Cách đọc kết quả tốc độ máu lắng

Tốc độ lắng hồng cầu [Tiếng PhápVS - vitesse de sédimentation[1]; Tiếng AnhESR - erythrocyte sediment rate[2] hay sed rate] hay còn gọi là tốc độ máu lắng Tốc độ máu lắng được xác định như sau: - Phương pháp Pachenkop: Dùng ống Pachenkop mao dẫn máu toàn phần đã pha loãng với dung dịch citrat 3% theo tỉ lệ: 4 phần máu lắng một phần dd citrat 3%. Sau đó cắm thẳng đứng vào giá. Đọc kết quả sau 1 giờ, 2 giờ. Bình thường: giờ 1: 10mm

giờ 2: 15mm

Cách tính kết quả: giờ 1 giữ nguyên số mm mà huyết cầu đã lắng.

giờ 2 = giờ 1 + [số mm giờ 2 - số mm giờ 1]/2

Tốc độ máu lắng [VS] là tốc độ lắng của huyết cầu sau 1 giờ hay 2 giờ Cách làm: Dùng ống Westergreen, pha loãng máu và chất chống đông là NatriCitrat nồng độ 7% theo tỉ lệ: Máu/NaCitrate = 1/4. Dựng thẳng đứng ống và đọc kết quả cột huyết tương xuất hiện sau 1 giờ [ví dụ 10mm/ 1 giờ đầu] Các yếu tố làm thay đổi [VS]: Độ quánh huyết tương, kết cụm hồng cầu, huyết thanh có nhiều kháng thể gama globulin... là những nguyên nhân khiến VS tăng

Tham khảoSửa đổi

  1. //dictionary.reverso.net/english-french/erythrocyte%20sedimentation%20rate%20esr
  2. //en.wikipedia.org/wiki/Erythrocyte_sedimentation_rate

Xét nghiệm giúp phát hiện một cách sơ bộ nhưng không quá tốn kém tình trạng rối loạn sinh học liên quan với phản ứng viêm.

1. Xét nghiệm tốc độ máu lắng là gì?

Xét nghiệm tốc độ máu lắng hồng cầu là xét nghiệm đo độ lắng của hồng cầu, được thực hiện bằng phương pháp đưa máu đã được chống đông[thường bằng EDTA] vào trong một cột thẳng đứng và đánh giá chiều cao của cột huyết tương còn lại sau 1 giờ. Chiều cao cột huyết tương còn lại biểu thị dưới dạng mm sẽ thể hiện tốc độ lắng hồng cầu, bởi nó phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và nồng độ các protein trọng lượng phân tử cao trong máu. Các protein này thay đổi trong máu dẫn tới tình trạng kết tụ khác nhau của hồng cầu. Tế bào hồng cầu lắng càng nhanh, nghĩa là tốc độ kết tụ càng nhanh chỉ ra tình trạng viêm và hoại tử. Vì vậy xét nghiệm máu lắng hồng cầu trên lâm sàng không đặc hiệu trong bệnh nào bởi nó chỉ cho biết có sự hiện diện của tế bào viêm mà không xác định được vị trí và nguyên nhân gây viêm. Muốn chẩn đoán chính xác được bệnh cần chỉ định thêm các xét nghiệm máu khác đặc hiệu hơn.

2. Khi nào cần xét nghiệm máu lắng?

Xét nghiệm máu lắng thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh lý gây viêm như sau: bệnh tự miễn, ung thư, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, các dạng viêm khớp, một vài bệnh lý cơ hoặc mô liên kết [đau đa cơ dạng thấp], bệnh lý viêm đường tiêu hóa…

3. Các triệu chứng lâm sàng nên xét nghiệm máu lắng

  • Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài
  • Nhức đầu, đặc biệt với đau kết hợp vùng vai
  • Giảm cân bất thường
  • Đau vùng vai, cổ và hông
  • Triệu chứng đường tiêu hóa như: tiêu chảy, sốt, có máu trong phân, đau bụng bất thường.

Bác sĩ sẽ lưu ý một số vấn đề trước khi làm xét nghiệm máu lắng

4. Cách lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm?

  • Xét nghiệm này đơn giản chỉ lấy một mẫu máu tĩnh mạch, khoảng 2ml, chứa trong tube EDTA.
  • Mẫu máu được chuyển sang một tube nhỏ, dài, để yên cho lắng theo trọng lực trong vòng 1 giờ. Trong và sau 1 giờ, nhân viên xét nghiệm sẽ đánh giá mức độ lắng của hồng cầu trong ống nghiệm.
  • Xét nghiệm máu lắng thường thực hiện theo phương pháp Westergren. Máu được cho vào tube Westergren-Katz cho đến vạch 200 mm. Tube được để đứng yêu trong nhiệt độ phòng 1 giờ. Khoảng cách từ đỉnh của hỗn hợp máu và đỉnh của khối hồng cầu lắng xuống được đo.

Lấy mẫu máu làm xét nghiệm máu

5. Giá trị bình thường của xét nghiệm máu lắng

  • Nam: – Dưới 50 tuổi: < 15 mm/1h.

    – Trên 50 tuổi: < 20mm/1h.

  • Nữ: – Dưới 50 tuổi: < 20mm/1h. – Trên 50 tuổi: < 30 mm/1h. – Những tháng cuối thai kỳ và thời gian sau đẻ: < 50 mm/1h. – Thời gian hành kinh: < 40mm/1h. – Trẻ nhỏ: 3 – 13 mm/1h. – Trẻ sơ sinh: 0 – 2 mm/1h.

    – Tốc độ lắng hồng cầu làm theo phương pháp Westergren: < 15mm/1h.

6. Phân tích về giá trị bất thường của máu lắng

6.1.Tăng tốc độ lắng của hồng cầu

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

  • Các nhiễm trùng do vi khuẩn: viêm phổi, viêm ruột thừa, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm xương, apxe, lao…
  • Các bệnh lý khối u và ung thư :u lympho, đa u tủy xương
  • Các phản ứng viêm mạn tính: viêm hồi đại tràng chảy máu, viêm đa khớp mạn tính tiến triển, bệnh đau xơ cơ do thấp…
  • Bệnh tự miễn
  • Nhồi máu cơ tim cấp.
  • Các nhiễm nấm hay ký sinh trùng
  • Thiếu máu nặng
  • Trong thời kỳ có thai, tốc độ lắng hồng cầu tăng nhẹ từ tháng thứ 3 rồi trở lại bình thường sau đẻ 1 tháng.

6.2 Các nguyên nhân gây giảm tốc độ máu lắng

  • Tốc độ máu lắng thấp có thể do: suy tim, giảm fibrinogen trong máu, giảm protein máu [trong bệnh gan, thận], tăng bạch cầu, tăng hồng cầu…

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website://benhvienquoctehoanmy.vn/

Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu [ESR] hay còn được gọi là xét nghiệm tốc độ máu lắng là xét nghiệm giúp bác sĩ xác định xem liệu cơ thể bệnh nhân có đang có tình trạng viêm hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm máu này không chẩn đoán một tình trạng cụ thể mà thay vào đó bác sĩ sẽ xem xét kết quả cùng với các thông tin qua thăm khám lâm sàng hoặc kết quả xét nghiệm khác để giúp tìm ra chẩn đoán.

Tại sao bác sĩ yêu cầu xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu?

Khi cơ thể bị viêm, các tế bào hồng cầu [RBC] sẽ bám vào nhau, tạo thành khối. Sự vón cục này ảnh hưởng đến tốc độ mà hồng cầu chìm trong ống nơi đựng mẫu máu.

Xét nghiệm cho phép bác sĩ đánh giá mức độ tế bào máu vón cục. Các tế bào chìm xuống đáy ống nghiệm càng nhanh và sâu thì khả năng bị viêm càng cao.

Xét nghiệm có thể xác định và đo lường tình trạng viêm nói chung trong cơ thể. Tuy nhiên không giúp xác định chính xác nguyên nhân gây viêm. Bởi vì vậy nên thông thường xét nghiệm này thường được tiến hành kết hợp với các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu có thể được sử dụng để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán/theo dõi các tình trạng gây viêm, chẳng hạn như:

  • Bệnh tự miễn
  • Ung thư
  • Nhiễm trùng
  • Viêm khớp dạng thấp [RA]
  • Lupus ban đỏ hệ thống [SLE]

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm này nếu có các tình trạng như:

  • Một số loại viêm khớp
  • Một số vấn đề về cơ hoặc mô liên kết, chẳng hạn như đau đa cơ, thấp khớp

Ngoài ra, có thể cần xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu nếu có các triệu chứng của tình trạng viêm nhiễm như viêm khớp hoặc bệnh viêm ruột [IBD]. Các triệu chứng này có thể bao gồm:

  • Đau khớp hoặc cứng khớp kéo dài hơn 30 phút vào buổi sáng
  • Nhức đầu, đặc biệt là với các cơn đau liên quan đến vai
  • Sụt cân không rõ nguyên do
  • Đau ở vai, cổ hoặc xương chậu
  • Các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, sốt, có máu trong phân hoặc đau bụng bất thường.

Cần chuẩn bị gì trước khi kiểm tra xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu?

Xét nghiệm này thường không yêu cầu chuẩn bị gì nhiều, tuy nhiên nên thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng bất kỳ liệu pháp điều trị bằng thuốc nào do một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Các phương pháp kiểm tra tốc độ lắng tế bào máu

Có hai phương pháp để đo tốc độ lắng hồng cầu:

Phương pháp Westergren

Trong phương pháp này, máu được hút vào ống Westergren-Katz cho đến khi lượng máu đạt 200 mm.

Ống được bảo quản thẳng đứng và để ở nhiệt độ phòng trong một giờ. Sau đó khoảng cách giữa phần trên của hỗn hợp máu và mức trên cùng của phần lắng đọng của hồng cầu được đo.

Đây là phương pháp kiểm tra tốc độ lắng tế bào máu được sử dụng nhiều nhất.

Phương pháp Wintrobe

Phương pháp Wintrobe tương tự như phương pháp Westergren, tuy nhiên ống được sử dụng dài và mỏng hơn 100 mm. Nhược điểm của phương pháp này là kém nhạy hơn so với phương pháp Westergren.

Kết quả kiểm tra tốc độ lắng tế bào máu bình thường

Những chỉ số sau được coi là kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bình thường:

  • Phụ nữ dưới 50 tuổi có ESR từ 0 đến 20 mm/h.
  • Nam giới dưới 50 tuổi có ESR từ 0 đến 15 mm/h.
  • Phụ nữ trên 50 tuổi có ESR từ 0 đến 30 mm/h.
  • Nam giới trên 50 tuổi có ESR từ 0 đến 20 mm/h.
  • Trẻ em nên có ESR từ 0 đến 10 mm/h.

Chỉ số này càng cao thì khả năng bị viêm càng cao.

Hiểu về kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bất thường

Kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bất thường không chẩn đoán được bất kỳ bệnh cụ thể nào. Nó chỉ xác định bất kỳ tình trạng viêm tiềm ẩn nào trong cơ thể.

Giá trị thấp bất thường sẽ gần bằng 0 [Bởi vì các thử nghiệm này dao động nên rất khó để đưa ra giá trị chính xác].

Xét nghiệm này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy hoặc có ý nghĩa. Nhiều yếu tố có thể thay đổi kết quả chẳng hạn như:

  • Tuổi cao
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Thai kỳ

Một số nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm tốc độ lắng tế bào máu bất thường nghiêm trọng hơn những nguyên nhân khác, nhưng cũng nhiều nguyên nhân không phải là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, bạn cũng không phải quá lo lắng nếu kết quả xét nghiệm bất thường.

Nguyên nhân của kết quả xét nghiệm ESR cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả xét nghiệm ESR cao. Một số tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Thai kỳ
  • Thiếu máu
  • Bệnh thận
  • Béo phì
  • Bệnh tuyến giáp
  • Một số loại ung thư, bao gồm một số loại ung thư hạch và đa u tủy

ESR cao bất thường có thể cho thấy sự hiện diện của các khối u ung thư, đặc biệt nếu không tìm thấy bất kì tình trạng viêm nào.

Bệnh tự miễn

Kết quả xét nghiệm ESR cao hơn bình thường cũng có liên quan đến các bệnh tự miễn dịch, bao gồm:

  • Lupus
  • Một số loại viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh macroglobulin huyết [Waldenstrom's macroglobulinemia] - một bệnh ung thư hiếm gặp
  • Viêm động mạch thái dương
  • Đau đa cơ, thấp khớp, gây đau cơ và khớp
  • Tăng fibrinogen huyết
  • Viêm mạch dị ứng hoặc hoại tử

Nhiễm trùng

Một số tình trạng nhiễm trùng khiến kết quả xét nghiệm ESR trở nên cao hơn bình thường:

  • Nhiễm trùng xương
  • Nhiễm trùng tim gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và viêm nội tâm mạc.
  • Thấp khớp
  • Các tình trạng nhiễm trùng qua da
  • Nhiễm trùng toàn thân
  • Bệnh lao [TB]

Nguyên nhân của kết quả xét nghiệm ESR thấp

Kết quả xét nghiệm ESR thấp có thể do:

  • Suy tim sung huyết [CHF]
  • Giảm fibrinogen huyết,
  • Protein huyết tương thấp
  • Tăng bạch cầu
  • Bệnh đa hồng cầu
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm

Tùy thuộc vào kết quả, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung, bao gồm xét nghiệm lại ESR để đối chiếu với kết quả của xét nghiệm đầu tiên. Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng viêm.

Trường hợp phát hiện ra tình trạng viêm, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều phương pháp điều trị sau:

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid [NSAID], chẳng hạn như ibuprofen [Advil, Motrin] hoặc naproxen [Aleve, Naprosyn]
  • Liệu pháp corticosteroid để giảm viêm

Nếu nhiễm trùng gây ra tình trạng viêm, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để chống lại nhiễm trùng này.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề