Cách ghi phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư dc02

Cách ghi phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư? Để ghi được phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư thì bạn cần phải hiểu rõ vẫn đề và đọc từ từ chậm dãi nhưng thông tin được nêu lên để có thể ghi được chính xác nhất.

Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Cách ghi phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh nhé!

Phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư là gì?

Phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư là một trong những biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA, ngày 15, tháng 12, năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an. Nội dung cụ thể của Thông tư số 66 này quy định về những biểu mẫu cơ bản được sử dụng trong công tác cấp cũng như quản lý thẻ Căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư là gì?

Phiếu này cùng với Phiếu thu thập thông tin dân cư là cơ sở để xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp toàn bộ những thông tin cơ bản của mọi công dân Việt Nam đã được chuẩn hóa, số hóa cũng như lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin.

Sau khi được thoàn thiện, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ trở thành công cụ đắc lực phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân, góp phần đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.

Xem ngay: Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 2018

Cách điền các nội dung trong Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư

So với phiếu phiếu thu thập thông tin dân cư [mẫu số DC01], các nội dung cần khai trong phiếu DC02 đơn giản hơn, cách khai các thông tin tương tự mẫu DC01.

Mẫu phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư [TẠI ĐÂY]

Phần đầu phiếu

Ghi rõ tên cơ quan cấp trên trực tiếp và tên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Ví dụ:

CÔNG AN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phần nội dung phiếu

Thông tin về người khai

Phần thông tin về người khai chỉ phải ghi trong trường hợp người khai không phải là người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp không thể tự viết phiếu để cập nhật, chỉnh sửa thông tin cho mình do không biết chữ, chưa biết chữ, không có khả viết… thì người khác có thể viết thay. Khi đó, người viết thay sẽ ghi các thông tin cần thiết của mình vào mục thông tin về người khai.

Họ, chữ đệm và tên: viết đầy đủ theo Chứng minh nhân dân/ thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh bằng chữ in hoa, có đủ dấu.

Ví dụ: GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Số ĐDCN/số CMND: ghi số Định danh cá nhân, trường hợp chưa có Định danh cá nhân thì ghi số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Số Định danh cá nhân, số thẻ Căn cước công dân ghi đủ 12 chữ số, mỗi ô ghi 1 chữ số từ trái qua phải.

Cách ghi phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư?

Số Chứng minh nhân dân ghi đủ 9 chữ số, mỗi ô ghi 1 chữ số từ trái qua phải, 3 ô còn trống người ghi đánh 1 dấu “x” lên mỗi ô.

Quan hệ với người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin: ghi rõ mối quan hệ với người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin là gì? Mẹ, vợ, con, cháu…

Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu [nếu có] và quy định tại Thông tư này. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.

Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.

Xem thêm: Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu tphcm 2020?

 Thông tin về người cần phải điều chỉnh thông tin

  1. Phần này, người khai ghi các thông tin cũ của công dân trước khi được cập nhật, chỉnh sửa.
  2. Họ, chữ đệm và tên khai sinh: viết bằng chữ in hoa, có đủ dấu, theo giấy khai sinh.
  3. Ngày, tháng, năm sinh: ghi theo thông tin trên giấy khai sinh, ngày sinh và tháng sinh ghi đủ 2 chữ số, năm sinh ghi  đủ 4 chữ số; mỗi chữ số ghi vào 1 ô. Ví dụ: 04/03/2015
  4. Giới tính: là nam hay nữ thì đánh dấu “x” vào ô tương ứng
  5. Số ĐDCN/số CMND: cách ghi tương tự như ở mục thông tin người khai phía trên.
  6. Nơi thường trú: người khai ghi đầy đủ địa danh hành chính theo 3 cấp: cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh theo Sổ hộ khẩu.
 Thông tin về người cần phải điều chỉnh thông tin

Ví dụ: Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh

Những thông tin cần phải điều chỉnh lại

  • Ghi rõ nội dung thông tin được cập nhật chỉnh sửa là gì. Ví dụ:

Thay đổi chủ hộ là: Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh

  • Hồ sơ, tài liệu kèm theo: ghi đầy đủ tên các loại hồ sơ, tài liệu kèm theo [nếu có].

Phần cuối phiếu

  • Người khai ghi rõ địa điểm, ngày tháng năm viết phiếu rồi ký và ghi rõ họ tên.
  • Phê duyệt của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
  • Cán bộ đề xuất: đại diện cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trực thuộc Công an cấp huyện khi tiếp nhận hồ sơ thì tiến hành kiểm tra, đối chiếu các thông tin của công dân đầy đủ, chính xác thì ký và ghi rõ họ tên để đề xuấtlên  lãnh đạo Công an cấp huyện.

Mong rằng qua bài viết trên đây của Giấy Phép Xây Dựng Hồ Chí Minh thì bạn đã biết được Cách ghi phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư? nhé!

Chú ý: Các quy định pháp luật dưới đây được chúng tôi cập nhật tại thời điểm đăng bài và hệ thống lại để khách hàng dễ theo dõi. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý.


Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý quy định về thu thập dân cư
  • 2. Cách điền mẫu biếu thu thập thông tin dân cư
  • 3. Mẫu phiếu thu nhập thông tin dân cư[Mẫu DC01]
  • 4. Mẫu phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư[Mẫu DC02]

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý quy định về thu thập dân cư

Thông tư 66/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

2. Cách điền mẫu biếu thu thập thông tin dân cư

Luật Minh Khuê tư vấn cho quý khách hàng về cách điền mẫu phiếu thu thập thông tin dân cư [Mẫu DC01], phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư [Mẫu DC02] [Ban hành kèm theo Thông tư 66/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ trưởng Bộ Công ban hành] theo đúng quy định của pháp luật cụ thể như sau:

Trước khi thực hiện điền hai mẫu phiếu trên khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân như sổ hộ khẩu, CMND hoặc CCCD, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… Và xuất trình các giấy tờ chứng minh thông tin nhân thân phục vụ việc kiểm tra, xác thực tính chính xác của thông tin dân cư được kê khai trong phiếu thu thập thông tin dân cư do Bộ Công an phát hành. Cuối cùng kiểm tra, ký xác nhận vào mẫu phiếu thu thập thông tin dân cư để đảm bảo căn cứ pháp lý của thông tin được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ kiệu quốc gia về dân cư. Sau khi hoàn thành việc xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, khách hàng sẽ được quyền khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khác...

Điều 6 Thông tư 66/2015/TT-BCA Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định về yêu cầu khi điền thông tin vào phiếu DC01, DC02, cụ thể như sau:

- Ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải cùng một loại mực.

- Người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.

- Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu [nếu có] và quy định tại Thông tư này. Trường hợp thông tin ghi trong cột, mục của biểu mẫu dài thì được viết tắt nhưng phải bảo đảm rõ các thông tin cơ bản.

- Màu mực để ghi biểu mẫu, chữ ký của người có thẩm quyền và các nội dung trong biểu mẫu chỉ được dùng màu mực xanh, tím than hoặc đen.

3. Mẫu phiếu thu nhập thông tin dân cư[Mẫu DC01]

Mẫu DC01 ban hành kèm theo
Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015

Tỉnh/thành phố:...
Quận/huyện/thị xã:...
Xã/phường /thị trấn:...

Thôn/ấp/bản/phum/sóc/tổ:...
Làng/phố:...
Xóm/số nhà:...

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN DÂN CƯ

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh[1]:...

2. Ngày, tháng, năm sinh:

/

/

9. Nhóm máu: □ O □ A □ B □ AB

3. Giới tính: □ Nam □ Nữ 10. Tình trạng hôn nhân: □ Chưa kết hôn □ Đã kết hôn □Ly hôn

4. Nơi đăng ký khai sinh[2]:...

5. Quê quán[2]:...

6. Dân tộc: ... 7. Tôn giáo: ……………………

8. Quốc tịch[3]: □ Việt Nam; Quốc tịch khác:...

11. Nơi thường trú[4]: ...

...

12. Nơi ở hiện tại[4]:...

...

13. Họ, chữ đệm và tên cha[1]:...

Quốc tịch:..……………

Số CMND
Số ĐDCN[5]

Họ, chữ đệm và tên mẹ[1]:...

Quốc tịch:..……………

Số CMND
Số ĐDCN[5]

Họ, chữ đệm và tên vợ/chồng[1]:...

Quốc tịch:..……………

Số CMND
Số ĐDCN[5]

Họ, chữ đệm và tên người đại diện hợp pháp [nếu có][1]:...

Quốc tịch:..……………

Số CMND
Số ĐDCN[5]

14. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ[1]:...

Số CMND
Số ĐDCN[5]

15. Quan hệ với chủ hộ:... 16. Số hộ khẩu:...

Ngày khai:

/

/

Trưởng Công an
xã/phường/thị trấn

[Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu]

Cảnh sát khu vực/
Công an viên

[Ký, ghi rõ họ tên]

Người khai
[Ký, ghi rõ họ tên]

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

Điều 18 Nghị định 66/2015/TT-BCA của Bộ Công an Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định về mục đích và cách ghi thông tin của Phiếu thu thập thông tin dân cư [DC01], cụ thể:

- Mẫu DC01 được dùng cho công dân kê khai thông tin nhân thân của mình để thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Cách ghi thông tin:

a] Mục “Tỉnh/thành phố; Quận/huyện/thị xã; xã/phường/thị trấn; Thôn/ấp/bản/phum/sóc/tổ; Làng/phố; Xóm/số nhà”: ghi đầy đủ địa danh hành chính theo giấy khai sinh; nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu;

b] Mục “Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Họ, chữ đệm và tên cha/ Họ, chữ đệm và tên mẹ/Họ, chữ đệm và tên vợ [chồng]”/ Họ, chữ đệm và tên người đại diện hợp pháp/Họ, chữ đệm và tên chủ hộ”; “Số CMND/số ĐDCN”; “Nơi đăng ký khai sinh”; “Quê quán”; “Dân tộc”; “Tôn giáo”; “Quốc tịch”; “Nơi thường trú/Nơi ở hiện tại”: ghi như hướng dẫn tại phần ghi chú trong biểu mẫu [nếu có];

c] Mục “Ngày, tháng, năm sinh”; “Giới tính”: ghi theo hướng dẫn tại các Điểm a, b Khoản 2 Điều 7 Thông tư này;

d] Mục “Nhóm máu”: trường hợp công dân có yêu cầu cập nhật và có bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó. Nhóm máu nào thì đánh dấu “X” vào ô nhóm máu đó;

đ] Mục “Tình trạng hôn nhân”: trường hợp công dân chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn thì đánh dấu “X” vào ô tương ứng;

e] Mục “Ngày khai”: ghi rõ ngày, tháng, năm công dân ghi Phiếu thu thập thông tin dân cư; trường hợp người không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Mục “Trưởng Công an xã/phường/thị trấn”: Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân đang cư trú trên địa bàn quản lý.

4. Mục “Cảnh sát khu vực/Công an viên”: Cảnh sát khu vực, Công an viên có trách nhiệm xác nhận Phiếu thu thập thông tin dân cư của công dân trên địa bàn mình đang quản lý.

Ghi chú: [1] Viết IN HOA đủ dấu. [2] Ghi đầy đủ địa danh hành chính cấp: xã, huyện, tỉnh. [3] Ghi Quốc tịch khác và ghi rõ tên quốc tịch nếu công dân có 02 Quốc tịch. [4] Ghi rõ theo thứ tự số nhà, đường phố, xóm, làng, thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã/phường/thị trấn; quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. [5]Ghi số định danh cá nhân [ĐDCN], trường hợp chưa có ĐDCN thì ghi số CMND.

4. Mẫu phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư[Mẫu DC02]

Mẫu DC02 ban hành kèm theo
Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015

...
... [1]

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------

PHIẾU CẬP NHẬT, CHỈNH SỬA THÔNG TIN DÂN

I. Thông tin về người khai[2]

1. Họ, chữ đệm và tên[3]:...

2. Số ĐDCN[4]

Số CMND

3. Quan hệ với người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin: ...

II. Thông tin về người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin[5]

1. Họ, chữ đệm và tên khai sinh[3]:...

2. Ngày, tháng, năm sinh:

/

/

3. Giới tính: □ Nam □ Nữ

4. Số ĐDCN[4]

Số CMND

5. Nơi thường trú[6]: ...

...

III. Nội dung thông tin cập nhật, chỉnh sửa

...

...

...

...

...

...

...

IV. Hồ sơ, tài liệu kèm theo

...

...

...

...

...

Phê duyệt của Cơquan quản lýCơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
[Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu]

Cán bộ đề xuất
[Ký, ghi rõ họ tên]

….., ngày… tháng… năm…
Người khai
[Ký, ghi rõ họ tên]

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Điều 19 Nghị định 66/2015/TT-BCA của Bộ Công an Quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định về mục đích và cách ghi thông tin của Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư [DC02], cụ thể:

- Mẫu DC02 dùng để công dân kê khai khi có sự thay đổi các thông tin về nhân thân quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân.

- Cách ghi thông tin:

a] Mục “Họ, chữ đệm và tên”; “Số ĐDCN/số CMND”; “Nơi thường trú”: ghi như hướng dẫn tại phần ghi chú trong biểu mẫu;

b] Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: ghi thông tin của công dân theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 Thông tư này;

c] Mục “Giới tính”: nếu giới tính nam đánh dấu “X” vào ô “Nam”, nếu giới tính nữ đánh dấu “X” vào ô “Nữ”;

d] Mục “Nội dung thông tin cập nhật, chỉnh sửa”: ghi theo quyết định cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi thông tin của công dân;

đ] Mục “Hồ sơ, tài liệu kèm theo”: ghi đầy đủ, rõ ràng các loại hồ sơ, tài liệu kèm theo Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư;

e] Mục “Cán bộ đề xuất”: cán bộ Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp huyện khi tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu các thông tin của công dân đầy đủ, chính xác có trách nhiệm đề xuất lãnh đạo Công an cấp huyện;

g] Mục “Phê duyệt của cơ quan quản lý CSDLQG về DC”: đại diện cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.

Ghi chú:[1] Ghi tên cơ quan cấp trên trực tiếp vàtên Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. [2]Chỉ phải ghi thông tin về người khai trong trường hợp người khai không phải là người được cập nhật, chỉnh sửa thông tin. [3]ViếtIN HOA đủ dấu. [4]Ghi số định danh cá nhân, trường hợp chưa có ĐDCN thì ghi số CMND. [5]Ghi thông tin của công dân trước khi được cập nhật, chỉnh sửa. [6] Ghi đầy đủ địa danh hành chính 03 cấp: xã, huyện, tỉnh theo Sổ hộ khẩu.

Ngoài ra theo sự hướng dẫn của Công an Thành phố Hà nội thì không bắt buộc công dân phải kê khai tất cả các đầu mục và chỉ bắt buộc đối với các đầu mục được khoanh tròn, Công an Thành phố Hà Nội thu thập các thông tin này với mục đích phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn vì trên thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra, do không xác định được nhóm máu của nạn nhân nên rất khó khăn trong việc cấp cứu nạn nhân. Vậy nên, người dân có thể bỏ trống các thông tin “nhạy cảm” và không kê khai thì vẫn là là đúng luật và hợp lý bởi đó là sự cẩn trọng cần thiết, là lợi ích thiết thân gắn liền với họ để bảo vệ những thông tin mang tính chất riêng tư, cần được bảo mật.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề