Cách dạy ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Tổng hợp nhanh trọng tâm ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học

Ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học là kiến thức nền tảng và cơ bản để các bé có thể học sâu hơn về Tiếng Anh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp trọng tâm ngữ pháp Tiếng Anh Tiểu học để các con thuận tiện ôn tập ngay tại nhà.

Cách dạy ngữ pháp thật hay? – How to teach awesome grammar?

  • August 31, 2018
  • , Phương pháp giảng dạy

Contents

  • 1 HOW TO TEACH AWESOME GRAMMAR – Cách dạy ngữ pháp thật hay
  • 2 NGUYÊN TẮC DẠY NGỮ PHÁP:
      • 2.0.1 Lưu ý:
  • 3 QUY TRÌNH DẠY NGỮ PHÁP ĐƠN GIẢN
    • 3.1 1. DEDUCTIVE
      • 3.1.1 PRESENT
      • 3.1.2 PRACTICE
    • 3.2 2. INDUCTIVE
      • 3.2.1 PRESENT
      • 3.2.2 PRACTICE

HOW TO TEACH AWESOME GRAMMAR – Cách dạy ngữ pháp thật hay

Grammar – The one word that invokes absolute terror in every English teacher! [Ngữ pháp – Nghe tên thôi là đủ để rất nhiều bạn giáo viên tiếng Anh phải khóc thét!]. Chúng ta hãy “thuần hóa” grammar để luôn tự tin “tiếp chiêu” tất cả các bài ngữ pháp cho mọi lứa tuổi. Trong bài viết này, chia sẻ các bạn cách dạy ngữ pháp thật vui, đơn giản mà hiệu quả.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của grammar trong việc hình thành năng lực tiếng Anh của người học:

– Ngữ pháp có quan trọng không? Có! Hiểu ngữ pháp thì mới có thể nói và viết được các câu đúng cú pháp [syntax], và tránh được các lỗi sai như thiếu S/ES, chia thì sai, động từ và chủ ngữ lệch nhau [subject-verb agreement],…
– Ngữ pháp quan trọng, nhưng trọng số [weight] trong việc học tiếng Anh, đặc biệt là đối với người Việt vốn đã input quá nhiều ngữ pháp không hiệu quả, không cao. Thời gian học ngữ pháp chỉ nên chiếm khoảng 20% tổng thời lượng input tiếng Anh
– Ngữ pháp giúp chúng ta đặt câu đúng cấu trúc, nhưng để sử dụng được thành thạo các cấu trúc ngữ pháp đã biết trong giao tiếp thực tế. Chúng ta cần những điều kiện rất gắt gao: Có thời gian để suy nghĩ, phải biết cấu trúc ngữ pháp mình muốn dùng, phải chủ động nhận thức là mình muốn nói/viết đúng

skkn PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH THEO HƯỚNG GIAO TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.78 MB, 30 trang ]

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị : TRƯỜNG THPT XUÂN HƯNG
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH
THEO HƯỚNG GIAO TIẾP

Người thực hiện: TRẦN THỊ CẨM LINH
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: Tiếng Anh
- Lĩnh vực khác: .................................. 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD [DVD]
 Phim ảnh  Hiện vật khác
[các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm]

Năm học: 2016-2017
Trần Thị Cẩm Linh

1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRẦN THỊ CẨM LINH
2. Ngày tháng năm sinh: 08 / 07/ 1975
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Xuân Hưng- Xuân Lộc- Đồng Nai
5. Điện thoại: 01668741387
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên THPT
8. Nhiệm vụ được giao : Chủ nhiêm lớp 12b8 +TTCM
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Hnưg
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị [hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ] cao nhất: Cử nhân ngoại ngữ
- Năm nhận bằng: 2003
- Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Tiếng Anh
Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
đã có trong 5 năm gần đây:
1. Phương pháp tổ chức lớp học theo hình thức nhóm và cặp.
2. Một số phương pháp gây hứng thú trong giờ học nghe
3. Teaching listening

Trần Thị Cẩm Linh

2



PHƯƠNG PHÁP DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH
THEO HƯỚNG GIAO TIẾP
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay ngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là
tiếng Anh. Chính vì thế ngày 30 tháng 09 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt
đề án về “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
Việc ban hành Đề án thể hiện sự quan tâm cũng như quyết tâm của chính phủ trong việc
nâng cao trình độ ngoại ngữ của thanh niên Việt Nam ở tất cả cấp học, với yêu cầu cụ
thể: “Đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học
có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong
môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của
người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước….”.
Mục tiêu của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, nên học sinh cần phải hội đủ các
kỹ năng mới thực hiện tốt được quá trình giao tiếp. Trong đó việc nắm vững các cấu trúc
ngữ pháp không thể xem nhẹ được. Thế nhưng đối với hầu hết các học sinh nhắc tới
"học ngữ pháp" là gợi nên một cảm giác tẻ nhạt, khô khan và nhàm chán. Là một giáo
viên đang giảng dạy tiếng Anh, nhận thấy được tầm quan trọng của việc dạy tiếng Anh
theo phương pháp giao tiếp, và mong muốn góp phần thực hiện sứ mệnh của quốc gia
trong việc đào tạo thế hệ trẻ có năng lực sử dụng tốt tiếng Anh để phục vụ cho bối cảnh
đất nước hội nhập. Từ ý nghĩa trên tôi cố gắng nghiên cứu và đề xuất vận dụng phương
pháp dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng giao tiếp cho học sinh bậc THPT.

II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Lịch sử vấn đề nghiên cứu
a] Trên thế giới
Tại cuộc hội thảo năm 2009 về "Ngữ pháp và dạy học theo hướng giao tiếp: Tại sao,


khi nào và phải dạy như thế nào?" Grammar and Comunicative Language Teaching: why, when
and how to teach it? Giáo Sư Ane Burns thuộc khoa ngoại ngữ học ứng dụng của Đại học
Macquarie, Úc đã đưa ra những định nghĩa về ngữ pháp và khẳng định ngữ pháp là một phần
của dạy giao tiếp, không thể dạy ngữ pháp chỉ tập trung vào ngữ nghĩa và hình thức, mà phải

Trần Thị Cẩm Linh

3


dựa vào tình huống, ngữ cảnh có như vậy người học mới có thể tiếp thu kiến thức 1 cách tự
nhiên và có thể vận dụng kiến thức đã học có hiệu quả.
Peter Watcyn-Jones, "Grammar games and activities for teacher". Đây là cuốn sách
được thiết kế dành cho giáo viên [GV], gồm có 120 hoạt động để thực hành và ôn luyện cấu trúc
ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao. Sách được chia làm 2 phần, phần 1 hướng dẫn chi tiết cách
thực hiện các hoạt động, phần 2 gồm nhiều biểu mẫu, giấy phát tay rất đa dạng dùng để
photocopy cho học sinh . Hầu hết những hoạt động trong sách được thiết kế để học sinh làm
việc làm việc theo cặp hoặc theo nhóm. Ngoài việc làm cho quá trình học được năng động và
thú vị hơn, những hoạt động này còn giúp cho chủ đề về ngữ pháp gần gủi hơn với người sử
dụng.
David Bolton and Noel Goodey, "Trouble with verb?". Tác giả đã đề cập đến những
điểm ngữ pháp khó mà học sinh thường mắc phải khi sử dụng thì và động từ, giúp học sinh
không nhầm lẫn khi dùng các thì: hiện tại đơn hay hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn hay hiện tại
hoàn thành…. Sách gồm có 15 bài và mỗi bài đều được tiếp cận theo 4 bước sau: What's the
rule? Teaching points, classroom activities, practice exercises. Phần giới thiệu cấu trúc ngữ pháp
bằng những hình ảnh rất thú vị, giúp học sinh dễ tiếp cận.
b] Ở Việt Nam
Đường hướng giao tiếp được dựa trên quan điểm cho rằng dạy ngôn ngữ là để giao
tiếp, do đó năng lực giao tiếp của học sinh dưới các hình thức: nghe, nói, đọc, viết phải là
đích của giảng dạy. Chính vì thế Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã phối hợp cùng với Hội


Đồng Anh hàng năm tổ chức những buổi tập huấn về "Dạy tiếng Anh theo hướng giao
tiếp". Đây là diễn đàn, và cũng là nơi các giảng viên và giáo viên gặp gỡ, giao lưu và trao
đổi ý tưởng tập trung vào các thay đổi cách tiếp cận và các phương pháp dạy và học tiếng
Anh, khuyến khích phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo hướng giao tiếp, phù hợp với
bối cảnh của Việt Nam. Trên thực tế, điều này đã và đang giúp GV thử nghiệm các hoạt
động theo cặp, theo nhóm và hàng loạt các phương thức, các hoạt động khác nhằm
khuyến khích học sinh giao tiếp một cách hiệu quả hơn bằng tiếng Anh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
a. CÁC GIẢI PHÁP
1. Phương pháp ngữ pháp - dịch [Grammar Translation Method]

Trần Thị Cẩm Linh

4


Phương pháp ngữ pháp - dịch là phương pháp ra đời sớm nhất, trong thế kỷ 19
giảng dạy ngoại ngữ đã ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách 'chết' ngoại ngữ cổ điển - Latin và
Hy Lạp - đã dạy. Người học dịch những câu từ ngoại ngữ này sang ngoại ngữ khác đôi
khi rất vô nghĩa. Người học thường nghiên cứu các tác phẩm văn học nổi tiếng, vì vậy kỹ
năng đọc và viết chiếm ưu thế. Thường ít, hoặc không có, nói và nghe.
Mục đích chủ yếu của phương pháp ngữ pháp - dịch là phân tích ngữ pháp, chú
trọng nhiều vào việc học và rèn luyện thành thạo các cấu trúc ngữ pháp, theo phương
pháp này người học chủ yếu dựa vào các nguyên tắc ngữ pháp để lý giải ý nghĩa của từng
thành tố trong câu để nắm được nghĩa của cả câu, cả đoạn rồi đến cả bài mà hầu như
không phải thực hành nghe hoặc nói. Tóm lại, người học chỉ ghi nhớ các nguyên tắc ngữ
pháp và áp dụng chúng vào kỹ năng đọc, viết để tìm cách chuyển dịch nghĩa sang tiếng
mẹ đẻ hoặc tiếng Anh. Phương pháp này đã rất thịnh hành trước đây và ngay cả hiện nay
ở Việt Nam vì nó phù hợp với thói quen học truyền thống của người Việt.


2. Phương pháp trực tiếp [The direct Method]
Theo các nhà phê bình, người học học một ngoại ngữ trong nhiều năm theo
phương pháp truyền thống [phương pháp ngữ pháp - dịch], thì không thể thực hiện được
một công việc đơn giản như yêu cầu một ly nước. Lí do đó người học được khuyến đề
nghị nên học ngoại ngữ theo một cách tự nhiên như trẻ em học ngoại ngữ đầu tiên của
chúng. Trường Berlitz nổi tiếng đã đi tiên phong trong phương pháp này.
Như một phản ứng chống lại dịch ngữ pháp, phương pháp trực tiếp nhấn mạnh kỹ
năng nói. Cách phát âm cũng được nhấn mạnh và ngữ âm học đã được sử dụng để giúp
phát âm tốt hơn. Mục tiêu học ngoại ngữ thứ hai được sử dụng trong lớp học. Các từ
vựng mới được giới thiệu qua các tranh ảnh bằng lời hoặc được minh họa để truyền đạt ý
nghĩa. Từ vựng và ngữ pháp đã được trình bày theo cấp độ, từ dễ đến khó. Dạy ngữ pháp
là gợi ý cho người học tự khám phá ra các quy tắc cho bản thân.
3. Phương pháp nghe- nói [Audio-Lingual Method]
Phương pháp này ra đời tại Mỹ trong thời chiến tranh thế giới thứ hai để đáp ứng
nhu cầu học ngoại ngữ một cách nhanh chóng để phục vụ các mục đích của quân đội nên
còn được gọi là "phương pháp quân đội". Phương pháp này đã chú trọng hơn vào việc
nghe - nói nhưng chủ yếu lại học theo cách bắt chước.

Trần Thị Cẩm Linh

5


Trong phương pháp này giáo viên cho một sự kích thích bằng lời nói, ví dụ như
đặt một câu hỏi, và các người học đáp lại bằng cách trả lời. Giáo viên ca ngợi những câu
trả lời đúng, làm tăng cường sự tích cực các mối quan hệ theo thuyết hành vi, và sửa chữa
những sai lầm. Lỗi được tránh bởi vì sự nguy hiểm của việc học những thói quen xấu.
Phương pháp nghe nói nhấn mạnh đến vai trò của luyện tập thành thục các mẫu
cấu trúc có sẵn, bằng cách lặp đi lặp lại và hình thành chuỗi dài. Cách dạy này bắt người
học phải ghi nhớ hoặc học thuộc các mẫu để áp dụng vào những tình huống cần thiết.


Mặc dù người học có thể nâng cao được khả năng nghe, nói nhưng phương pháp này tỏ
ra đơn điệu máy móc và thiếu tính sáng tạo.
4. Phương pháp giao tiếp [The communicate Approach]
Phương pháp giao tiếp [PPGT] xuất hiện vào cuối những năm 60 đầu những năm
70, để khắc phục những hạn chế của các PP trước đây, PP này có tính đột phá trong giảng
dạy tiếng Anh. PPGT xác định mục tiêu “Học ngoại ngữ là để giao tiếp, để trao đổi thông
tin”. Các nhà ngoại ngữ học như Widdowson nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại ngữ là
dựa vào cấu trúc hoặc ngữ pháp của ngoại ngữ đó. Nhưng ngoại ngữ là để giao tiếp, vì
thế khả năng giao tiếp thì quan trọng hơn có kiến thức về ngôn ngữ đó và biết giao tiếp.
Dạy ngoại ngữ theo PPGT nhấn mạnh đến khả năng tương tác của người học trong
bối cảnh giao tiếp, trong đó mỗi hành vi giao tiếp của người học sẽ thay đổi tùy thuộc vào
những phản ứng và câu trả lời trước đó của những người cùng tham gia. Vì vậy việc nâng
cao năng lực giao tiếp là mục tiêu của dạy học ngoại ngữ. PPGT coi người học là trung
tâm, còn thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn và kích thích khả năng sử dụng và giao tiếp
ngôn ngữ của người học. Người học sẽ được phát triển toàn diện tất cả các kỹ năng nghe,
nói, đọc và viết một cách trôi chảy và chính xác. Học sinh chủ động, sáng tạo trong các
hoạt động tương tác để tiếp thu, vận dụng và điều chỉnh kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ.
Phương pháp này có nhiều ưu thế như vậy nên đã được áp dụng phổ biến nhất hiện
nay trên toàn thế giới. Thực chất, đây là tổng hợp những mặt mạnh của nhiều phương
pháp trước đây. Phương pháp giao tiếp hiện đã rất phổ biến ở Việt Nam, song để phát huy
tính hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào khả năng chọn lựa ứng dụng và đổi mới sao cho
thật phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Không ai khác ngoài giáo viên mới thực hiện
được điều này.
b. Quy trình của bài dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng giao tiếp
Trần Thị Cẩm Linh

6


Dạy ngữ pháp là một nội dung không thể thiếu được và là một trong những nội


dung cơ bản cần thiết trong một bài học về ngôn ngữ, nhằm cung cấp cho SV những cấu
trúc ngữ pháp mới để họ có thể có thể sử dụng trong suốt quá trình bài học đó. Bài dạy
ngữ pháp gồm có 3 bước cơ bản.

1
PRESENTATION
- Trình bày cấu trúc ngữ pháp mới
thông qua tình huống hoặc dùng dụng
cụ trực quan.

2
PRACTICE
- Người học thực hành cấu trúc ngữ
pháp vừa học dưới sự kiểm soát của GV.
- Người học làm việc theo cá nhân,
nhóm, cặp.

3
PRODUCTION
- Người học thực hành tự do
thông qua các trò chơi hoặc các
tình huống giao tiếp thực tế.

Mô hình: Quy trình một bài dạy ngữ pháp tiếng

Anh

Trần Thị Cẩm Linh

7




Bước 1: Giới thiệu cấu trúc [Presentation]
Nhằm giúp người học nắm vững được một cấu trúc ngữ pháp mới về đặc điểm cấu
tạo, ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc ngữ pháp trong những tình huống giao tiếp, GV cần
phải tiến hành giới thiệu cấu trúc ngữ pháp theo một trình tự nhất định. Theo phương
hướng của nguyên tắc thực hành giao tiếp bắt đầu từ nghe nói rồi đến đọc viết. Dưới đây
là một số cách giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới:
- Sử dụng tình huống: GV tạo ra một tình huống ở trong hoặc ngoài lớp mà
trong đó cấu trúc đó có thể sử dụng một cách tự nhiên. Tình huống có thể có thực, tưởng
tượng hoặc sáng tạo. Thông qua tình huống người học có thể nhận ra khi nào thì dùng
mẫu câu đó, phát huy sự sáng tạo và khả năng suy luận của người học.
- Sử dụng đồ dùng trực quan: Giáo viên dùng đồ vật, hình vẽ hoặc tranh
ảnh có thể kết hợp với nét mặt, điệu bộ giúp gây ấn tượng về hình ảnh để người học liên
hệ trực tiếp với ý nghĩa của câu.
- Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu các cấu trúc ngữ pháp: việc đối
chiếu cấu trúc mới với cấu trúc người học đã biết giúp cho người học cũng cố lại những
mẫu câu khác nhau trên cơ sở cái đã biết, giúp người học không nhầm lẫn giữa cách sử
dụng các mẫu câu đó.
- Sử dụng câu ví dụ chuẩn: nêu ví dụ nhằm cung cấp cho người học cấu
trúc câu chuẩn mực, từ đó người học có thể lắp ghép, thay thế từng thành phần câu để tạo
nên nhiều câu khác nhau.
Giáo viên nên kết hợp các phương pháp giảng dạy cho ví dụ sao cho linh hoạt,
không nhất thiết chỉ sử dụng một phương pháp giảng dạy duy nhất. Việc kết hợp đa dạng
các phương pháp giảng dạy sẽ giúp người học cảm thấy không nhàm chán khi học cũng
như GV sẽ dễ dàng truyền tải bài giảng hơn.

 Bước 2: Luyện tập [Practice]
Đây là phần thực hành có sự kiểm soát của người dạy, người học sẽ vận dụng kiến
thức vừa học vào làm các bài tập cụ thể. Những bài tập này được kế thiết theo hướng


thực hành giao tiếp và người học bắt đầu làm từ những bài tập đơn giản, nhằm giúp
người học nắm vững khái niệm cơ bản. Sau đó đến các bài tập nâng cao hơn nhằm giúp
người học rèn luyện tư duy vừa mở rộng kiến thức. Tuy nhiên các bài tập không nên quá
khó vì những người học học yếu sẽ dễ cảm thấy nản. Thông qua các dạng bài tập thực
Trần Thị Cẩm Linh

8


hành trên lớp giáo viên có thể biết được người học có nắm được cấu trúc ngữ pháp vừa
học hay không, và hiểu được ở mức độ nào để từ đó giáo viên có thể định ra những hoạt
động tiếp theo trong bài:
Có cần tăng cường thêm luyện tập ngữ pháp hay không, để giúp người học nắm
vững cấu trúc vừa học.
Người học đã được trang bị đủ kiến thức về ngữ pháp để có sử dụng những cấu
trúc vừa học trong giao tiếp mà không mắc phải những lỗi về ngữ pháp.
Một số dạng bài tập thực hành nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của người học :
Người học ứng dụng mẫu câu vừa học vào các tình huống tương tự khác người
dạy đưa ra.
Thực hiện một số bài tập lắp ghép.
Xây dựng các bài hội thoại ngắn theo mẫu bằng cách lắp ghép những từ, đoạn câu
gợi ý.
Thực hiện các bài tập hỏi /trả lời theo dạng câu hỏi đóng hoặc các câu hỏi trắc
nghiệm đúng sai.

 Bước 3: Vận dụng [Production]
Để tăng cường giao tiếp ở mức hoàn toàn tự do mang tính sáng tạo, người dạy có
thể yêu cầu người học thực hành theo cặp, hoặc theo nhóm dựa vào các tình huống do
giáo viên gợi ý hoặc tự mỗi nhóm đặt ra tình huống riêng.
Ở bước này, giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, tổ chức thực hiện, người


học đóng vai trò chủ đạo, tức là phải phát huy cao độ tính tích cực trong luyện tập thực
hành. Người học cần tập trung rèn luyện sâu vào kỹ năng giao tiếp, muốn thực hiện được,
cá nhân người học phải tích cực và tự giác tham gia thực hành, không sợ mắc lỗi, và cần
lưu ý rằng độ lưu loát/trôi chảy trong giai đoạn này là rất quan trọng.
• Những lưu ý khi dạy ngữ pháp tiếng Anh
1. Những vấn đề gặp phải khi quá nhấn mạnh ngữ pháp [Problems with
overemphasizing grammar]: trong quá trình giảng dạy giáo viên chú trọng quá
nhiều đến ngữ pháp sẽ làm cho người học nghĩ việc giao tiếp không quan trọng
dẫn đến các hiện tượng sau:

Trần Thị Cẩm Linh

Người học không có khả năng để sáng tạo ngôn ngữ.
9




Người học chỉ tập trung vào cấu trúc ngữ pháp, không để ý

đến ngữ nghĩa.


Người học không thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên được.

2. Kỹ thuật sửa lỗi [Correction techniques]: sửa lỗi khi người họcV mắc phải
trong lúc thực hành giao tiếp là hết sức quan trọng, nhưng nên sửa khi nào và sửa
như thế nào?



Khi thực hành giao tiếp, người học thường sử dụng cấu trúc

ngữ pháp không đúng, trong trường hợp này người dạy không nên cắt ngang và
yêu cầu người học lặp lại cho đúng, vì điều đó sẽ làm cho người học thiếu tự
tin và không thể giao tiếp một cách trôi chảy được.


Còn nếu người dạy không thường sửa lỗi, đặc biệt những lỗi

về ngữ pháp mà người học đã học trong lớp. Những lỗi đó cứ tiếp diễn, người
học có thể phát triển những thói quen xấu, sẽ khó có thể thay đổi được. Khi
người học mắc phải những lỗi về ngôn ngữ mà người học chưa bao giờ học
trong lớp trước đó, thì việc sửa lỗi là không cần thiết.


Người dạy nên sửa lỗi bằng cách ghi lại những lỗi mà người

học thường hay mắc phải và đợi cho các hoạt động giao tiếp hoàn tất, GV sửa
lỗi chung cho cả lớp không nên chỉ trích riêng từng người học. Khi sửa lỗi cho
người học, nên cố gắng sửa lỗi theo cách khuyến khích, tránh dùng những từ
như: "Wrong" hoặc "too bad".


Nên sử dụng những từ ngữ như: "it is better to say that : [He

went to the store], not to say [He goed to the store].
3. Những khác biệt giữa ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt:


Có những cấu trúc ngữ pháp chỉ diễn ra trong tiếng Anh



nhưng không có trong tiếng Việt. Trong vài trường hợp tiếng Việt và tiếng Anh
có những cấu trúc tương đồng là do dịch thuật.


Trong các trường hợp khác, cấu trúc tiếng Anh xuất phát từ

khía cạnh ngữ pháp và những hệ thống ngôn ngữ học mà trong tiếng Việt
không có nghĩa tương đồng. Trong những trường hợp này, cấu trúc của 2 ngôn
ngữ quá khác biệt đến nỗi dịch thuật là chỉ để ước chừng.
Trần Thị Cẩm Linh

10


Ví dụ: Trong hệ thống tiếng Việt không trùng hợp với hệ thống tiếng Anh về
thì. Cấu trúc câu trong tiếng Anh rất đa dạng về thì chẳng hạn như trợ động từ,
tiếp đầu ngữ do vậy không thể dịch trực tiếp từng từ ra tiếng Việt được.
Ngày nay mọi người đều đồng ý rằng việc học ngoại ngữ thứ



2 bằng cách nhớ những qui tắc ngữ pháp là không hiệu quả. Người ta thích
cách tiếp cận ngôn ngữ theo hướng giao tiếp hơn, theo cách này SV học ngôn
ngữ qua việc dùng ngôn ngữ và hiểu được cấu trúc qua việc trãi nghiệm.
Tóm lại: Để tiết dạy ngữ pháp đạt hiệu quả- học sinh giao tiếp tốt- giáo viên
cần:
Giảm tối đa thời gian nói của mình trên lớp, tăng thời gian sử




dụng ngôn ngữ cho người học . Dạy học theo cách gợi mở - Giáo viên chỉ gợi
mở và dẫn dắt để người học tự tìm ra lời giải đáp hoặc con đường đi của mình.
Khai thác kiến thức sẵn có về văn hoá, xã hội cũng như ngôn



ngữ của người học trong luyện tập ngôn ngữ.
Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp



nhận lỗi như một phần tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học
tập được từ chính lỗi của bản thân và bạn bè.
Không chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng của bài luyện tập



mà còn chú trọng đến cả quá trình luyện tập và phương pháp học tập của học
sinh.
c. Áp dụng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng giao tiếp
Công việc chuẩn bị cho một tiết dạy ngữ pháp tiếng Anh
1. Xác định mục tiêu - What is the aim of the lesson?
2. Thiết kế nội dung - What new language does the lesson contain?
3. Tổ chức các bước lên lớp - What are the main stages of the lesson?
4. Thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh - What should the tacher do
during each of the stages?

Trần Thị Cẩm Linh


11


Các bước thực hiện trong một tiết dạy ngữ pháp tiếng Anh
1. Ôn lại bài cũ - Review previous lesson
2. Giới thiệu bài mới - Introduce new topic
.
Các bước
thực hiện
trong một tiết
dạy ngữ pháp
tiếng Anh

3. Trình bày nội dung bài mới - Present
4. Thực hành những cấu trúc vừa học - Practice
5. Thực hành giao tiếp - Communicate
6. Tóm tắt nội dung đã học - Summarize
7. Giao bài tập về nhà - Assign homework

Áp dụng dạy ngữ pháp tiếng Anh theo hướng giao tiếp - Tiết dạy mẫu
ENGLISH 12
Unit 13: The 22nd SEA Games.
E. Language focus
1. Objectives: By the end of the lesson, students will be able to:
o know how to link sounds in pronunciation.

o know 2 ways of double comparison.
2. Materials: textbook, blackboard, chalks.
3. Anticipated problems
o Students may not prepare the lesson in advance.


o Some students may not be interested in the topic.
4. Teaching procedures
Double comparison
2.1. Set the situations
Trần Thị Cẩm Linh

12


Situation 1: What will happen to person 1 and person 2?: “Everyday she drinks water a
lot, She likes vegetables and fruits.”
- Let students give answers, Listen and find out the difference between two ways of
pronouncing sentences .
- Person 1 is thinner than she used to.
- Person 2 is more beautiful than she used to

Situation 2: What will happen to Nam?: “Everyday I eat two loaves of bread and a glass
Trần Thị Cẩm Linh

13


of milk for breakfast. For lunch and dinner, I often have pork, chicken and rice. I don’t
like vegetables and fruits.”
- Let

students give answers.
* Expected answers:
+ Nam will get fat.
+ Nam is getting fatter and fatter.


+ The more he eats, the fatter he will become.
Situation 3: How is the price of traveling? “Two years ago, I went to Hanoi by plane. I
spent 1.5 million dongs on the return ticket. Now, thing is different. It costs me nearly 2.5
million dongs to fly there.”
- Let students to give answer:
* Expected answer: The traveling is more and more expensive
2.2. Structure
a. Comparative + and + comparative
Trần Thị Cẩm Linh

14


 Form:

o Short adj/adv: adj/adv-er and adj/adv-er
o Long adj/adv: more and more + adj/adv
* Exception:
+ good/well  better and better
+ bad/ badly  worse and worse
 Use: to say that something is changing continuously.
 Meaning: càng ngày càng ...., mỗi lúc một ..... hơn.
- Give examples:
+ It is becoming harder and harder to find a good job.
+ He writes more and more carefully.

Exercise 1: Matching
- Ask students to have a look at exercise 1, page

- Look at the exercise



146 in the textbook.
- Give example: 1-c
Trần Thị Cẩm Linh

15


- Ask students to work in pairs to match half-

- Work in pairs, do the task.

sentences 2- 5.
- Invite students to give answers [include
translation].
- Feedback.
* Expected answers: 2.a ; 3.a; 4.b; 5.d.
Exercise 2: Sentence completion

- Read the exercise.

- Ask students to read task 2 on pages 146-147 in
the textbook.
- Give example:
+ The cost of living is very high. It has become
…… [high]
 higher and higher
- Let students work individually, completing the
first 4 sentences.


- Do the task individually.

- Have students give answers.

- Give answers.

* Expected answers:
1. shorter and shorter.
2. more and more expensive
3. worse and worse
4. more and more complicated

Exercise 3: Sentence combination
- Give handouts:
Combine two sentences, using the structure the +
comparative, the + comparative.
1. I live far ,I feel homesick.
Trần Thị Cẩm Linh

16


2. You are young ,you learn quickly.
3. You work hard, you earn much money
4.You practice English much, you speak
it fluently.
5. She drove fast. I became nervous.

- Work in pairs, do the task.


6. I have to wait long. I get angry.
- Give example:
1. The farther I live, the more homesick I feel.

- Listen to the teacher.

- Ask students to work in pairs to do the task.
Game: Lucky star
- Tell students that they are going to play a game
named Lucky star.
- Give instructions: There are 6 stars of 6 different
colors on the screen. Behind each star is a number
of points and 2 sentences. Two teams take turn to
choose a star and combine the two sentences. If
one team makes an incorrect sentence, the other
team takes the turn to answer and gets the points.
We have one 20-point lucky star. The winner is
the team with more points.
- Check instructions: Say-Do-Check

- Join the game.

- Let students play the game.
- Announce the winner.
* Expected answers:
2. The younger you are, the more quickly you
learn.
3. The harder you work, the more money you earn.
4. The more you practice English, the more
Trần Thị Cẩm Linh



17


fluently you speak it.
5. The faster she drove, the more nervous I
became.
6. The longer I have to wait, the angrier I get.
Group work:
- Ask students to work in groups of three or four.

- Work in groups, look at the

- Give pictures of Ha Noi capital: in the past and

pictures and talk about the

in the present.

changes.

- Ask students to write some sentences about the
changes of the city by comparing the pictures,
using the 2 structures of double comparison they
have just learnt.
- Give useful language:
+ Talk about: people, transportations, schools,
pollution, streets, markets, etc.
+ Some adjectives: crowded, modern, wide, clean,
polluted, etc.


- Model: The street is wider and wider.
- Let students work together.
- Invite students to go to the blackboard and write
their ideas.
- Feedback.
Homework
- Review the 2 structures of double
comparison.
- Do exercise 3.
- Prepare Unit 14 - Reading

Trần Thị Cẩm Linh

18


IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số
kết quả khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách
giáo khoa hiện tại. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở
rộng vốn hiểu biết tiếng Anh đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ
lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi hơn. Học sinh có cơ
hội giao tiếp nhiều và đây chính là nguyên nhân đưa đến kết quả tương đối khả quan cho
học sinh.

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sau khi áp dụng đề tài này tôi đã gặt hái được những kết quả đáng kể và những bài
học quý báu sau:
1. Giáo viên phải luôn tạo môi trường học tập với việc sử dụng phương pháp giao
tiếp càng nhiều càng tốt cho học sinh. Tùy theo đối tượng học sinh mà tạo các tình huống


gần gũi, thân quen, dùng cấu trác ngắn gọn, đơn giản nhằm giúp học sinh dể nhớ, dể
thuộc :
- Phải luôn khích lệ học sinh giao tiếp càng nhiều càng tốt kết hợp với việc sử
dụng đa dạng các cấu trúc tiếng Anh khi giao tiếp.
- Không nên quá chú trọng đến lỗi của học sinh tong khi giao tiếp. Hãy để các em
nghe và nói tự nhiên. Đừng bao giờ buộc học sinh phải dừng nói khi các em đang cố
gắng diễn đạt ý tưởng, như thế sẽ khiến các em cảm thấy sợ và mắc lỗi khi giao tiếp.
- Nên lồng ghép các hoạt động giao tiếp dưới hình thức vừa chơi vừa học.
2. Giáo viên cần phải chọn lựa, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp,
kỹ thuật phù hợp với tính năng giao tiếp
Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của tôi về việc dạy ngữ pháp bằng phương pháp
giao tiếp. Muốn đạt được kết quả như mong muốn không phải một sớm một chiều.
Nhưng mong rằng với sự nhiệt tình trong công việc và lòng yêu nghề chúng ta sẽ sớm gặt
hái được nhiều kết quả càng ngày càng tốt hơn.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Trần Thị Cẩm Linh

19


Trần Thị Cẩm Linh

BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị .....................................



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
................................, ngày

tháng

năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Trần Thị Cẩm Linh

20


Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác [nếu có]: ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1
[Ký tên, ghi rõ họ và tên]

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị .....................................



Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
................................, ngày

tháng

năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Trần Thị Cẩm Linh
21


Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................


...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác [nếu có]: ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền
trước Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
[Ký tên, ghi rõ họ và tên]

Trần Thị Cẩm Linh

22


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đơn vị .....................................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

–––––––––––

––––––––––––––––––––––––
................................, ngày

tháng

năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Lĩnh vực: [Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác]
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 


- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác: ........................................................ 

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 

1. Tính mới [Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây]
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn



- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị



2. Hiệu quả [Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây]
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 

Trần Thị Cẩm Linh


23


- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị



3. Khả năng áp dụng [Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây]
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Trong ngành 

- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 

Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Trong

ngành


- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 

Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 

Xếp loại chung: Xuất sắc 



Khá 

Đạt 

Trong ngành 

Không xếp loại 

Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền,
đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

XÁC NHẬN CỦA TỔ

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

[Ký tên và ghi rõ họ tên]

CHUYÊN MÔN

[Ký tên, ghi rõ

[Ký tên và ghi rõ họ tên]



họ tên và đóng dấu của đơn vị]

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý
1. Mẫu này chỉ áp dụng cho các báo cáo sáng kiến, cải tiến của các cá nhân
đề nghị xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua, đăng ký Hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ năm học và áp dụng cho sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên trong Hội
Trần Thị Cẩm Linh

24


thi giáo viên dạy dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh của các cấp học mầm
non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục nghề nghiệp; đề tài nghiên cứu
khoa học [trừ đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng], tiểu luận, luận văn
tốt nghiệp phải viết tóm tắt theo mẫu này để gửi Hội đồng Khoa học, sáng kiến Sở
Giáo dục và Đào tạo thẩm định xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua của các
cá nhân và xét công nhận mức độ đánh giá công chức Hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ năm học của cán bộ quản lý.
2. Trong sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày đầy đủ và thể hiện rõ 03 yêu
cầu: tính mới, hiệu quả và khả năng áp dụng như Quy định thẩm định, đánh giá, công
nhận sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới, đồ dùng, đồ
chơi trong Giáo dục và Đào tạo và báo cáo nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng do
Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Nai ban hành.
3. Sáng kiến kinh nghiệm phải trình bày đúng thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản. Soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4; quy định canh lề: Trên
2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ Việt Nam UNICODE
[Times New Roman]; size chữ 14pt; giãn cách dòng đơn [single]; giãn cách đoạn
trên hoặc dưới 6pt. Toàn văn sáng kiến kinh nghiệm có thể chuyển thành file PDF
khi gửi về Hội đồng thẩm định sáng kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định


và đăng tải trên Website của Sở.
4. Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa [BM01-Bia SKKK], Lý
lịch khoa học [BM02-LLKHSKKN], Thuyết minh đề tài [BM03-TMSKKN],
Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của 02 giám khảo của
đơn vị [BM01b-CĐCN], Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị [BM04NXĐGSKKN].
5. Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm [chưa được thể hiện trong
bản in sáng kiến kinh nghiệm] như đĩa CD hoặc DVD [không nhận đĩa mềm], hình
ảnh đóng gói trong 01 phong bì bên ngoài có dán nhãn theo mẫu [BM 01-Bia
SKKN], các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm phải được đóng thùng, bên
ngoài có dán nhãn theo mẫu [BM 01-Bia SKKN].
Trần Thị Cẩm Linh

25


NGHIÊN cứu VIỆC dạy NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO học SINH TIỂU học tại các TRƯỜNG TIỂU học ở đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [211.59 KB, 6 trang ]

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
NGHIÊN CỨU VIỆC DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở ĐÀ NẴNG
AN INVESTIGATION INTO TEACHING ENGLISH GRAMMAR
TO CHILDREN LEARNING ENGLISH AS A SECOND LANGUAGE
AT PRIMARY LEVEL IN DANANG
SVTH: Lê Thị Ngọc Phương
Lớp 06SPA01, Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ
TÓM TẮT
Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu ngữ pháp được dạy cho trẻ ở trường tiểu học như
thế nào và tìm hiểu những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ. Từ đó, bài
nghiên cứu đưa ra các đề xuất góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả dạy ngữ pháp TA cho trẻ
ở trường tiểu học.
ASBTRACT
The research is conducted to explore how English grammar is taught to children learning
English as a second language at primary level and to study factors influencing grammar teaching
and to offer some suggestions to help improve grammar instruction.
1. Mở đầu
1.1. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào giải quyết 2 câu hỏi nghiên cứu:
-
-
Ngữ pháp TA được dạy cho trẻ như thế nào ở các trường tiểu học trong thành phố
Đà Nẵng;
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ.
1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
1.2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
a. Đặc điểm của trẻ và việc học tiếng của trẻ
b. Dạy TA cho trẻ


c. Dạy ngữ pháp TA cho trẻ
1.2.2. Cơ sở lí thuyết
a. Hiểu trẻ học như thế nào
-
-
-
-
-
Trẻ nắm bắt ý nghĩa nhanh ngay cả khi trẻ không hiểu từng từ một.
Trẻ thường học một cách gián tiếp – trẻ tiếp nhận thông tin từ mọi phía, học từ mọi
phía xung quanh chúng.
Trẻ học bằng cách kết hợp các giác quan: nghe, nhìn, tiếp xúc với những thứ xung
quanh trẻ.
Trẻ thích học và tò mò về thế giới xung quanh.
Trẻ thích nhận được sự quan tâm và ủng hộ của GV.
363
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
-
-
-
-
-
-
Trẻ thích thú khi nói về bản thân và muốn được là trung tâm của sự chú ý trong lớp
học.
Độ tập trung của trẻ rất hạn chế. Vì thế nếu các hoạt động kém thú vị thì trẻ rất mau
chán và sao nhãng trong lớp học. [Nguồn: Giáo học pháp 1, 2008]
b. Trẻ học ngoại ngữ như thế nào
Trẻ học một phần lớn nhờ vào việc bắt chước.
Trẻ học nhanh nhất thông qua các hoạt động vận động.


Trẻ tập trung chú vào nghĩa của tình huống chứ không phải từ ngữ hay ngữ pháp.
Trẻ phát triển phát âm rất tốt.
[Nguồn: Khóa tập huấn về: “hỗ trợ phát triển ngữ pháp cho trẻ”do Hội đồng Anh tổ chức,
2009]
c. Trẻ tiếp thu ngữ pháp TA như thế nào
-
-
-
-
-
-
Trẻ có sẵn kiến thức ngữ pháp. Vì thế chúng ta cần phân biệt kiến thức ngữ pháp có
sẵn của trẻ với kiến thức ngữ pháp do thầy cô giáo cung cấp qua sách vở.
Việc học ngôn ngữ của trẻ không phải đi theo một đường thẳng mà phát triển dần
dần.
Trẻ dần dần sẽ hình thành các giả thuyết về cấu trúc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ
rất sáng tạo.
Nếu trẻ được hướng dẫn và có cơ hội thử nghiệm ngôn ngữ, trẻ dần dần điều chỉnh
những giả thuyêt của mình cho đến khi kiến thức ngữ pháp sẵn có của trẻ phát triển
cùng chiều với ngữ pháp TA chuẩn.
Trong quá trình học 1 hình thức ngữ pháp mới, trẻ có thể sử dụng đúng hay không
đúng. Lỗi mà trẻ mắc phải chứng tỏ trẻ đang trong quá trình tiếp thu hình thức ngữ
pháp đó.
Ngữ pháp và từ vựng có liên quan chặt chẽ với nhau vì thế từ vựng và các câu nếp
là cơ sở để ngữ pháp phát triển.
[Nguồn: Khóa tập huấn về: “hỗ trợ phát triển ngữ pháp cho trẻ”do Hội đồng Anh tổ chức,
2009]
d. Phương pháp dịch-ngữ pháp truyền thống và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo
phương pháp này
-


-
-
-
-
Học ngữ pháp để đọc được các tác phẩm văn học
2 kĩ năng tập trung phát triển: đọc và viết
Từ vựng dựa vào bài đọc và được dạy chủ yếu dựa vào ghi nhớ
Câu là đơn vị cơ bản trong việc dạy và thực hành ngôn ngữ
Bài học chủ yếu tập trung vào dịch từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ đang học và
ngược lại
- Đề cao tầm quan trọng của độ chính xác Richards and Rodgers [1986]
Ngữ pháp được dạy theo PP diễn dịch, có nghĩa là các quy tắc ngữ pháp được dạy
trước và sau đó là các bài luyện tập, không hề có bối cảnh giao tiếp; phương tiện giảng dạy
là ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ và ít sử dụng ngôn ngữ đang học trong giao tiếp.
e. Phương pháp nghe nhìn và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo phương pháp này
Theo Prator and Celce – Murcia [1979] thì PP này có các đặ điểm sau:
364
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-


bài học được thiết kế theo hình thức hội thoại
ngữ pháp không được giải thích; được dạy theo PP quy nạp, chứ không phải diễn
dịch;
từ vựng rất hạn chế và chỉ được dạy trong ngữ cảnh hội thoại;
sử dụng nhiều các thiệt bị trợ giúp nghe nhìn và các phòng dành cho học ngôn ngữ;
cho phép sử dụng một chút tiếng mẹ đẻ
sử dụng ngôn ngữ mà không chú trọng đến nội dung
f. Phương pháp giao tiếp và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo phương pháp này
Celce-Murcia [2001] tóm tắt những đặc điểm sau:
Mục đích của việc dạy ngôn ngữ là tạo nên năng lực giao tiếp cho người học.
Nội dung bài học không chỉ bao gồm các cấu trúc ngôn ngữ mà còn có các chức
năng xã hội.
Học sinh thường làm việc theo nhóm hay cặp để trao đổi thông tin cho nhau.
Người học có cơ hội tham gia đóng kịch, thể hiện nhiều vai để có thể sử dụng ngôn
ngữ đang học vào từng ngữ cảnh khác nhau.
Các tài liệu sử dụng và các hoạt động mang tính xác thức, thể hiện những tình
huống thực tế trong cuộc sống.
GV có vai trò thúc đẩy sự giao tiếp bằng ngôn ngữ đang học.
g. Cấu trúc 3 giai đoạn và việc dạy ngữ pháp cho trẻ theo cấu trúc này
Giới thiệu: tạo ra các tình huống thực tế trong đó có bao hàm điểm ngữ pháp cần
học
Luyện tập: luyện tập sử dụng điểm ngữ pháp mới học
Luyện tập tự do: người học vận dụng điểm ngữ pháp mới học vào các tình huống
thực tế
1.3. Diễn dịch và quy nạp và dạy ngữ pháp cho trẻ theo cách diễn dịch và quy nạp
Diễn dịch: dạy quy luật ngữ pháp trước và sau đó mới là cách sử dụng điểm ngữ
pháp đó.
nghĩa và cách sử dụng hay thông qua các tình huống thực tế mà điểm
ngữ pháp đó xuất hiện, người học tự khám phá ra các quy luật ngữ pháp.
2. Phương pháp nghiên cứu


2.1. Đối tượng nghiên cứu
30 GV dạy TA tại các trường tiểu học trên thành phố Đà Nẵng: Hoàng Văn Thụ,
Hùng Vương, Phù Đổng, Phan Thanh, Trần Văn Ơn, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Cao Vân, Hoa
Lư, Lê Văn Tám, Thanh Khê, Hòa Phước, Nguyễn Như Hạnh, Ngô Quyền, Quang Trung,
Nguyễn Văn Trỗi, Lê Lai, English for kids và Skylines.
-
-
Học sinh tiêu học các trường Phù Đổng, Hùng Vương, Nguyễn Văn Trỗi
Giáo trình Let’s learn English và Let’s go
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Phiếu điều tra
- Phiếu điều tra có 11 câu hỏi, gồm 3 phần:
365
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
o Phần đầu gồm các thông tin chung về GV;
o Phần 2 gồm các câu hỏi nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: ngữ
pháp được dạy như thế nào cho trẻ ở trường tiểu học;
o Phần 3 gồm các câu hỏi về những nhân tố ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp
và khó khăn GV thưởng gặp khi dạy ngữ pháp.
2.2.2. Quan sát lớp học
Quan sát lớp học được tiến hành tại các trường tiểu học Hùng Vương, Phù Đổng và
Nguyễn Văn Trỗi nhằm quan sát một giờ dạy ngữ pháp. Thông tin thu thập từ phiếu quan
sát chủ yếu là để tác giả có một cái nhìn chung về việc ngữ pháp được tiến hành như thế
nào trên thực tế tại các trường tiểu học để bổ sung vào phần khuyến nghị của bài viết.
2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Định tính
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Trình bày kết quả nghiên cứu
3.1.1. Ngữ pháp TA được dạy cho trẻ như thế nào?
- Đa số các GV đều cho rằng mình đang dạy ngữ pháp cho trẻ theo PP giao tiếp


[73,3%]. Nhưng thực tế thì cách dạy của các GV này không hoàn toàn mang tính giao tiếp.
- Đối với nhóm GV dạy ngữ pháp TA cho trẻ theo giáo trình Let’s go [13 GV dùng
giáo trình này trong tổng số 30 GV được khảo sát chiếm 43,3%]: nhóm A
+
nghĩa của điểm ngữ pháp mới; các
GV khác nhau trong quan điểm nhấn mạnh vào Nghĩa, hay Cách sử dụng hay Hình thức
ngữ pháp; các hoạt động được sử dụng nhiều nhất để dạy ngữ pháp đó là sử dụng tranh
ảnh, viết/vẽ trên bảng, hội thoại [chiếm 60%], trò chơi [chiếm 40%]; trẻ được tổ chức chủ
yếu theo nhóm; cả TA và tiếng Việt đều được sử dụng làm phương tiện giảng dạy; các hoạt
động thường được sử dụng nhất tạo điều kiện cho trẻ áp dụng ngữ pháp vừa học gồm: điền
vào thông tin còn thiếu [chiếm 80%]; sử dụng các bài hát [chiếm 60%].
+ Có 3 GV dạy theo PP ngữ pháp-dịch truyền thống [20,1%] [nhóm 2A]: không nhất
thống trong cách dạy; hoạt động được sử dụng nhiều nhất khi dạy 1 điểm ngữ pháp mới
cho trẻ là viết/vẽ lên bảng [100%], sử dụng tranh ảnh, hội thoại [66,6%]; khi tạo điều kiện
cho trẻ luyện tập là nghe và làm theo hướng dẫn và đóng vai [66,6%]
+ Có 5 GV dạy kết hợp 2 PP trên [38,4%] [nhóm 3A]: khi dạy ngữ pháp, đưa ra ví dụ
trước và tập trung vào nghĩa; viết/vẽ lên bảng, sử dụng tranh ảnh [80%], hội thoại [60%];
hoạt động cho trẻ luyện tập: đóng vai [80%], meaningful drills, games [60%]; hình thức trẻ
than giam: nhóm
- Đối với nhóm GV dạy ngữ pháp TA cho trẻ theo giáo trình Let’s learn English [17
GV dùng giáo trình này trong tổng số 30 GV được khảo sát]: nhóm B
+ Có 11 GV dạy ngữ pháp theo PP giao tiếp [chiếm 64,7%] [nhóm 1B]: đưa ra ví dụ
trước, không thống nhất trong việc tập trung vào nghĩa, hình thức hay cách sử dụng; các
hoạt động để dạy ngữ pháp: hội thoại [72,7%], sử dụng tranh ảnh, trò chơi [62,6%]; đóng
vai
366
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
+ Có 2 GV dạy ngữ pháp theo PP ngữ pháp-dịch truyền thống [chiếm 11,7%] [nhóm
2B]: không thống nhất trong việc nhấn mạnh vào ngữ nghĩa hay cách dùng hay hình thức
của điểm ngữ pháp mới; các hoạt động được sử dụng để dạy: hội thoại [100%], tranh ảnh,


kinh nghiệm, đọc [50%]; được sử dụng để trẻ luyện tập: luyện tập theo [100%], trò chơi,
kể chuyện, nghe và làm theo hướng dẫn [50%]; hình thức tổ chức: nhóm hay cặp; cả TA và
Việt đều được sử dụng
+ Có 1 GV dạy ngữ pháp bằng cách kết hợp 2 PP trên [chiếm 5.8%] [nhóm 2C]: dạy
ngữ pháp bằng tranh ảnh, kinh nghiệm thực tế, các bài hát, trò chơi vận động, giả thích
nghĩa bằng TA, hội thoại; cả TA và Việt; luyện tập, trò chơi, đóng vai, các bài hát, điền
thông tin còn thiếu; hoạt động theo cặp
+ Có 3 GV dạy ngữ pháp không rõ về PP đang sử dụng [17.6%] [nhóm 2D]: hoạt
động để dạy: viết/vẽ lên bảng, các bài hát, hội thoại, đọc, trò chơi; sử dụng phần nhiều TA;
trò chơi, đóng vai, luyện tập, kể chuyện, nghe và làm theo, điền thông tin thiếu; học sinh
hoạt động theo nhóm hay cả lớp
3.1.2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ?
Các nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ: Hiểu được đặc
điểm học tập của trẻ [chiếm 50%]; nguồn tài liệu nghèo nàn, phuong pháp giảng dạy
[40%]; tổ chức lớp học [33,3%]; cơ sở vật chất về giảng dạy TA, đào tạo, tập huấn về các
PP giảng dạy [30%].
Những khó khăn mà GV thường gặp nhất việc dạy ngữ pháp cho trẻ: lớp học đông
[chiếm 66,6%]; thời gian hạn chế [46,6%] ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ đến việc dạy và học
của trẻ [40%]; chương trình sách giáo khoa không phù hợp [40%].
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu
3.2.1. Ngữ pháp TA được dạy cho trẻ như thế nào?
Mặc dù hầu hết các GV tham gia trả lời phiếu điều tra đều cho rằng họ đang dạy
theo PP giao tiếp, kết quả cho thấy GV dạy ngữ pháp cho trẻ kết hợp nhiều PP khác nhau.
Cách dạy của GV không đáp ứng được hết yêu cầu mà chương trình dạy TA cho trẻ do 2
cuốn giáo trình đưa ra.
3.2.2. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ?
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp cho trẻ được chia làm 2 loại lớn:
nhân tố có liên quan đến PP giảng dạy và liên quan đến lớp học.
4. Khuyến nghị và kết luận
4.1. Khuyến nghị


4.1.1. Về phương pháp dạy ngữ pháp TA
GV cần tìm hiểu về đặc điểm của trẻ và tâm lí đối tượng người học để áp dụng
những PP cho phù hợp; cần linh hoạt trong việc áp dụng các PP và tổ chức các hoạt động;
cần nắm bắt được tinh thần của các PP giảng dạy TA và chọn lọc các PP phù hợp với đối
tượng học sinh của mình.
367
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
4.1.2. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến việc dạy ngữ pháp và những khó khăn mà GV
gặp phải trong khi dạy ngữ pháp
GV cần thay đổi hoạt động linh hoạt sau 5-10 phút để tạo sự hứng khởi trong học
tập cho trẻ; sử dụng linh hoạt và thường các trò chơi vân động trong dạy ngữ pháp cho trẻ;
; tạo ra quy tắc trong lớp ngay từ đầu và yêu cầu trẻ tuân theo.
5. Kết luận
Ngữ pháp được dạy cho trẻ theo nhiều PP khác nhau, có thể nói đó là sự tổ hợp của
nhiều PP. Thứ nhất, GV không hiểu rõ hết bản chất và đặc điểm của từng PP mình sử dụng
nên cách giảng dạy ngữ pháp thể hiện đặc điểm của nhiều PP khác nhau. Thứ hai, GV nắm
rõ đặc điểm học tập của đối tượng học sinh nên biết cách khai thác những điểm mạnh của
các PP khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Brewster J., Ellis G., & Girard D. [1991]. The primary English teacher’s guide [2nd
ed.]. Penguine English.
[2] Bourke K. [n.d.]. Teaching Grammar to Young Learners. Retrieved November 1,
2009, from //www.oup.com/elt/catalogue/guidance_article/14867483?cc=gb.
[3] Halliwell S. [1992]. Teaching English in the Primary Classroom [8th ed.]. Addison
Wesley Longman Limited.
[4] Hinojosa S. D. [n.d.]. Teaching Grammar. Retrieved November 1, 2009, from
//Ezinearticles.com/?expert=Sharon_De_Hinojosa
[5] Lipman D. [1999]. Improving your storytelling. August House, Inc.
[6] Lynch L. M. [n.d]. Grammar teaching: implicit or explicit. Retrieved November 1,
2009, from //Ezinearticles.com/?expert=Larry_M_Lynch.


368

I. Mục tiêu học ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh tiểu học

Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học là một phần kiến thức quan trọng con cần nắm vững

Trước khi bước vào phần tổng hợp kiến thức, ta cần trả lời được câu hỏi “ Học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học để làm gì?” Bởi mỗi cấp học sẽ có những yêu cầu và tiêu chuẩn khác nhau. Đối với các con từ lớp 3-5, những kiến thức ngữ pháp quá học thuật và cao siêu là điều không cần thiết. Cái các con cần nhất là những cấu trúc thực tế, phổ biến dễ áp dụng vào đời sống hàng ngày. Vì vậy, có 2 mục tiêu chính được đặt ra sau khi con học xong các kiến thức ngữ pháp:

  • Hiểu được quy tắc và cách sử dụng
  • Áp dụng những kiến thức ấy để tự nói hoặc viết được các nội dung cơ bản như chào hỏi, giới thiệu bản thân, thể hiện mong muốn, miêu tả người hoặc vật,…

Video liên quan

Chủ Đề