn được vốn.”

Là người tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư và quyết định các công việc hằng ngày của doanh nghiệp, Giám đốc, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp không bảo toàn được vốn theo quy định.

- Doanh nghiệp không hoàn thành các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hằng năm. Mỗi năm, doanh nghiệp đều xây dựng kế hoạch kinh doanh, xác định mục tiêu về thị phần, doanh số, năng suất lao động… Việc không hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm có thể cho thấy sự lơ là trong quản lý, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay lãi thấp… Với vai trò cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, kế hoạch kinh doanh hằng năm của Doanh nghiệp Nhà nước có ý nghĩa lớn không chỉ với doanh nghiệp mà còn với cả xã hội. Khi đó Giám đốc, Tổng giám đốc bị cách chức do không xứng đáng với trách nhiệm được giao.

- Doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Giám đốc, Tổng giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hằng ngày, thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước người bổ nhiệm, người ký hợp đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

- Không đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh mới của doanh nghiệp.

- Vi phạm một trong số các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều 100 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

- Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm, cách chức, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty xem xét, quyết định tuyển chọn, bổ nhiệm người khác thay thế. [Khoản 3 Điều 102 Luật Doanh nghiệp năm 2020]

Luật Hoàng Anh

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, được Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty thuê hoặc bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.

Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc:

- Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

- Ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Tuyển dụng lao động;

- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.

Để trở thành Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Không thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam;

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.

Trong trường hợp Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty thì sau khi bổ nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc, công ty cần thực hiện thủ tục:

- Đăng ký doanh nghiệp [trong trường hợp bổ nhiệm lần đầu]. Xem chi tiết tại công việc “Đăng ký thành lập doanh nghiệp”;

- Hoặc thủ tục thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật [trong trường hợp bổ nhiệm lại] với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi. Xem chi tiết tại công việc: Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”.

Các tài liệu cần thiết cho việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc bao gồm:

1. Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm/miễn nhiệm/bãi nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc.

2. Quyết định về việc bổ nhiệm/miễn nhiệm/bãi nhiệm Giám đốc/Tổng giám đốc.

3. Tài liệu có liên quan khác

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Các bài biết liên quan và Câu hỏi thường gặp của công việc. Bạn chưa xem được Nội dung chi tiết công việc, Danh mục các giấy tờ kèm theo, Căn cứ pháp lý được sử dụng, Nội dung chi tiết biểu mẫu, Lịch công việc,...

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

Biểu mẫu:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Các bài biết liên quan và Câu hỏi thường gặp của công việc. Bạn chưa xem được Nội dung chi tiết công việc, Danh mục các giấy tờ kèm theo, Căn cứ pháp lý được sử dụng, Nội dung chi tiết biểu mẫu, Lịch công việc,...

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

Video liên quan

Chủ Đề